1 lạng trong đông y bằng bao nhiêu gam

Người ta thường ca ngợi các cụ già: "Tuổi cao trí càng cao", là "cây cao bóng cả" là "cây đa cây đề" để gia đình, con cháu tự hào được nương nhờ các cụ về mặt tinh thần và ý chí. Đồng thời cũng được xã hội tôn trọng và kính nể.

Nhưng trong đó cũng có nhiều cụ bị chứng "ngây dại lẩn thẩn. Y học cổ truyền gọi là Si ngai (ngốc) (Senike dementia). Có nghĩa là tình trạng tinh thần trở nên ngây dại chậm chạp, hốt hoảng, suy giảm trí nhớ, thậm chí đãng trí hay quên hoặc quên hết những việc đã qua. Tính tình trầm mặc ít nói, có khi không chủ động được sinh hoạt của chính mình. Đó là chứng bệnh chủ yếu biểu hiện trên lâm sàng.

1 lạng trong đông y bằng bao nhiêu gam

Người già thường bị suy giảm trí nhớ.

Trong y văn của y học cổ truyền có không ít tài liệu bàn về chứng ngây dại lẩn thẩn của người già. Sách "Thiên Kim Yếu phương" đời nhà Đường cũng đã ghi chép về người già phần nhiều có các triệu chứng "Tâm lực suy thoái, nói trước quên sau, ăn uống không biết mùi vị, chỗ ngủ không yên, mọi việc linh tính rời rạc, chẳng tin cậy vào ai nữa".

Sách "Dưỡng Lão Phụng Thân" đời nhà Tống cũng đã nói rõ đặc điểm đối với người già bị bệnh ngây dại là "Thần khí phù nhược, trở lại như hồi còn trẻ con", "chân khí hao kiệt, ngũ tạng suy nhược", hay vui mừng, tức giận, khó tính khó nết".

Sách "Y Lâm Cải Thác" của Vương Thanh Nhiệm thì chỉ thẳng ra rằng bệnh này là do "Não tủy dần dần bị trống rỗng" gây nên.

Sách "Cảnh Nhạc Toàn Thư" thì nói "Chứng ngây dại, phàm thường ngày không có đêm hoặc do uất kết hoặc có điều gì không được toại nguyện hoặc do lo nghĩ, nghi ngờ, sợ hãi, rồi dần dần dẫn đến ngây dại… Nói năng lộn xộn, cử động không làm chủ được, hoặc ra nhiều mồ hôi, hay buồn rầu, rất nhiều triệu chứng. Mạch hoặc huyền hoặc sác, hoặc đại hoặc tiểu, thay đổi bất thường.

Thường các triệu chứng này do nghịch khí từ tâm hoặc hai kinh Can, Đờm không thanh tĩnh gây nên. Có thể chữa khỏi và cũng có thể không khỏi, mà phải theo vị khí, nguyên khí mạnh hay yếu, dần dần hồi phục, không thể vội vàng được. Nên phù trợ chính khí là chủ yếu, dùng bài "Thất phúc ẩm" hoặc bài "Đại bổ nguyên tiễn".

Lạng (còn gọi là lượng, tiếng Hán: 兩; pinyin: liǎng) là đơn vị đo khối lượng, trong hệ đo lường cổ Việt Nam, được sử dụng trong giao dịch đời thường ở Việt Nam. Nó cũng là đơn vị đo khối lượng cổ ở Trung Quốc, Hồng Kông...

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Theo cả ngày xưa lẫn ngày nay, 1 lạng bằng 100 gram, và ngày xưa 16 lạng mới được 1 cân, nên mới có câu nói dân gian "kẻ tám lạng người nửa cân" (ý nói hai bên bằng nhau). Theo từ điển Hán-Việt Thiều Chửu: "Lạng, cân ta, mười đồng cân gọi là một lạng, mười sáu lạng là một cân". Có thể một số địa phương ở Việt Nam vẫn còn dùng quy ước khác nhau về cân và lạng. Có nguồn ghi một lạng bằng 25 gam.

Theo một lạng bằng 10 đồng (còn gọi là tiền 錢), 100 phân (分), 1000 ly (厘), 10.000 hào (毫), 100.000 ty (絲), 1000.000 hốt (忽).

Sau khi người Pháp vào Việt Nam thì việc áp dụng hệ đo lường quốc tế mới được triển khai. Lạng đã bị thay đổi ý nghĩa và giá trị. Hiện nay một lạng bằng 1/10 cân, tức là 0,1 kilôgam (đơn vị đo khối lượng tiêu chuẩn trong hệ đo lường quốc tế) hay là 100 gam.

Kim loại quý[sửa | sửa mã nguồn]

Khi nói về đo lường khối lượng của kim loại quý, ví dụ như vàng, bạc, bạch kim v.v, người Việt cũng dùng từ lạng với ý nghĩa như từ lượng hay cây. Một lạng hay lượng hay cây trong trường hợp này bằng 37,50 gam. Giá trị này hiện vẫn còn được sử dụng trong ngành kim khí quý.

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Trung Quốc, lạng cũng là một đơn vị đo khối lượng cổ, ngày nay được chuẩn hóa với giá trị 50 gam.

Hồng Kông[sửa | sửa mã nguồn]

Lượng (兩) ở Hồng Kông, theo , bằng 1/16 cân Hồng Kông, bằng 37,79936375 g, tương đương với 1+1⁄3 Ounce (1 Ounce avoirdupois quốc tế là 28,3495231 g).

Chỉ là đơn vị đo khối lượng trong ngành kim hoàn Việt Nam, đặc biệt dành cho vàng, bạc, bạch kim (tên khác: platin), vàng trắng...

Năm 2007, nghị định của Chính phủ Việt Nam thống nhất quy định về đơn vị đo lường chính thức, đã quy định một chỉ bằng 3,75 gam theo hệ đo lường quốc tế hoặc bằng 1/10 lượng (lượng vàng hay lạng vàng, cây vàng).

Cách đơn vị tính này dựa trên cũng như , trong đó 1 cân bằng 16 lạng (hay lượng), 1 lạng bằng 10 chỉ, 1 chỉ bằng 10 phân. Chỉ còn được gọi là tiền hoặc đồng (hay đồng cân).

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày xưa, ngón tay đeo nhẫn ở Trung Quốc được gọi là vô danh chỉ. Từ chỉ hoàn cũng có nghĩa là nhẫn. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến cách dùng chỉ để làm đơn vị cho vàng như ngày nay, do vàng được dùng làm nhẫn và đồ trang sức.

Các khác biệt[sửa | sửa mã nguồn]

Một số tài liệu cho biết 1 chỉ trong truyền thống được ước chừng bằng 3,78 gam. Nhưng ngày nay, theo quy định chính thức thì 1 chỉ bằng 3,75 gam..

Đơn vị đo khối lượng chỉ ở Việt Nam hiện nay không hoàn toàn giống với đơn vị tiền (錢: mace, tsin hay chee) ở Hồng Kông nơi mà 1 tiền bằng 3,779936375 gam.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

^ Nghị định số 134/2007/NĐ-CP ngày 15-8-2007 của Chính phủ quy định về đơn vị đo lường chính phủ của nước CHXHCN Việt Nam