Phân thức nghịch đảo - lý thuyết phép chia các phân thức đại số

Muốn chia phân thức\( \dfrac{A}{B}\)cho phân thức \( \dfrac{C}{D}\)khác \(0\), ta nhân\( \dfrac{A}{B}\)với phân thức nghịch đảo\( \dfrac{C}{D}\):

1. Phân thức nghịch đảo

Hai phân thức được gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng \(1.\)

Nếu\( \dfrac{A}{B}\)là một phân thức khác \(0\) thì\( \dfrac{A}{B}. \dfrac{B}{A} = 1\)

Do đó:\( \dfrac{B}{A}\)là phân thức nghịch đảo của phân thức \( \dfrac{A}{B}\)

\( \dfrac{A}{B}\)là phân thức nghịch đảo của phân thức\( \dfrac{B}{A}\)

Ví dụ: Phân thức nghịch đảo của phân thức \( - {{2x + 1} \over {{x^2} - 1}}\) là \( - {{{x^2} - 1} \over {2x + 1}}\)

2. Phép chia các phân thức đại số

Quy tắc:

Muốn chia phân thức\( \dfrac{A}{B}\)cho phân thức \( \dfrac{C}{D}\)khác \(0\), ta nhân\( \dfrac{A}{B}\)với phân thức nghịch đảo\( \dfrac{C}{D}\):

\( \dfrac{A}{B} : \dfrac{C}{D} = \dfrac{A}{B}. \dfrac{D}{C}\)với\( \dfrac{C}{D} 0\).

Video liên quan

Chủ đề