Ăn coi nồi ngồi coi hướng nghĩa là gì

‘Ăn trông nồi ngồi trông hướng’, câu tục ngữ hay dạy chúng ta về cách ứng xử phù hợp

(VOH) - Nằm trong kho tàng câu ca dao tục ngữ ông bà ta đã để lại thì một trong những câu mà chúng ta hay nghe nhiều nhất có lẽ là câu ‘Ăn trông nồi ngồi trông hướng’.

Từ ngàn xưa, ông bà ta thường răng dạy “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” như một cách dạy bảo con cháu đời sau về cách sống, cách ứng xử sao cho phù hợp trong mọi hoàn cảnh. Thế nhưng, trong xã hội hiện đại liệu có bao nhiêu người hiểu được ý nghĩa của câu nói ấy?! 

Vậy hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về câu tục ngữ "Ăn trông nồi ngồi trông hướng" qua bài viết dưới đây nhé!

1. “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là gì?

“Ăn trông nồi ngồi trông hướng” bao gồm hai vế, tuy từ ngữ ngắn gọn và đơn giản nhưng nội dung lại chứa đựng những điều sâu sắc. 

Hình ảnh người Việt xưa ăn cơm (Nguồn: Internet)

“Ăn trông nồi” đề cập đến việc chúng ta ăn uống như thế nào cho đúng mực, hợp hoàn cảnh. Lúc ngồi trong bàn ăn với người nhỏ hơn, người bằng tuổi hay người lớn cũng đều phải nhìn xem mình đã ăn uống đúng cách hay chưa. Ăn quá nhiều, ăn hết phần của người khác, hoặc ăn mà không xem thử mọi người có đang dùng thức ăn hay không, đều là những cách ăn chưa phù hợp.

“Ngồi trông hướng” nhắc nhở chúng ta trong lúc ngồi ăn cần xem lại mình đang ngồi ở vị trí có phù hợp hay chưa, đặc biệt là khi có người lớn tuổi hơn. Không chỉ trong mâm ăn, mà những nơi khác như chốn đông người, trên các phương tiện công cộng, hay nơi làm việc,… đều cần tự nhắc mình về ý thức trong việc đi, đứng, ngồi tùy vào vị trí và vị thế của ta. 

“Ăn trông nồi ngồi trông hướng” đã nhắc nhở chúng ta trong việc hoàn thiện mình về phong thái, cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh khác nhau. Dù ở thời điểm nào, câu tục ngữ này vẫn luôn ở bên và dạy ta cách làm người cho đúng nghĩa. Nhìn lại và tự đánh giá rằng ta đã sống đúng với câu “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” hay chưa chính là cách hoàn thiện bản thân của mỗi người. 

Xem thêm: Học câu ‘ăn quả nhớ kẻ trồng cây’ đã lâu, vậy đến nay bạn đã thực hiện những gì về lòng biết ơn rồi?

2. Giải thích nghĩa câu “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” 

Thời gian trôi qua, những ý nghĩa và bài học rút ra từ câu tục ngữ “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” mãi còn vẹn nguyên. Ngắn gọn, đơn giản là thế, nhưng cả đời người nếu gắn bó với cách cư xử, cử chỉ đúng mực này thì cá nhân mỗi người thực sự tuyệt vời làm sao. Đây là một trong những kỹ năng sống hằng ngày mà mọi phụ huynh đều cần dạy cho các em ngay từ lúc còn nhỏ.

Khi ăn hãy nhớ đến câu tục ngữ "Ăn trông nồi ngồi trông hướng" (Nguồn: Internet)

Câu tục ngữ “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” luôn nguyên vẹn một lời dạy về cách ăn uống, đi đứng của mỗi người. Ăn uống không quá bừa bộn, không chỉ nghĩ đến việc ăn cho thỏa nhu cầu của mình mà quên mình đang ăn cùng người khác, đặc biệt là khi có người lớn. Không nên đụng đũa khi người lớn chưa bắt đầu ăn cũng như không nên tiếp tục ăn lúc mọi người đã dùng xong bữa. 

Đối với việc ngồi, cần chú ý mình đang ngồi ở vị trí nào, ngồi sao cho phù hợp, nhất là lúc có nhiều người xung quanh. Không nên ngồi chắn lối đi hoặc chen chỗ với người khác. Lúc có người lớn tuổi hơn mình thì nên nhường chỗ, đây vừa là phép lịch sự, vừa là lối sống tốt đẹp của mỗi người. 

Trong cuộc sống hằng ngày ta cần nhìn nhận lại đạo đức, lễ nghi của bản thân sao cho vừa phù hợp với hoàn cảnh, vừa cảm thấy mình sống thỏa mái là được. “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” chính là không quá hồn nhiên, không quá vô ý để làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Hãy tập cho mình lối sống biết sẻ chia, nhường nhịn, và biết nghĩ cho người khác.

Câu tục ngữ có ý nghĩa như “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” cũng đã được đưa vào sách Ngữ Văn lớp 7 để các em học sinh có thể tiếp cận với bài học về cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Và từ đó, chúng ta cũng có thể thấy được việc tự rút ra bài học cho mình cũng như nhắc nhở mọi người xung quanh về lối sống đẹp này luôn là điều cần thiết và mang tính nhân văn. 

Xem thêm: "Dĩ hòa vi quý": Sống chan hòa, yêu thương hay nhu nhược, ba phải?

3. Cuộc sống trọn vẹn hơn bắt đầu từ cách ứng xử “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” 

Thời hiện đại dễ khiến con người quên đi những hành động dù nhỏ bé nhưng quan trọng không kém trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy câu tục ngữ “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” vẫn luôn là tiếng chuông nhắc nhở chúng ta mỗi khi tham gia các bữa ăn hay đi đến đâu đó đều cần phải tự nhìn nhận lại cử chỉ ăn uống, đi đứng của mình.

Tự hoàn thiện mình qua câu tục ngữ "Ăn trông nồi ngồi trông hướng" 

Cuộc sống rộng lớn bắt nguồn từ vô vàn những điều nhỏ bé, và sự thành công, hạnh phúc trong cuộc đời cũng xuất phát từ những cử chỉ, hành động hằng ngày. “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” không chỉ là lời nhắc về cách ăn uống, đi đứng mà còn sâu xa hơn, mở rộng hơn cho người nghe về ý thức cá nhân trong mọi trường hợp khác nhau.

Ý thức quyết định nên sự hình thành nhân cách, lối sống của mỗi người. Khi ta biết yêu chính ta cũng là lúc ta biết yêu mọi người, biết yêu cuộc đời. Vì vậy trong mọi hoàn cảnh, hãy làm những việc xuất phát từ tình yêu thương, từ ý thức mình vì mọi người, và luôn nhớ soi rọi bản thân để hoàn thiện hơn mỗi ngày. 

Thế hệ của ông bà ta đã sống, trải nghiệm và đúc kết những bài học mang ý nghĩa tốt đẹp như vậy, việc của chúng ta chính là học hỏi từ những câu ca dao tục ngữ đi cùng năm tháng đó. “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” càng trở nên đặc biệt hơn đối với thế hệ trẻ hôm nay trong cách sống, học tập và làm việc.  Tuổi trẻ tài cao, nhưng có tài cần đi kèm với có đức, hãy rèn luyện lối sống đẹp “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” từ ngay bây giờ.

Đôi khi cuộc sống dần trở nên vội vã và phức tạp, hãy dừng lại một chút tại thời điểm này và hỏi xem mình đã sống một cách phù hợp với bài học đạo đức “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” chưa, và rồi ta sẽ trưởng thành hơn với những lần tự soi lại mình. Vì cuộc sống luôn mang đến những bài học, và nhờ đó mà chúng ta lớn lên, nên hãy luôn trong tâm thế trải nghiệm và học hỏi từ những điều nhỏ bé bạn nhé.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet

Ăn coi nồi ngồi coi hướng nghĩa là gì

Bài làm

Nền văn học nước ta rất phong phú và đa dạng được truyền từ đời này sang đời khác với rất nhiều câu ca dao, tục ngữ để răn dạy con cháu, với những câu từ dễ thuộc, dễ nhớ khiến con người điều chỉnh được hành vi của mình. Có câu tục ngữ: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” để thấy được những lời giảng dạy mà các cụ để lại về cách nhìn trước sau, về cách ứng xử trong cuộc sống.

Đầu tiên khi đọc lên chúng ta hiểu ngay ý nghĩa câu tục ngữ là muốn dạy cho ta những việc nhỏ nhất trong cuộc sống, ý tứ trong việc đi đứng, ngồi xuống trong gia đình, như ngay trong gia đình chúng ta, khi ăn cơm, nói chuyện với người lớn thì cần có thái độ và cách cư xử như thế nào cho phải đúng với nghĩa “kính trên, nhường dưới”, học ngay từ cuộc sống hàng ngày, để hình thành nên thói quen, nếp sống cho phải. Hay khi đang ăn cùng tập thể, ngồi chỗ đông người thì khi ăn phải biết ý tứ nhìn mọi người xung quanh như thế nào? Không thể nào ngồi luôn một chỗ các cụ, các bác lớn tuổi, anh chị bề trên rồi ăn uống, nói năng bừa bãi như thế rất mất lịch sự. Và thêm qua hành động đó mọi người đánh giá không tốt về mình.

“Ăn trông nồi” nghĩa là khi ăn phải xem cơm còn hay không để còn biết dừng lại, không nhẽ thấy cơm ít mà cứ ăn hết luôn mà không nghĩ đến phần người khác. Nhất là khi nhà đông người, thì phải ăn ít đi chứ không được chỉ biết đến bản thân mình. Mọi người cũng thường có câu “suy nghĩ trước khi nói”, hoặc khi làm một việc chúng ta cũng cần phải suy nghĩ trước sau, mình là khách, mình là người trẻ cần phải kính người già và trẻ nhỏ, chỉ cần ý tứ một chút là họ có thể hiểu được phần nào con người mình và có ấn tượng tốt đẹp ngay từ đầu.

Xem thêm:  Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ngữ văn 8

Còn “ngồi trông hướng” là chúng ta phải hiểu, hướng đây chính là vị thế tương quan với người khác trong bữa ăn. Không thể một người trẻ tuổi lại ngồi ngang hàng với các cụ lớn tuổi, người trẻ nhất là con gái thì nên ngồi gần để bới cơm cho mọi người. Đồng thời khi ngồi gần nồi cơm thì ta sẽ biết ăn đến đâu để còn phần người khác, “trông hướng” cũng đồng nghĩa với việc xem thái độ của mọi người mà có được những hành xử tốt nhất của mọi người. Là khách thì “trông hướng” sẽ khiến chủ nhà cảm thấy tôn trọng, và có những thiện cảm tốt dành cho mình.

Ăn coi nồi ngồi coi hướng nghĩa là gì

Giải thích câu tục ngữ: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

Ngày nay khi xã hội đã phát triển hơn, không còn chế độ phong kiến hà khắc như ngày xưa thì mọi người cũng thoải mái hơn trong một số trường hợp. Thời ngày xưa, có người phép tắc đến mức khi người già, những người lớn tuổi đã hạ đũa không ăn nữa thì bản thân mình cũng nên thôi. Thật sự lời khuyên qua câu tục ngữ không hề thừa chút nào từ ngày xưa cho đến tận bây giờ.

Có rất nhiều câu chuyện kể về việc cần phải “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, như trong một quán ăn, có hai hình tương phản trong nhà hàng, một thanh niên gác chân lên ghế, vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả, thi thoảng cười to lên với người bạn đối diện. Anh ta thuộc một thang bậc giá trị, còn đây, một người đàn bà trung niên, có lẽ là một cán bộ viên chức, lại thuộc một thang bậc giá trị khác, lúc khách đông chị nhanh chóng chọn một chỗ trống, kéo ghế đúng tầm, ăn uống rất thận trọng. Và chị ấy ý thức được hành động thế nào cho phù hợp. Hay một câu chuyện khác, một đôi vợ chồng có người chồng rất ham ăn, thường ăn hết phần của người khác, mà không biết đến mọi người như thế nào, hành động đó cần “ăn trông nồi, ngồi trong hướng”, làm cho mọi người mỗi khi thấy người chồng đều không muốn ngồi cùng, thấy vậy người vợ bèn ra một kế sách để anh chồng ăn chậm lại là “cứ giật dây thì mới được gắp một miếng”. Trong cuộc sống hàng ngày, hành động của chúng ta chỉ cần thay đổi một chút thì mọi người sẽ đánh giá con người mình theo một phương hướng khác. Biết rằng, mỗi người có cách ăn, cách đi đứng ngồi khác nhau, nhưng hãy hành động thế nào cho đẹp, cho phải với hành xử mà ông, bà, bố, mẹ dạy chúng ta.

Xem thêm:  Giới thiệu về chuyện cưới xin của người Mường

Thế mới thấy, tuy một hành động nhỏ thôi cũng để ta hiểu rõ về một con người. Các cụ đã có những lời khuyên rất cụ thể, từ những việc ăn như thế nào? Ngồi thế nào? Đó là những răn dạy phải nhất xưa kia mà ông cha ta để lại. Khi đến chỗ đông người cần có ý thức, không nên vì hành động của mình khiến mọi người cảm thấy xấu hổ thay, làm cho không khí của bữa tiệc trở nên xấu đi. Mà hãy để mọi người cảm thấy thỏai mái, ăn uống, nói chuyện mà khen hành động của chúng ta. Trong xã hội, có thể những thứ tốt đẹp ta làm không được xã hội để tâm nhiều lắm vì đó điều hiển nhiên, nhưng khi bạn chỉ cần  hành động sai, làm xấu đi thì chắc chắn sẽ bị xã hội nói đến, thế nên hãy để cho họ thấy những cử chỉ đẹp của mình.

Ngày xưa, khi còn trong những năm đất nước còn nhiều khó khăn, đời sống nhân dân không được no đủ, xã hội mà miếng ăn được coi trọng, cái đói nghèo cứ mãi đeo bám và gia đình chẳng ai dư giả cả. Trong bữa ăn hàng ngày, còn phải nhường nhịn nhau, nhưng nhiều người họ đâu có để ý, cứ ăn no phần mình rồi đi về, còn người khác thì không cần để ý. Biết rằng mỗi nơi có một nét văn hóa riêng, có cách ăn uống, ngồi riêng nhưng cũng ta vẫn phải giữ được bản chất, đạo lý mà ông cha ta để làm tăng thêm giá trị cho văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa hòa nhập chứ không bị hòa tan.

Xem thêm:  Thuyết minh về một văn bản thể thơ lục bát ngữ văn 8

Câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” chính là câu tục ngữ để lại cho ta nhiều ý nghĩa trong cuộc sống, chỉ là những cái đơn giản cũng có thể hình thành nên tính cách của một người, qua đó thấy được chúng ta sống trong một môi trường có giáo dục, biết lịch sự, biết ý, để mọi người thêm thấy phẩm chất của mình.