13 tháng 2 năm 2023 là bao nhiêu âm

Mặc dù dương lịch (lịch Gregory) đã được áp dụng rộng rãi nhưng ảnh hưởng của lịch cổ (hay gọi là âm lịch) vẫn rất sâu rộng đối với người phương Đông. Âm lịch được dùng xác định các ngày đầu tháng, ngày Rằm, các ngày lễ, Tết, Trung thu...

Nhiều người thắc mắc tại sao lại có năm nhuận âm lịch và làm thế nào để biết tháng nhuận rơi vào tháng mấy?

Theo cách tính của lịch âm, một tháng có 29,53 ngày, nên một năm âm lịch sẽ làm tròn là 354 ngày, ít hơn dương lịch 11 ngày. Vậy 3 năm sẽ ít hơn 33 ngày, thời gian này sẽ tích lũy thành một tháng.

Sau 3 năm tính theo âm lịch sẽ có một tháng dư. Tháng dư được thêm vào năm nhuận được gọi là tháng nhuận, để cân bằng thời gian giữa năm âm lịch và dương lịch.

Tuy nhiên, năm âm lịch vẫn sẽ chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng trên bằng cách cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.

Vì vậy, muốn tính năm nhuận chúng ta chỉ cần lấy năm dương lịch chia cho 19. Nếu chia hết hoặc cho ra các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó nhuận theo âm lịch. Ví dụ, 2023 chia 19 sẽ ra số dư là 9, như vậy năm âm lịch tương ứng của nó - Quý Mão là năm nhuận.

Về cách tính tháng nhuận âm lịch - tức là tháng được lặp lại để năm nhuận có 13 tháng. Theo các chuyên gia, tháng nào không có Trung khí thì tháng đó có thể dùng làm tháng nhuận.

Trung khí là khái niệm rút ra từ quy luật chuyển động của trái đất và mặt trời. Theo đó, người ta chia đường đi của mặt trời giữa các chòm sao (gọi là hoàng đạo) ra 12 khoảng cách đều nhau tương ứng thời gian 1 tháng gọi là 12 cung hoàng đạo và quy định rằng mặt trời cứ đi vào nửa cung hoàng đạo thì có một tiết tương ứng. Lúc mặt trời bắt đầu đi vào đến cung hoàng đạo gọi là Trung khí (trung có nghĩa là ở giữa). Còn lúc mặt trời tối giữa cung hoàng đạo gọi là Tiết khí (tiết có nghĩa là ngăn).

Như vậy, một năm có 12 Trung khí (Xuân phân, Cốc vũ, Tiểu mãn, Hạ chí, Đại thử, Xử thử, Thu phân, Sương giáng, Tiểu tuyết, Đông chí, Đại hàn, Vũ thủy) và 12 Tiết khí (Thanh minh, Lập hạ, Mang chủng, Tiểu thử, Lập thu, Bạch lộ, Hàn Lộ, Lập đông, Đại tuyết, Tiểu hàn, Lập xuân, Kinh trập).

Trong một năm nhuận âm lịch, nếu có một tháng không có ngày Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có ngày Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận. Tháng đầu năm (tháng Giêng) và tháng cuối năm (tháng Chạp) không bao giờ được lấy làm tháng nhuận âm lịch.

Do năm nay tháng 2 âm lịch thỏa mãn các điều kiện trên, nên theo quy ước được lặp lại làm tháng nhuận.

Lịch Vạn Niên 2023 - Lịch Vạn Sự - Xem ngày tốt xấu, ngày 13 tháng 2 năm 2023 , tức ngày 23-01-2023 âm lịch, là ngày Hắc đạo

Các giờ tốt (Hoàng đạo) trong ngày là: Canh Tý (23h-1h): Thanh Long, Tân Sửu (1h-3h): Minh Đường, Giáp Thìn (7h-9h): Kim Quỹ, Ất Tị (9h-11h): Bảo Quang, Đinh Mùi (13h-15h): Ngọc Đường, Canh Tuất (19h-21h): Tư Mệnh

Ngày hôm nay, các tuổi xung khắc sau nên cẩn trọng hơn khi tiến hành các công việc lớn là Xung ngày: Canh Thân, Bính Thân, Bính Dần, Xung tháng: Mậu Thân, Bính Thân, Canh Ngọ, Canh Tý, .

Nên xuất hành - Hỷ thần (hướng thần may mắn) - TỐT: Hướng Nam gặp Hỷ thần, sẽ mang lại nhiều niềm vui, may mắn và thuận lợi. Xuất hành - Tài thần (hướng thần tài) - TỐT: Hướng Tây sẽ gặp Tài thần, mang lại tài lộc, tiền bạc. Hạn chế xuất hành hướng - Tài thần (hướng thần tài) - TỐT: Hướng Tây, xấu.

Theo Lịch Vạn Sự, có 12 trực (gọi là kiến trừ thập nhị khách), được sắp xếp theo thứ tự tuần hoàn, luân phiên nhau từng ngày, có tính chất tốt xấu tùy theo từng công việc cụ thể. Ngày hôm nay, lịch âm ngày 23 tháng 1 năm 2023 là Kiến (Tốt với xuất hành, giá thú nhưng tránh động thổ.).

Theo Ngọc hạp thông thư, mỗi ngày có nhiều sao, trong đó có Cát tinh (sao tốt) và Hung tinh (sao xấu). Ngày 13/02/2023, có sao tốt là Thiên đức hợp: Tốt mọi việc; Nguyệt Không: Tốt cho việc sửa chữa nhà cửa; đặt giường; Mãn đức tinh: Tốt mọi việc; Yếu yên (thiên quý): Tốt mọi việc, nhất là cưới hỏi; Phúc hậu: Tốt về cầu tài lộc; khai trương, mở kho;

Các sao xấu là Thổ phủ: Kỵ xây dựng nhà cửa, khởi công, động thổ; Lục Bất thành: Xấu đối với xây dựng; Vãng vong (Thổ kỵ): Kỵ xuất hành; cưới hỏi; cầu tài lộc; khởi công, động thổ; Lôi công: Xấu với xây dựng nhà cửa;

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan.

Hôm nay thuận cho việc: Sửa chữa, Di dời, Về nhà mới, Cầu tài, Cầu phúc.

Cung hoàng đạo: Bảo Bình – Người mang nước (20/01-18/02): Người thuộc cung này có tài tổ chức, sáng tạo, nhân ái, nhưng hơi bảo thủ, quyết đoán, cố chấp.

*Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Đọc sách không cần nhiều, đọc một chữ đem áp dụng làm việc được một chữ, thế là được” (Lê Quý Đôn)

“Sản xuất quá nhiều thứ hữu dụng tạo ra quá nhiều người vô dụng” (Karl Marx)

“Khi chúng ta mong ước cuộc đời không nghịch cảnh, hãy nhớ rằng cây sồi trở nên mạnh mẽ trong gió ngược, và kim cương hình thành dưới áp lực” (Peter Marshall)

Tiếp tục tìm kiếm và cứu thành công, sự kỳ diệu sau 138 giờ xảy ra thảm hoạ ở Thổ Nhĩ Kỳ

Nhờ công việc được thực hiện bởi các đội tìm kiếm và cứu hộ Công an Việt Nam và quân đội Pakistan cũng như AFAD, một nạn nhân 17 tuổi có tên Abuzer Baran Bakır đã được giải cứu khỏi đống đổ nát và đưa đến bệnh viện.

Lực lượng CNCH Công an Việt Nam và Đoàn cứu nạn của Pakistan tiếp tục cứu nạn nhân sống sót sau 138 giờ nằm dưới đống đổ nát

Trong ngày hôm nay 12-2, bộ phận điều phối Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phân công Đội CNCH Công an Việt Nam và Pakistan phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

Nỗ lực chạy đua với thời gian, các thiết bị cơ giới cũng được thay đổi, đảm bảo hiệu quả hoạt động liên tục. Cho đến chiều nay các lực lượng đã sử dụng camera chuyên dụng tìm thấy 3 nạn nhân đã tử vong và đang triển khai phương án đưa ra ngoài.

Sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ được mô tả là "thảm họa của thế kỷ", các nhóm làm việc trên đống đổ nát của một tòa nhà ở phố Hoca Ömer Mahallesi đã xác định rằng một người còn sống.

Lực lượng cứu hộ đang khẩn trương triển khai thêm thiết bị để đưa thi thể các nạn nhân ra ngoài

Lưu ý: Chuẩn bị kiểm định cầu Thanh Trì trong nửa tháng, phương tiện hạn chế đi qua

Trong nửa tháng, từ 23h đến 4h sáng ngày 15/2 đến 28/2, Sở GTVT Hà Nội sẽ thực hiện phân luồng phương tiện qua cầu Thanh Trì để thực hiện kiểm định chất lượng cầu sau một thời gian dài khai thác.Cụ thể, đối với chiều các phương tiện từ Pháp Vân đi quốc lộ 5 sẽ tổ chức dừng các phương tiện tạm thời tại đầu cầu Thanh Trì hướng đi QL5, mỗi lần dừng khoảng 40-50 phút để thực hiện thử tải.

Tiến hành thông xe tạm thời (30 - 45 phút) để giảm thiểu ùn tắc giao thông, các xe thử tải sẽ đỗ sát mép dải phân cách mềm với làn xe máy để dành 2 làn xe ô tô cho các phương tiện đi qua cầu. Chiều các phương tiện hướng quốc lộ 5 đi Pháp Vân lưu thông bình thường.

Sở GTVT Hà Nội yêu cầu lắp đặt đầy đủ biển báo đi chậm, biển chỉ dẫn, biển báo công trường, đèn báo hiệu, đèn chiếu sáng ban đêm tại chốt cấm xe tạm thời ở đầu cầu. Kết hợp lắp dựng các biển báo báo hiệu phía trước có công trường đang thi công I.441 với các khoảng cách 500m, 300m, 200m, 100, 50m đi kèm theo biển báo tốc độ tối đa cho phép P.127 (các vị trí đặt biển này có bố trí hệ thống đèn led Bạn đã gửi báo hiệu ban đêm để các phương tiện tham gia giao thông dễ dàng nhận biết trong quá trình tham gia giao thông.