Sự phân hóa sông ngòi ở miền bắc nước ta năm 2024

CHUYÊN ĐỀ: SÔNG NGÒI VIỆT NAM

NỘI DUNG 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SÔNG NGÒI VIỆT NAM

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc

+Có 2360 con sông dài trên 10 km, dọc bờ biển 20 km lại gặp một cửa sông

+Phần lớn sông ngòi nước ta là sông nhỏ, ngắn và dốc.

+Những sông lớn thường chiếm tỉ lệ nhỏ và thường bắt nguồn bên ngoài lãnh thổ

nước ta. Chỉ có phần trung và hạ lưu chảy trên lãnh thổ nước ta như sông Hồng, sông

CửuLong.

+Mật độ sông ngòi dày đặc, nhất là vùng cửa sông Hồng và cửa sông Cửu Long

-Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa

+Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm. Trong đó, lượng nước phát sinh trên lãnh thổ

nước ta chiếm 40 %, phần còn lại từ bên ngoài lãnh thổ. Lượng nước phân bố không đều

giữa các hệ thống sông (dẫn chứng)

+Tổng lượng phù sa lớn trên 200 triệu tấn/ năm. Trong đó hệ thống sông Hồng là

120 triệu tấn/năm (khoảng 60 %), hệ thống sông Mê Công là gần 70 triệu tấn/năm (35 %)

+Hàm lượng phù sa lớn: trung bình có 223 gam cát bùn/m3 nước, là nguồn tài

nguyên lớn cho đời sống và sản xuất

-Sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa

+Mùa lũ nước sông dâng cao, chảy mạnh, chiếm 70-80% lượng nước cả năm,

thường gây lụt lội.

+Do đặc điểm hình dạng mạng lưới sông, địa hình, địa chất nên tính chất lũ của

các sông cũng khác nhau. Sông miền Bắc lũ dữ, lên nhanh, xuống chậm, sông Miền Trung

lũ lên nhanh, sông miền Nam lũ hiền, lên chậm, xuống chậm.

+Do chế độ mưa trên mỗi lưu vực khác nhau nên mùa lũ của các sông không trùng

nhau

-Tuyệt đại bộ phận sông ngòi nước ta chảy theo hướng tây bắc - đông nam và tất cả

các sông đều đổ ra biển Đông.

+Theo hướng cấu trúc địa hình và địa thế thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

nên phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Hồng, sông

Đà, sông Chảy, sông Cả, sông Mã, sông Ba, sông Vàm cỏ (Đông – Tây), sông Tiền, sông

Hậu…Ngoài ra, sông chảy theo các hướng khác: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam,

sông Lô, sông Gâm (Hướng vòng cung); Sông Kì Cùng (Đông Nam – Tây Bắc), sông Đồng

Nai (Đông Bắc – Tây Nam), sông Xê Xan (Đông - Tây)…

+Tất cả các sông đều đổ nước ra biển Đông (trừ sông Kì Cùng – Bằng Giang

chảy sang Trung Quốc)

Giải thích:

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phần lớn là sông nhỏ.

+ Nước ta có lượng mưa lớn trên địa hình chủ yếu là đồi núi và bị cắt xẻ mạnh,

sườn dốc lớn nên mạng lưới sông ngòi dày đặc. (chế độ mưa + điah hình đồi núi)

+ Lãnh thổ hẹp ngang, nằm sát biển nên phần lớn sông đều nhỏ, ngắn. (HDLT)

+ Địa hình nước ta có nhiều đồi núi, đồi núi ăn ra sát biển. Sông thường bắt nguồn từ

vùng đồi núi phía tây đổ ra các đồng bằng ven biển phía đông nên dòng chảy dốc, lũ lên rất

nhanh.

-Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa