30 tháng 4 năm 1975 là ngày gì năm 2024

Ngày lễ 30/4 và 1/5 là hai ngày lễ lớn trong năm, được nhiều người quan tâm. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của 2 ngày lễ này là gì?

content:

Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5 là hai ngày lễ lớn, mang nhiều ý nghĩa lịch sử. 30/4 là ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (ngày 30/4/1975). 1/5 là ngày quốc tế lao động (ngày 1/5 hàng năm). Đây là 2 ngày nghỉ lễ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam hiện hành.

30/4 1/5 là ngày gì?

Ngày 30/4 là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chính thức kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, khi Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Sài Gòn.

Hàng năm vào ngày này, người dân sẽ có dịp nhìn lại một hình ảnh hào hùng rất quen thuộc, đó là hình ảnh chiếc xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng sắt và tiến vào Dinh Độc lập ngày 30/4/1975.

Ngày 30/4/1945

Đánh dấu sự kiện Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mầu của chính thể Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau đó để ghi nhớ công ơn to lớn của vị cố Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh, Sài Gòn bấy giờ được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh.

Xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng sắt và tiến vào Dinh Độc lập ngày 30/4/1975

Ngày 30 tháng 4 là ngày lễ toàn dân mang ý nghĩa lịch sử trọng đại, chứng minh cho sức mạnh đoàn kết, truyền thống dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của ông cha ta.

Đây là dịp hàng năm nhắc nhở thế hệ con cháu về sự hi sinh của biết bao đồng bào dân tộc đã ngã xuống vì sự độc lập, tự do và phát triển như ngày nay.

Không chỉ giải cứu đất nước khỏi ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân, mà chiến thắng này còn cổ vũ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên các quốc gia khác.

Tham khảo những lời chúc ngày 30/4 hay, ý nghĩa để ghi nhớ công ơn của cha anh những người đổ máu vì độc lập và thống nhất đất nước

Ngày 1/5 là ngày lễ quốc tế của tầng lớp nhân dân lao động, bắt nguồn từ những cuộc xung đột giữa chủ và công nhân trong thời kỳ lớn mạnh của các quốc gia tư bản chủ nghĩa (vào nửa cuối thế kỉ 19). Lúc bấy giờ, sản xuất công nghiệp tại các nước này tăng mạnh, kéo theo đó là sự bóc lột nặng nề lên công nhân lao động.

Để bảo vệ quyền lợi của mình và yêu cầu quyền làm việc tối đa 8 giờ/ngày, vào ngày 1/5/1886 phần lớn công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công. Hoạt động này đã liên tiếp bị đàn áp nặng nề bằng các hình thức như đuổi việc, tấn công vũ lực,…và gây nên sự kiện thảm sát Haymarket tại Chicago, Mỹ. Nhưng sau cùng, công cuộc đấu tranh của họ đã thành công và những yêu cầu của họ cũng được chấp thuận.

Ngày Quốc tế lao động 1/5

Sau này, ngày 1/5 chính thức được Quốc tế Cộng sản II lấy làm ngày kỷ niệm, biểu dương lực lượng và cuộc đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.

Ngoài ra, tại Việt Nam ngày 1/5 còn là ngày kỷ niệm phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, đánh dấu sự giành lại độc lập - tự do - dân chủ, cũng như những quyền lợi về kinh tế – xã hội.

Ngày 1/5/1886

Ngày 1/5 là ngày biểu dương những công lao đấu tranh quyết liệt của lực lượng lao động cho nền hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.

Tại Việt Nam, ngày Quốc tế Lao động 1/5 còn mang ý nghĩa tạo động lực cho công nhân, nông dân cả nước, biểu dương tinh thần đoàn kết cách mạng với công dân quốc tế.

Năm nay, vẫn “trung thành” với các âm mưu thâm độc, nhưng các thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị có vẻ “đổi mới” hơn về phương thức chống phá, chúng lợi dụng mạng xã hội, mạng Internet để đưa những thông tin sai lệnh, xuyên tạc sự thật lịch sử, “vẽ” ra viễn cảnh “nếu không có ngày 30-4-1975”… Nguy hiểm hơn, một số đối tượng còn xúi giục những người trẻ tuổi ở Việt Nam đấu tranh “đòi tự do dân chủ” theo viễn tưởng phương Tây, từ đó làm giảm niềm tin vào chế độ, đòi “đa nguyên, đa đảng”…

Có lẽ chúng không biết hoặc cố tính không muốn biết sự thật lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX. Sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (tháng 5-1954), thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Genevơ. Theo nội dung Hiệp định, vĩ tuyến 17 được coi là ranh giới tạm thời chia đôi đất nước ta. Ranh giới ấy lẽ ra đã được xóa bỏ, hai miền Nam-Bắc ruột thịt có thể đã được thống nhất chỉ sau hai năm bằng một cuộc Tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu vào tháng 7-1956. Thế nhưng đế quốc Mỹ với âm mưu muốn thế chân thực dân Pháp ở miền Nam đã phá đi cơ hội thống nhất non sông lúc ấy. Chính quyền Ngô Đình Diệm-tay sai của đế quốc Mỹ biết không thể có cơ hội chiến thắng một cách đàng hoàng, hợp pháp qua cuộc Tổng tuyển cử trên cả nước trước Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh được lòng dân. Vì thế, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã giành quyền thống trị miền Nam bằng vũ lực, súng đạn, máy chém, sát hại dã man hàng vạn đồng bào, tạo ra những cuộc bắt bớ, giết hại tín đồ Phật giáo, gây mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo. Với việc dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ đã thi hành ở Việt Nam chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Khi nhận thấy Ngô Đình Diệm không còn phù hợp với chính sách của mình, Mỹ lập tức dàn xếp một cuộc đảo chính, tiêu diệt cả hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, dựng lên tại miền Nam Việt Nam một chính thể khác phục vụ trung thành hơn cho lợi ích của Mỹ tại Việt Nam.

Dưới sự chỉ đạo của Mỹ, cùng với quân Mỹ, quân đội ngụy quyền Sài Gòn đã thực hiện nhiều chiến dịch thảm sát đồng bào miền Nam. Kể cả khi Mỹ đưa quân trực tiếp tham chiến, hay sau khi quân Mỹ phải rút phần lớn lực lượng khỏi miền Nam Việt Nam theo Hiệp định Paris vào năm 1973 thì bản chất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn không thay đổi. Tại Việt Nam từ năm 1954 đến 1975, thực chất chỉ có một Nhà nước chính danh của dân tộc Việt Nam tồn tại, đó là Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được khai sinh ngày 2-9-1945 sau cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử. Bộ máy quản lý Nhà nước đó đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu chọn. Các đại biểu Quốc hội khóa I được cử tri cả nước tín nhiệm bầu ra trong cuộc Tổng tuyển cử vào ngày 6-1-1946. Còn cái gọi là “Chính phủ Việt Nam cộng hòa” không phải là một chính quyền hợp pháp, hợp đạo lý, hợp lòng dân mà chỉ là tay sai cho đế quốc Mỹ.

Đến đầu năm 1973, sau khi thua đau trên chiến trường, chịu sức ép của dư luận trong nước và quốc tế bởi đang thực hiện một cuộc chiến tranh phi nghĩa, đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi nước ta. Nhưng Mỹ vẫn để lại một đội ngũ cố vấn hùng hậu, vẫn viện trợ quân sự để tiếp tục biến chính quyền “Việt Nam cộng hòa” thành con rối trong tay Mỹ. Như thế, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta không phải là một cuộc nội chiến giữa hai miền Nam-Bắc của Việt Nam như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Mà đó là cuộc kháng chiến chính nghĩa của toàn thể dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam trước sự xâm lược của đế quốc Mỹ và đánh đổ bè lũ tay sai của Mỹ, kết thúc thắng lợi bằng Chiến thắng 30-4-1975.

Chiến thắng 30-4-1975 là thắng lợi to lớn nhất, trọn vẹn nhất, vĩ đại nhất trong hành trình thực hiện mục tiêu cách mạng do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng và chói lọi trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc. Nếu không có Chiến thắng 30-4-1975, chúng ta không thể có công cuộc đổi mới hiện nay, không có điều kiện để tập trung tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong gần 50 năm qua./.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 nước ta xảy ra sự kiện đặc biệt gì?

Cách đây 45 năm, vào lúc 11h30' ngày 30/4/1975, lá cờ của Quân giải phóng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, non sông Việt Nam thống nhất.

Lúc 11 30 ngày 30 tháng 04 năm 1975 đánh dấu sự kiện gì?

11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống sau đó kéo lá cờ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam lên.

Ngày 30 tháng 4 là ngày gì?

Ngày 30 tháng tư là ngày giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất hai miền Nam Bắc. Đây là ngày lễ trọng đại, có ý nghĩa lịch sử đối với người dân Việt Nam. Cứ đến ngày này Đảng và nhân dân ta sẽ hướng về chiến thắng lịch sử của dân tộc vào mùa xuân năm 1975.

Sài Gòn được giải phóng khi nào?

Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc.

Chủ đề