10 ngôn ngữ nói hàng đầu trên thế giới năm 2022

  • Trang chủ
  • >Tin tức
  • >10 ngôn ngữ đáng học nhất thế giới

Tin tức giáo dục

Anh, Italy hay Tây Ban Nha... là những ngôn ngữ đáng học nhất thế giới năm 2019-2020 theo gợi ý từ trang Gooverseas.

1. Tây Ban Nha

Chỉ xếp sau tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha có 400 triệu người bản ngữ trên khắp thế giới. Nhưng không giống như tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức của 20 quốc gia và thường được sử dụng như ngôn ngữ thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba tại nhiều nước.

Biết tiếng Tây Ban Nha, bạn không chỉ du lịch dễ dàng ở Nam Mỹ, châu Âu mà còn dễ thích nghi nếu sống ở Bắc Mỹ. Ngày nay, khoảng 13% dân số Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha như ngôn ngữ thứ nhất và một nghiên cứu dự đoán vào năm 2050 dân Mỹ có thể nói tiếng Tây Ban Nha nhiều hơn bất cứ quốc gia nào.

2. Tiếng Pháp

Tiếng Pháp được nói nhiều thứ năm trên thế giới và là ngôn ngữ nước ngoài được học nhiều thứ hai sau tiếng Anh. Nó không chỉ phổ biến ở Pháp, Canada mà còn ở nhiều quốc gia châu Phi và châu Á. Tiếng Pháp được công nhận là ngôn ngữ nước ngoài hữu ích khi đi du lịch.

3. Tiếng Đức

Tiếng Đức là ngôn ngữ bản địa được sử dụng rộng rãi nhất trên lục địa châu Âu. Người Áo và người dân phần lớn lãnh thổ Thụy Sĩ dùng ngôn ngữ này. Đức còn là cường quốc học thuật, kinh tế, chính trị, biết tiếng Đức sẽ là lợi thế lớn.

Tiếng Đức thực sự khá dễ học với những người nói tiếng Anh. Tuy có hàng nghìn từ đồng nghĩa và cấu trúc quy tắc khá cứng nhắc về ngữ pháp, chỉ cần người học chú tâm là có thể tiếp thu tiếng Đức khá nhanh.

10 ngôn ngữ nói hàng đầu trên thế giới năm 2022

Học thêm một ngôn ngữ, bạn sẽ tăng thêm cơ hội việc làm cho mình. Ảnh: Gooverseas

4. Trung Quốc

Tiếng Trung được nói nhiều nhất thế giới, vì vậy không có gì lạ khi nó nằm trong danh sách này. Nhưng có một điều bạn cần biết, tiếng Trung không chỉ là một ngôn ngữ mà là một nhóm phương ngữ.

Ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc và Đài Loan được gọi là tiếng Trung Quốc tiêu chuẩn, dựa trên tiếng địa phương phổ biến nhất của Trung Quốc - tiếng Quan thoại và được nói bởi 70% người nói tiếng Trung Quốc.

Bởi vì tiếng Trung sử dụng hệ thống chữ viết thay cho bảng chữ cái, nếu chỉ học một phương ngữ của tiếng Trung như tiếng Quan Thoại, bạn cũng có thể giao tiếp bằng văn bản với người nói các phương ngữ khác, ngay cả khi các bạn không thể hiểu nhau khi nói.

5. Tiếng Nga

Tiếng Nga là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc và là ngôn ngữ bản địa được sử dụng rộng rãi nhất ở châu Âu. Ngoài ra, nó còn là ngôn ngữ phổ biến nhất ở Á- Âu, được nói ở các mức độ không chỉ ở Nga mà còn nhiều quốc gia thuộc Liên Xô cũ, cũng như ở Israel và Mông Cổ.

Tiếng Nga không phải là ngôn ngữ dễ học cho những người nói tiếng Anh. Không chỉ sử dụng bảng chữ cái khác (bảng chữ Cyrillic) mà ngôn ngữ này còn có rất nhiều trường hợp danh từ, điều mà hầu hết người bản ngữ nói tiếng Anh chưa từng gặp.

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đã xác định tiếng Nga là ngôn ngữ ưu tiên, vì vậy việc học thứ tiếng này có thể mở ra con đường tìm việc làm với một trong nhiều cơ quan liên bang.

6. Tiếng Ả Rập

Nhiều quốc gia trong thế giới Ả Rập nói một số dạng tiếng Ả Rập. Đây là ngôn ngữ vĩ mô được tạo thành từ 30 dạng ngôn ngữ hiện đại. Học tiếng Ả Rập không chỉ giúp người học tiếp cận với chữ viết trên khắp thế giới Ả Rập mà còn mở đường cho người học tiếp thu một hoặc một số phương ngữ được nói ở các khu vực và quốc gia.

Biết tiếng Ả Rập cũng cung cấp nhiều cơ hội du lịch và việc làm. Ngoài ra, các ngành kinh doanh, chính trị, báo chí và cả ngành công nghiệp đều chào đón những người biết ngôn ngữ này.

7. Tiếng Italy

Tiếng Italy từ lâu đã nổi tiếng là ngôn ngữ lãng mạn và hữu ích, không chỉ được sử dụng trên khắp nước Italy mà còn ở Thụy Sĩ, Slovenia và Croatia.

Tiếng Italy cũng là ngôn ngữ tương đối dễ học với những người nói các ngôn ngữ Tây Ban Nha, Pháp hoặc Bồ Đào Nha. Ngược lại, những người nói tiếng Italy cũng dễ dàng tiếp thu những ngôn ngữ trên.

8. Hàn Quốc

Hàn Quốc có hệ thống chữ viết độc đáo được phát minh vào thế kỷ 15 và được mệnh danh là một trong những ngôn ngữ học trung thực nhất về mặt ngữ âm. Hình dạng các chữ cái của tiếng Hàn bắt chước hình dạng miệng người nói khi phát âm. Điều này khiến tiếng Hàn tương đối dễ học.

Bên cạnh đó, học tiếng Hàn sẽ giúp bạn tiếp cận với văn hóa, văn học và âm nhạc Hàn Quốc, khi mà làn sóng K-Pop đang ngày một lan tỏa.

9. Nhật Bản

Tiếng Nhật được nói nhiều thứ chín trên thế giới và là một trong những ngôn ngữ hàng đầu để học, dù là với mục đích du lịch, nghe hiểu lời bài J-Pop hay đọc truyện tranh...

Tiếng Nhật cũng là ngôn ngữ cửa ngõ tuyệt vời để học các ngôn ngữ châu Á khác, vì hệ thống chữ viết của tiếng Nhật bao gồm một số ký tự tiếng Trung Quốc và ngữ pháp của nó tương tự như tiếng Hàn. Học tốt tiếng Nhật sẽ giúp bạn tiếp cận dễ dàng với hai ngôn ngữ trên.

10. Tiếng Anh

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến thứ hai trên thế giới, với 1,4 tỷ người bản ngữ và không phải bản ngữ sử dụng. 1/5 người trên toàn cầu nói được ít nhất một ít tiếng Anh. Vì vậy ngay cả khi bạn không nói được tiếng mẹ đẻ của người đối thoại thì rất có thể hai bạn có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh.

Tiếng Anh tạo thành cầu nối giữa các nền văn hóa và ngôn ngữ. Vậy nên không có gì lạ khi nó là một trong những ngôn ngữ hàng đầu để học trên toàn thế giới.

Thanh Hương (Theo Gooverseas)

Tin tức khác

10 ngôn ngữ nói hàng đầu trên thế giới năm 2022

Nghỉ tết 3 tháng, học trò lớp 1 nhiều bé đánh vần không nổi, quên ráo phép tính

Sau hơn 3 tháng "nghỉ tết", học sinh lớp 1 ở TP.HCM vừa trở lại trường bắt đầu học kỳ 2 khi quỹ thời gian năm học còn rất eo hẹp. Nhiều trường tiểu học cho biết số học sinh quên đọc, quên viết không phải là ít. Giáo viên Trường tiểu học Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cầm tay tỉ mỉ hướng dẫn học sinh lớp 1 luyện viết trong tuần đầu trở lại trường - Ảnh: Văn Bình Có trường mỗi lớp có tới 4-5 em thuộc diện này. Làm gì để tránh tình trạng "tốt nghiệp" lớp 1 học sinh vẫn chưa đọc thông viết thạo như lo ngại của Sở GD-ĐT TP.HCM thời hậu COVID-19? "Quên tuốt" các kỹ năng Vừa qua, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản báo cáo UBND TP về những đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với ngành giáo dục TP.HCM. Theo sở, dịch bệnh tác động tới việc dạy, học và đảm bảo chất lượng giáo dục; đặc biệt ở bậc tiểu học, dự kiến sẽ có một bộ phận nhỏ học sinh lớp 1 gặp khó khăn để đạt yêu cầu đọc thông viết thạo. Trường tiểu học Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp, TP.HCM) là trường theo mô hình tiên tiến hội nhập, sĩ số học sinh chỉ 30 em/lớp; phụ huynh phần lớn quan tâm kỹ đến con cái, đó là một lợi thế. Tuy nhiên, hơn 3 tháng nghỉ phòng dịch COVID-19 đã làm đứt đoạn một số kỹ năng, thói quen học tập của học sinh, nhất là học sinh lớp 1.  Cô Nguyễn Anh Thụy, khối trưởng khối 1 Trường tiểu học Lê Đức Thọ, chia sẻ: "Lúc học online, có em chịu học bài, có em thì ba mẹ nhờ giáo viên chủ nhiệm gọi điện để giảng bài trực tiếp mới chịu học. Từ khi trở lại trường, khó khăn đầu tiên đó là vẫn còn nhiều bạn ham chơi, còn nhớ ba mẹ, vào lớp không chịu học...  Đến khi bắt đầu ôn tập thì nhiều em quên chữ, viết chậm, đọc chậm, và quên tuốt các kỹ năng viết chữ, các phép tính... Trong bốn lớp 1 ở đây, mỗi lớp có một vài em như vậy". Mục tiêu của chương trình lớp 1, đặc biệt ở môn toán, tiếng Việt là học sinh sẽ đọc thông viết thạo, hiểu và làm được các phép tính cơ bản trong phạm vi 100 khi học xong chương trình. Theo một số thầy cô, dạy một học sinh yếu làm toán dễ dàng hơn nhiều so với dạy kèm học sinh yếu đọc, yếu viết.  "Đa số học sinh trong lớp là con công nhân, từ nơi khác đến TP lập nghiệp. Con về quê hơn 3 tháng nghỉ dịch, học online hay truyền hình chỉ là phương thức để an tâm và cho có. Học sinh đầu cấp ở đây quá đông, gần 50 em/lớp, có em quên chữ cái, đọc trơn (đọc từ không phải đánh vần - PV) lựng khựng. 'Cầm tay' ôn lại cho các em là một nỗi khổ, nỗi lo cho các cô" - cô giáo N.T.T.X. (giáo viên một trường tiểu học ở Q.12) nói. Cô Nguyễn Thị Thảo, giáo viên chủ nhiệm lớp 1/3 Trường tiểu học Hòa Bình (Q.1), cũng cho biết lớp cô có 4-5 em quên hẳn kiến thức: "Có tới 4-5 em quên bẵng chữ viết, phép tính, đánh vần, ghép chữ... Tôi phải cho bắt đầu lại những từ, những chữ, những phép toán đơn giản nhất, trước hết để kích thích lại tinh thần học tập của các em trước khi học chương trình mới". "Đặc thù của tiểu học là giáo viên dạy hầu hết các môn, nên sự phối hợp của phụ huynh quyết định một phần rất quan trọng đến kết quả học tập. Nếu không, giáo viên khó mà "ôm" hết được học sinh chậm tiến." - Thầy Dương Trần Bình (hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Đức Thọ). Cần phụ huynh hỗ trợ Kết nối liên tục với phụ huynh, thời gian này cô Nguyễn Anh Thụy đề nghị cha mẹ cần sát sao, dành cho các em ít nhất 1 tiếng vào buổi tối.  "Hằng ngày, giờ ra chơi giáo viên kèm thêm, hoặc giờ chuyển tiết, những giờ học bộ môn, tôi xin giáo viên bộ môn gọi các con lên đọc bài, giúp các con lấy lại kiến thức như các bạn. Hoặc giáo viên cho con đọc bài nào thì buổi tối hôm đó, tôi nhờ phụ huynh cho con đọc lại bài đó và ghi kết quả các con đã làm được những gì ở nhà. Nếu chưa làm được, tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ đến khi nào các con nắm được" - cô Anh Thụy chia sẻ. Theo thầy Lý Văn Huệ - hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa Bình, nhà trường có 180 học sinh của 5 lớp học tại cơ sở 1. Thầy Huệ nói: "Tuần đầu tiên học sinh trở lại trường là tuần ôn tập, tình trạng quên chữ, dù ôn tập nhưng vẫn chưa lấy "đà" kịp, là điều tôi nói trước với giáo viên chủ nhiệm, để thầy cô tự rà soát và lên kế hoạch vực dậy các em chậm tiến".  Theo đó, học thêm giờ ra chơi, xây dựng kế hoạch phụ đạo ở buổi 2, khuyến khích các thầy cô có thể đưa học trò về nhà chỉ thêm... là những cách mà trường thầy Huệ đang thực hiện. Tương tự, thầy Dương Trần Bình, hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Đức Thọ, cho biết tuần đầu tiên học sinh trở lại trường giáo viên chủ nhiệm có cái nhìn bao quát về quá trình học trực tuyến của con, những gì con đạt được, những gì con làm sai do chưa hiểu, những gì con làm sai do chưa cẩn thận thì căn cứ vào đó, trường xây dựng kế hoạch để hoàn thiện cho học sinh. Trách nhiệm của phụ huynh "Chuyện đọc thông viết thạo chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời mỗi đứa trẻ thôi, có thể học chậm hơn, chứ không quá nghiêm trọng. Phối hợp giữa gia đình, nhà trường, thầy cô là rất cần thiết. Không phải thầy cô nào cũng có kỹ năng dạy online tốt; cũng không phải môn học nào học online cũng tốt. Giả sử môn tập viết, học online quả là bất khả thi. Việc hỗ trợ của phụ huynh là cực kỳ quan trọng. Một đứa trẻ trưởng thành không chỉ về kiến thức mà nhiều yếu tố khác. Thời gian ở nhà với bố mẹ là khá nhiều, do đó trách nhiệm của bố mẹ vẫn là chính." - Bà Tô Thụy Diễm Quyên (chuyên gia giáo dục của Microsoft). Hôm nay (18-5) khối mầm non đi học lại Giáo viên Trường mầm non Thành phố (Q.3, TP.HCM) khử khuẩn vệ sinh trường lớp, dụng cụ học tập, khu vui chơi để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường - Ảnh: Thảo Thương Ngày 18-5, học sinh lớp lá (trẻ 5 tuổi) ở TP.HCM trở lại trường. Đây là bậc học cuối cùng đi học lại sau hơn 3 tháng nghỉ học vì dịch COVID-19. Ghi nhận thực tế ngày 17-5 cho thấy các trường đã hoàn thành việc vệ sinh, khử khuẩn trường lớp, đồ chơi, dụng cụ học tập. Cô giáo H.T., dạy lớp lá của một trường mầm non ở Q.3, chia sẻ: "Giáo viên mầm non chúng tôi chờ đợi ngày đến trường quá lâu rồi, nói là lòng vui như tết thì có gì hơi quá nhưng thật sự được gặp lại các con, được giảng dạy, chúng tôi ai cũng mong đợi". Ảnh hưởng dịch, có không ít trường ngoài công lập giải thể, do vậy việc tiếp nhận trẻ ở cơ sở đã giải thể là vấn đề các trường, các quận huyện đang tính đến. Ông Nguyễn Phúc Huy Tùng, trưởng Phòng GD-ĐT Q.2, chia sẻ: "Các trường ở Q.2 sẵn sàng đón học sinh đi học lại. Sau buổi học đầu tiên, các cơ sở phải báo hết con số về phòng, tiếp nhận như thế nào. Hiện tại 17 trường công lập tương đối ổn nhưng 41 nhóm ngoài công lập thì đang lo phập phồng không biết phụ huynh có cho con quay lại học nữa hay không". Bà Lương Thị Hồng Điệp, trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT, cho biết: "Sở đã chỉ đạo rất cụ thể, các quận huyện lấy danh sách và tất cả các trường phải tiếp nhận trẻ khi phụ huynh có nhu cầu. Trường hợp các trường đã đủ hay quá tải số lượng học sinh mà vẫn có phụ huynh đến đăng ký, thì phòng GD-ĐT phải tự cân đối. TP có 219 phường, xã, ngoài các trường công, tất cả đều có trường tư và nhóm lớp hỗ trợ. Lịch tiếp nhận các con theo sắp xếp của hiệu trưởng mỗi trường, sao cho thuận tiện, trên tinh thần không để phụ huynh gặp khó khăn, không tìm được chỗ học cho con". Thảo Thương

10 ngôn ngữ nói hàng đầu trên thế giới năm 2022

Trường đại học vẫn quyết tuyển sinh cao đẳng

Không ít trường đại học tiếp tục thông báo xét tuyển cao đẳng trong kỳ tuyển sinh năm 2020. Theo các trường, không có văn bản nào yêu cầu trường đại học dừng tuyển sinh cao đẳng. Không ít trường đại học vẫn tiếp tục thông báo tuyển sinh cao đẳng năm 2020 - Ảnh: M.G. Theo Luật giáo dục đại học (ĐH) sửa đổi bổ sung năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2019), các trình độ đào tạo của giáo dục ĐH bao gồm trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. Đây chính là lý do vào tháng 7-2019, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có công văn đề nghị 45 trường ĐH dừng tuyển sinh cao đẳng.  Thế nhưng năm nay không ít trường ĐH vẫn tiếp tục tuyển sinh cao đẳng. Chưa có văn bản không cho phép (?) Trường ĐH Sao Đỏ ra thông báo tuyển 300 chỉ tiêu cao đẳng cho 6 ngành. Trường ĐH Công nghiệp Việt Trì thông báo tuyển 200 chỉ tiêu cho 7 ngành cao đẳng.  Đáng chú ý nhất là Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tuyển 850 chỉ tiêu cho 7 ngành cao đẳng thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện và công nghệ. Trường thông báo xét tuyển bằng điểm tổng kết lớp 12 hai môn toán và văn. Đây là trường có chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng lớn nhất trong số các trường ĐH có xét tuyển cao đẳng. Nói về việc vẫn tuyển sinh cao đẳng, PGS.TS Phan Văn Bổng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội - cho biết đây là các ngành kỹ thuật có nhu cầu lớn. Năm 2019, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản đề nghị các trường ĐH dừng tuyển sinh cao đẳng nhưng sau đó đã rút lại, cho phép các trường tiếp tục tuyển sinh. Đến nay chưa có văn bản nào gửi cho trường yêu cầu dừng tuyển sinh cao đẳng! Tương tự, năm nay Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội cũng thông báo tuyển 380 chỉ tiêu cho 3 ngành cao đẳng. Trong đó có hai ngành liên quan đến lĩnh vực dệt may là công nghệ may và thiết kế thời trang, ngành còn lại là cơ khí.  Bà Nguyễn Thị Thu Hường - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội - cho rằng Luật giáo dục ĐH quy định trình độ đào tạo của trường ĐH là từ ĐH, trong khi Luật giáo dục nghề nghiệp cũng không cấm trường ĐH đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Hơn nữa, trường có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Phải dừng tuyển sinh Việc cắt giảm chỉ tiêu, tiến đến dừng tuyển sinh, đào tạo cao đẳng của các trường ĐH đã được Bộ GD-ĐT quy định trong thông tư 32 năm 2015 về xác định chỉ tiêu. Theo thông tư này, cơ sở giáo dục ĐH đang đào tạo cao đẳng mỗi năm phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cao đẳng ít nhất 30% so với chỉ tiêu năm 2015 để dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2020.  Điều này được luật hóa trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ĐH 2018 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2019) khi quy định trình độ đào tạo của giáo dục ĐH bao gồm trình độ ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vũ Văn Hà - phó vụ trưởng Vụ Pháp chế - thanh tra Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - cho biết vì năm 2019 các trường đã thực hiện tuyển sinh nên để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh và các trường, tổng cục đã quyết định cho phép các trường tiếp tục tuyển sinh.  Tuy nhiên, từ ngày 1-1-2020 tất cả các trường ĐH phải dừng tuyển sinh cao đẳng. Những trường đã tuyển sinh cao đẳng trước ngày này được tiếp tục đào tạo đến khi sinh viên tốt nghiệp. Sau ngày này, trường không được tuyển mới. Cũng theo ông Hà, thời gian gần đây tổng cục phát hiện một số trường ĐH thông báo tuyển sinh cao đẳng và đã chủ động gửi văn bản cho các trường này yêu cầu dừng tuyển sinh. "Thông báo này đã được sự đồng ý của bộ trưởng, thứ trưởng. Các trường ĐH không được tuyển sinh cao đẳng từ ngày 1-1-2020. Trường nào làm sai, cố tình làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm" - ông Hà khẳng định. Đầu năm 2020, nhiều trường ĐH vẫn ra thông báo tuyển sinh cao đẳng như Trường ĐH An Giang, Sư phạm kỹ thuật Vinh, Sư phạm kỹ thuật Nam Định. Tuy nhiên, theo các thông tin do các trường đăng tải mới đây, toàn bộ các ngành cao đẳng ở những trường này đều không còn nằm trong thông tin tuyển sinh, trừ ngành cao đẳng sư phạm mầm non. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp không có trường đại học Theo Luật giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (đào tạo cao đẳng, trung cấp, nghề) bao gồm: trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quyền xác định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở các điều kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Minh Giảng

10 ngôn ngữ nói hàng đầu trên thế giới năm 2022

Học phí nửa tỷ đồng vào lớp 6 và 10 trường quốc tế ở Sài Gòn

Trường Quốc tế Nam Sài Gòn Học phí các lớp từ 6 đến 12 dao động 548-643 triệu đồng mỗi năm, càng học lớp cao, học phí đắt hơn. Phụ huynh có hai lựa chọn: thanh toán đầy đủ trước ngày 1/7 sẽ được giảm 6% hoặc có thể đóng thành bốn đợt. Trường Quốc tế Renaissance Sài Gòn Khi nộp hồ sơ đăng ký, phụ huynh phải nộp phí 4 triệu đồng, sau đó là phí nhập học dao động 39-49 triệu đồng. Học phí lớp 6 là gần 489 triệu đồng, lớp 10 là 575 triệu đồng một năm. Trường có chính sách ưu đãi cho gia đình có từ hai con trở lên theo học, giảm 10% học phí cho học sinh thứ hai và 20% cho người thứ ba. Tất cả học sinh đều phải kiểm tra trình độ tiếng Anh trước khi nhập học. Ai được chỉ định theo học lớp tiếng Anh tăng cường sẽ đóng học phí 72,5 triệu mỗi năm. Học sinh lớp này được kiểm tra trình độ vào cuối mỗi học kỳ để đánh giá nhu cầu bổ sung tiếng Anh. Dựa trên kết quả này, một phần học phí có thể được hoàn lại, dựa theo số ngày còn lại của năm học. Trường Quốc tế Mỹ (AIS) Học phí vào lớp 6 của trường năm nay là 523,4 triệu đồng; học phí lớp 10 là 549,6 triệu. Khoản tiền này không gồm các chi phí khác, có thể đóng một lần, chia làm hai hoặc bốn đợt. Phí chương trình phát triển Anh ngữ bổ sung (EAL) các lớp 1-10 hàng năm là 55 triệu đồng, áp dụng cho học sinh được nhà trường xác định cần hỗ trợ và phát triển khả năng Anh ngữ. Các chi phí khác, gồm: đồ dùng học tập, văn phòng phẩm, sách giáo khoa, chi phí xe buýt, ăn uống, đồng phục, dã ngoại... Trường Quốc tế Canada (CIS) Với chương trình tú tài Ontario (Canada), học phí lớp 6 khoảng 484 triệu đồng, lớp 10 là 543 triệu. Ở chương trình song ngữ, học phí lớp 6 khoảng 217 triệu, lớp 10 khoảng 272 triệu. Học phí có thể đóng một lần hoặc chia làm hai đợt, đã gồm hai bộ đồng phục, bộ thể dục, quyền sử dụng sách giáo khoa và tham gia các câu lạc bộ ngoại khóa của trường. Học sinh trường Quốc tế Canada. Ảnh: cis.edu.vn Trường Quốc tế TAS (The American School) Tất cả học sinh đều được yêu cầu làm bài kiểm tra đầu vào, gồm: bài kiểm tra khả năng ngôn ngữ tiếng Anh nhằm kiểm tra đánh giá cấp độ về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; bài kiểm tra toán để đánh giá kiến thức về các khái niệm và kỹ năng toán học. Sau khi hoàn thành các bài kiểm tra, học sinh sẽ trực tiếp phỏng vấn với giáo viên tiếng Anh trong khoảng 15 phút. Học phí lớp 6 là 457,5 triệu đồng mỗi năm; học phí lớp 10 khoảng 507 triệu đồng. Phí thi nhập học và hồ sơ vào trường là 3,5 triệu đồng. Sau khi nhận được thư nhập học, phụ huynh phải nộp phí nhập học 55 triệu đồng. Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) Tổng học phí đóng theo năm sẽ thấp hơn 10% đóng theo kỳ. Học phí gồm cả chương trình Việt Nam và chương trình Mỹ, chưa bao gồm khóa hè. Học phí lớp 6 khoảng 440 triệu đồng, lớp 10 khoảng 480 triệu. Ngoài ra, phụ huynh cần đóng thêm phí mở hồ sơ và kiểm tra đầu vào 5,6 triệu; phí ghi danh và cơ sở vật chất 65 triệu; phí bán trú 33,7 triệu; bộ kit gồm dụng cụ học tập, phí bảo hiểm, phí y tế, đồng phục 15 triệu; sách giáo khoa 10-30 triệu. Trường Quốc tế Singapore tại Nam Sài Gòn Ở chương trình quốc tế, học phí lớp 6 khoảng 400 triệu đồng, lớp 10 khoảng 468 triệu. Các khoản khác gồm phí kiểm tra đầu vào 2,9 triệu đồng; phí ghi danh 21,5 triệu và đặt cọc 15 triệu. Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) Từ bậc tiểu học, trường yêu cầu học sinh tham gia thi đầu vào để theo một trong hai lộ trình: chương trình giáo dục quốc gia kết hợp chương trình giáo dục phổ thông Cambridge (CAP); hoặc chương trình giáo dục quốc gia kết hợp chương trình tiếng Anh Cambridge (CEP). Ở bậc THCS, học phí CAP từ lớp 6 -9 dao động 202-259 triệu đồng mỗi năm, học phí CEP dao động 190-244 triệu. Học phí có thể đóng thành hai hoặc bốn kỳ, phí nhập học là 10 triệu đồng,chi phí ăn uống khoảng 32 triệu, sách giáo khoa, học cụ và các chi phí khác 5 triệu. Ở bậc THPT, học phí CAP lớp 10 là 277,4 triệu đồng mỗi năm; các lớp 11-12 hơn 400 triệu. Học phí CEP ở cấp học này từ 261-324 triệu với phí nhập học 10 triệu.  Học phí chương trình giáo dục quốc gia kết hợp chương trình giáo dục phổ thông Cambridge (CAP). Trường Song ngữ Quốc tế Horizon Với chương trình song ngữ bậc THCS, học phí đóng theo năm là 195,5 triệu đồng. Các khoản khí khác gồm: phí nhập học 25 triệu;  phí học trực tuyến gần 2 triệu; phí kiểm tra đầu vào 1,2 triệu; phí kiểm định 2,2 triệu; phí công nghệ, máy tính bảng 11,7 triệu. Ở bậc THPT, học phí đóng theo năm 224,9 triệu đồng. Các khoản phí khác tương tự bậc THCS cùng chính sách ưu đãi giảm 5-15% dành cho phụ huynh có từ hai con trở lên cùng học ở trường.

10 ngôn ngữ nói hàng đầu trên thế giới năm 2022

Cơ hội học cao học tại Anh, Nhật Bản

TTO - Học bổng IOE Centenary năm học 2019-2020 và học bổng Quỹ Nhật Bản JFUNU đang chờ đón hồ sơ đăng ký của ứng viên. Một phòng thí nghiệm ở Nhật Bản. Nhật Bản luôn là điểm đến hấp dẫn cho những chương trình cao học về khoa học - Ảnh: Nature.com Học bổng IOE Centenary năm học 2019-2020 sẽ dành cho ứng viên đến từ những nơi khó khăn trong việc tiếp cận với đào tạo chất lượng cao đến học tại Viện Giáo dục thuộc ĐH College London (Vương quốc Anh). Học bổng bao gồm toàn bộ học phí và khoản hỗ trợ 1 năm ăn ở tại ký túc xá sinh viên quốc tế.  Ứng viên đến từ những nước có thu nhập thấp hoặc trung bình, chưa từng đến Anh trước đây, cũng như đã đăng ký học chương trình cao học tại Viện Giáo dục ĐH College London bắt đầu vào tháng 10-2019 đều có thể nộp đơn xét học bổng.  Hạn chót đăng ký là 23h59 ngày 5-4-2019 (giờ London). Thông tin chi tiết có thể xem thêm tại http://www.ucl.ac.uk/ioe. Học bổng Quỹ Nhật Bản JFUNU dành cho những ứng viên xuất sắc đến từ các quốc gia đang phát triển có nhu cầu hỗ trợ tài chính để theo học bậc tiến sĩ về lĩnh vực khoa học bền vững tại Học viện UNU-IAS. Học bổng bao gồm toàn bộ học phí và khoản hỗ trợ 120.000 yen/tháng, kéo dài suốt 24 tháng. Một số điều kiện của ứng viên bao gồm: GPA 3.5/4.0, TOEFL 600 hoặc IELTS 7.0, đồng thời phải có bằng thạc sĩ ngành và tối thiểu 2 năm kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến chủ đề nghiên cứu của UNU-IAS.  Những người đang sinh sống và học tập tại Nhật Bản không thể đăng ký chương trình này. Hạn chót đăng ký là ngày 28-2-2019. Thông tin chi tiết có thể xem tại http://ias.unu.edu.

10 ngôn ngữ nói hàng đầu trên thế giới năm 2022

Top 10 ngôn ngữ được nói phổ biến nhất trên thế giới

Mọi người thường quên đi sự đa dạng và rộng lớn của hành tinh của chúng ta. Với tổng dân số 7,8 tỷ người, có rất nhiều sự đa dạng trong cách mọi người tương tác, ăn mặc và nói chuyện. Trên thực tế, trên toàn thế giới có hơn 7000 ngôn ngữ được nói! [1] Điều đó có thể gây ngạc nhiên cho một số người xem xét hầu hết mọi người đặt tên cho hơn 50 ngôn ngữ. Mặc dù có 7000 ngôn ngữ được nói, người bản ngữ của 10 ngôn ngữ phổ biến nhất trên toàn bộ dân số thế giới. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khám phá 10 ngôn ngữ hàng đầu này và những nơi chúng đến.

1. Trung Quốc

Có thể không có gì ngạc nhiên khi đất nước đông dân nhất thế giới sẽ giữ danh hiệu cho ngôn ngữ được nói phổ biến nhất. 1.3 người nói phương ngữ Trung Quốc là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Những phương ngữ Trung Quốc này bao gồm tiếng Quan Thoại, Quảng Đông, và nhiều hơn nữa! [2]

2. Tây Ban Nha

Đế quốc Tây Ban Nha từng bao phủ một nửa toàn cầu, và ảnh hưởng của nó vẫn được cảm nhận bởi ngôn ngữ mà các thuộc địa cũ của nó nói. Giống như với tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha bao gồm hàng chục phương ngữ. Tây Ban Nha được nói ở Trung Mỹ, hầu hết Nam Mỹ và Caribbean. Hơn 460 triệu người [2] nói ngôn ngữ này.

3. Tiếng Anh

Tiếng Anh có số lượng người bản ngữ cao thứ ba trên thế giới với 379 triệu người. Giống như với người Tây Ban Nha, Đế quốc Anh đã rời bỏ di sản của mình bằng ngôn ngữ. Mặc dù đây không phải là ngôn ngữ bản địa phổ biến nhất cho mọi người, nhưng nó là ngôn ngữ thứ hai phổ biến nhất. Tiếng Anh tiếp tục quan trọng đối với hợp tác kinh doanh và quốc tế. [2]

4. Tiếng Hindi

Tiếng Hin -ddi là một trong 23 ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ, và được sử dụng phổ biến nhất. 341 triệu người bản ngữ trên hàng chục phương ngữ tạo nên nhóm này. [2]

5. Tiếng Ả Rập

Tiếng Ả Rập được nói trên khắp Bắc Phi và Bán đảo Ả Rập. Với 315 triệu người bản ngữ [2], nó là một ngôn ngữ đa dạng. Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ duy nhất trong top 10 được viết từ phải sang trái.

6. Bengal

Tôi chắc chắn rằng Bengali là một bổ sung đáng ngạc nhiên cho danh sách cho hầu hết mọi người. Nhưng nếu bạn đã dành bất kỳ thời gian nào ở Đông Nam Á, bạn sẽ biết tiếng Bengal được nói ở một số thành phố lớn nhất. Những người nói tiếng Bengal được lan rộng khắp Tây và Đông Bengal ở phía tây của tiểu lục địa Ấn Độ. 228 triệu người bản ngữ [2] phù hợp với một khu vực nhỏ hơn bờ biển phía đông của Hoa Kỳ.

7. Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha được nói bởi 220 triệu người bản ngữ [2], hầu hết trong số họ ở Brazil! Nhưng giống như với tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh, Bồ Đào Nha thường được nói đến vì Đế chế Bồ Đào Nha cũ. Có nhiều quốc gia châu Phi cùng với Bồ Đào Nha và Brazil nói ngôn ngữ lãng mạn này.

8. Người Nga

Tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến thứ tám với 153 triệu người bản ngữ [2]. Là quốc gia lớn nhất thế giới theo quy mô, ngôn ngữ này kéo dài 14 múi giờ!

9. Nhật Bản

Tiếng Nhật có thể là một bổ sung đáng ngạc nhiên khác cho danh sách này cho một số người. Hầu như tất cả 128 triệu người nói tiếng Nhật bản địa sống ở một quốc gia: Nhật Bản! [2] Mặc dù họ có thể không thể nói được, nhiều người đã có quyền truy cập vào ngôn ngữ Nhật Bản thông qua các bộ phim và truyền hình.

10. Punjabi

Làm tròn danh sách của chúng tôi là tiếng Ba Tư với 118 triệu người bản ngữ. . Ngôn ngữ này được nói ở bang Punjab ở Ấn Độ và Pakistan.

Nhiều người Mỹ tin rằng cả thế giới nói tiếng Anh, điều này không thể xa hơn sự thật. Người nói tiếng Anh chỉ là một phần nhỏ trong tổng số doanh nghiệp và thương mại được thực hiện trên toàn thế giới. Một khi họ hiểu điều này, các công ty chọn acutrans để dịch tài liệu của họ. Với Acutrans, bạn có được chuyên môn dịch với giá. Đó là lý do tại sao khách hàng của chúng tôi đã sử dụng chúng tôi trong hơn 20 năm!

Truy cập trang web của chúng tôi để biết thêm thông tin ngay hôm nay!

[1] https:

.

.

Đó là ngôn ngữ không 1 trên thế giới?

1. Người Trung Quốc - 1,3 tỷ người bản ngữ. Các con số rất khác nhau - dân tộc học đặt số lượng người bản ngữ ở mức 1,3 tỷ người bản ngữ, khoảng 1,1 tỷ người nói tiếng Quan Thoại - nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, đó là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

10 ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới là gì?

Đây là những ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới..
Tiếng Anh - 1.121 triệu người nói. ....
Tiếng Trung Trung Quốc - 1.107 triệu người nói. ....
Tiếng Hindi - 698 triệu người nói. ....
Tây Ban Nha - 512 triệu diễn giả. ....
Tiếng Pháp - 284 triệu người nói. ....
Tiếng Ả Rập - 273 triệu người nói. ....
Tiếng Bengal - 265 triệu dân. ....
Tiếng Nga - 258 triệu diễn giả ..

15 ngôn ngữ hàng đầu được nói là gì?

Hầu hết các ngôn ngữ được nói trên thế giới bởi tổng số người nói..
Tiếng Anh - 1,3 tỷ người nói ..
Tiếng Trung Quốc - 1,1 tỷ người nói ..
Tiếng Hindi - 600 triệu người nói ..
Tiếng Tây Ban Nha - 543 triệu người nói ..
Tiêu chuẩn Ả Rập - 274 triệu người nói ..
Tiếng Bengal - 268 triệu diễn giả ..
Tiếng Pháp - 267 triệu người nói ..

10 ngôn ngữ được nói hàng đầu nhất thế giới 2022 là gì?

Hiện tại, đây là 10 ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới vào năm 2022, được sắp xếp theo số lượng người nói tiếng mẹ: Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Hindi, tiếng Bengal, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, tiếng Việt.Mandarin Chinese, Spanish, English, Hindi, Bengali, Portuguese, Russian, Japanese, Yue chinese, Vietnamese.