Ấn Độ giáo và Phật giáo ra đời ở đâu

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Những chi phái Ấn Độ giáo quan trọng nhất
    • 2.1 Ấn giáo thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ
    • 2.2 Ấn giáo vệ-đà
      • 2.2.1 Nguồn gốc và thánh điển
      • 2.2.2 Bà-la-môn giáo
    • 2.3 Ấn giáo Tì-thấp-nô
    • 2.4 Ấn giáo Thấp-bà
    • 2.5 Ấn giáo Tính lực
    • 2.6 Ấn giáo Bất nhị Phệ-đàn-đa nhất nguyên
    • 2.7 Tân Ấn Độ giáo
    • 2.8 Ảnh hưởng đến các tôn giáo khác
  • 3 Cơ sở chung của các nhánh Ấn Độ giáo
    • 3.1 Luân hồi
    • 3.2 Chế độ đẳng cấp
    • 3.3 Tôn thờ Thánh tượng
  • 4 Số lượng tín đồ
  • 5 Xem thêm
  • 6 Chú thích
    • 6.1 Ghi chú
    • 6.2 Web
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Từ nguyênSửa đổi

Kể từ thế kỉ 16 các nhà truyền giáo và du khách phương Tây thường nhắc đến tôn giáo và phong tục Ấn Độ và thường gọi những người bản xứ này là "ngoại đạo" (en. pagan, de. Heiden) nếu họ không tự nhận mình theo một trong các tôn giáo lớn (Ki-tô giáo, Do Thái giáo hoặc Hồi giáo). Họ được gọi theo tiếng Latin là gentiles, tiếng Bồ Đào Nha là gentio và từ đó ra tiếng Anh là gentoo và tiếng Hà Lan/tiếng Đức là Heyden (Heiden). Đến thế kỉ 18 thì từ "Hindoo" (tiếng Ba Tư Hindu) bắt đầu được dùng và cuối cùng, trong thế kỉ 19, danh từ "Hinduism" trở nên rất thông dụng. Như vậy thì từ "Hinduism" - được dịch là Ấn Độ giáo ở đây - không phải là một danh hiệu tự xưng của một tôn giáo Ấn Độ. Nhưng tên này lại ảnh hưởng đến quan điểm tự nhận của phong trào Tân Ấn Độ giáo (Neo-Hinduism) trong thế kỉ 19 và thế kỉ 20 vì nó gợi ý một sự thống nhất tôn giáo trong cuộc chiến giành độc lập Ấn Độ, và được dùng để phản ứng các khuynh hướng phân chia ngày nay.

Tuy vậy, từ Hinduism có thể gây hiểu lầm. Khi người ta bắt đầu dùng nó thì đã dựa trên hai điều kiện tiên quyết không đúng. Thứ nhất là người ta tin là từ phái sinh từ gốc Ba Tư Hindoo (Hindu) chỉ tín đồ của một tôn giáo nhất định. Thứ hai là người ta cho tất cả những người Ấn đều là tín đồ của tôn giáo này nếu họ không theo các tôn giáo lớn còn lại, ví như Hồi giáo, Công giáo, Do Thái giáo, Phật giáo, Kì-na giáo. Cả hai điều kiện tiên quyết bên trên đều bị nhìn nhận sai. Danh từ Ba Tư "Hindu" chỉ có nghĩa tương đương với từ có gốc Hy Lạp là "Indian", và cả hai đều có gốc từ tên con sông lớn Ấn Độ (tiếng Phạn: sindhu, tiếng Ba Tư: hindu, tiếng Hy Lạp: Indós), đã mang đến đất nước nó chảy qua tên này: Hindus là những người xuất xứ từ nước Ấn Độ (india). Ngay khi người Hồi giáo nói tiếng Ba Tư đến xâm chiếm, phân biệt giữa tín đồ Hồi giáo và Hindus thì sự việc này cũng không có nghĩa là tất cả những người Hindu đều là tín đồ của một tôn giáo.

Ngày nay, người ta biết được hàng loạt tôn giáo của người Ấn Độ và các thông tin nghiên cứu ngày càng phong phú. Thế nên, từ "Hinduism", "Ấn Độ giáo", không thể mang nghĩa là một tôn giáo nhất định của người Ấn mà chỉ là cách gọi mang ý nghĩa bao quát, chỉ một nhóm tôn giáo có sự tương quan với nhau, nhưng khác biệt nhau, xuất phát từ Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh). Các tôn giáo này dù có quan hệ với nhau nhưng cũng khác nhau như sự khác biệt giữa Do Thái, Phật, Thiên chúa và Hồi giáo. Chúng có những khái niệm thượng đế khác nhau, có những pho thánh điển khác nhau cũng như những phương pháp tu tập, hình thức thực hiện nghi lễ khác nhau. Chúng có những hệ thần học khác nhau, lập cơ sở trên những nhà thần học, những bậc đạo sư khác nhau, và tôn xưng các thần thể khác nhau như vị Thần tối cao.

Một cách gọi thường gặp nhưng không chính thức và cũng không chính xác của tín đồ Ấn giáo là Sanātana-dharma (सनातनधर्म), nghĩa là "Pháp trường tồn". Các tên khác như vaidikadharma (Ấn giáo Phệ-đà) hoặc brāhmaṇa, brāhmaṇya (Bà-la-môn giáo) chỉ nêu được những nhánh của Ấn Độ giáo mà thôi.

Nguồn gốc của Ấn Độ giáo đến từ đâu?

Ấn Độ giáo đã phát triển qua nhiều thế kỉ từ nhiều nguồn khác nhau: các nghi thức văn hóa, kinh sách và trào lưu triết học, cũng như các tín ngưỡng phổ thông. Sự tổng hợp của những yếu tố trên giải thích cho sự đa dạng phong phú của nghi thức và đức tin của nó. Ấn Độ giáo được phát triển từ vài nguồn:

Nền văn hóa thời tiền sử và đồ đá mới, đã để lại dấu vết thực chất bao gồm nhiều hòn đá và vách hang động có vẽ hình trâu bò, biểu thị một mối quan tâm đến nguồn gốc thần thánh của những loài động vật này.

Ấn Độ giáo và Phật giáo ra đời ở đâu

Nền văn minh thung lũng Indus, nay là vùng Pakistan và Tây Bắc Ấn Độ, đã từng phát triển rực rỡ trong khoảng những năm 2500 đến 1700 trước CN, và vẫn còn hiện diện với các tồn tại tôn giáo đến năm 800 TCN. Nền văn minh đã đạt đến đỉnh cao ở các thành phố Harrapa và Mohenjo-Daro. Mặc dù dấu tích vật chất của các khu tổ hợp đô thị này vẫm chưa tạo ra một bức tranh tôn giáo rõ ràng, các nhà khảo cổ đã phục chế được một số cổ vật thú vị, trong đó có nhiều dấu ấn khắc hình trâu bò, và trong đó có một vài hình tượng ngoại lệ là bức vẽ những hình người đang ngồi trong tư thế yoga; tượng đất phụ nữ biểu tượng cho phồn thực và một vài điêu khắc hình người làm từ đá và đồng. Các chứng cứ vật chất tìm được ở các di tích này bao gồm cả những mẫu linga bằng đá đầu tiên (hình dương vật tượng trưng cho thần Shiva). Các dấu tích văn tự còn khẳng định những người bản xứ ở khu vực này thờ cúng các Linga.

Theo các giả thuyết gần đây, những người ở Thung lũng Indus di cư từ vùng Gangetic ở Ấn Đọ và hòa nhập vào văn hóa bản xứ, sau sự suy tàn của nền văn minh Thung lũng Valley. Một nhóm tách biệt của người nói hệ ngôn ngữ Ấn- Âu di cư sang các lục địa nhỏ từ Tây Á. Những người mày mang theo đời sống tâm linh bao gồm cả hỏa thiêu để tế thần được điều khiển bởi các thầy tu, và một hệ thống thánh ca và thơ chung có tên gọi là Vedas (Kinh Vệ Đà)

Các tín ngưỡng bản xứ của những người tiền- Vệ Đà của các vùng vệ tinh Ấn Độ đã hoàn thiện một hệ thống các nghi thức địa phương dựa trên sự sùng bái tín ngưỡng phồn thực trong nông nghiệp và các thần linh tự nhiên. Những văn tự kinh Vệ Đà nói đến sự thờ phụng thần tượng, sự bảo hộ của các thần và tượng dương vật.

Ấn Độ giáo và Phật giáo ra đời ở đâu

Phần tiếp theo: Niềm tin trong Ấn Độ giáo

Theo Khan Academy

I, Giới thiệu về Đạo Phật hay Phật Giáo:

Nội dung bài viết

  • I, Giới thiệu về Đạo Phật hay Phật Giáo:
    • 1/ Phật giáo là gì? Phật giáo bắt nguồn (xuất phát) từ đâu?
    • 2/ Phật giáo ra đời như thế nào? Ý nghĩa sự ra đời của Phật Giáo:
    • 3/ Giáo lý của đạo Phật:
    • 4, Lễ nghi và các ngày lễ quan trọng của Phật giáo:
  • II, Lịch sử hình thành và Phát triển của Phật Giáo Việt Nam:
    • 1, Phật giáo và văn hóa Việt Nam :
    • 2, Những đóng góp của Phật Giáo Việt Nam qua các thời kì:
    • 3, Đặc điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam
    • 4, Sự hình thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam:
    • 5, Phật giáo Việt Nam hiện nay
  • Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

1/ Phật giáo là gì? Phật giáo bắt nguồn (xuất phát) từ đâu?

Ấn Độ giáo và Phật giáo ra đời ở đâu

Đạo Phật dựa trên lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật giáo hay Đạo Phật là một tôn giáo hay nói đúng hơn là hệ thống triết học gồm các giáo lý, tư tưởng triết học đầy đủ về nhân sinh quan , thế giới quan cùng phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của nhân vật lịch sử có tên là Siddhartha Gautama dịch thuần Việt là Tất đạt đa Cồ-đàm.

Phật giáo có nguồn gốc từ đâu? Phật giáo ra đời năm nào?

Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya).

Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”.

Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.

2/ Phật giáo ra đời như thế nào? Ý nghĩa sự ra đời của Phật Giáo:

Ấn Độ giáo và Phật giáo ra đời ở đâu

Phật giáo hướng đến việc con người tự giác ngộ để thoát khổ

Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại.

Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân – Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp.

Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”.

Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật.

Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền.

Điều này xuất phát từ lý do Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người, do đó Đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời).

Một đặc điểm nổi bật của đạo Phật là một tôn giáo hoà bình, hữu nghị, hợp tác.

Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến.

Tính đến năm 2008, đạo Phật có khoảng 350 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo.

Trong thời điểm bấy giờ xã hội Ấn Độ rất rối ren. Đây là thời kỳ chiếm hữu nô lệ, phân chia giai cấp sâu sắc. Xã hội chia làm 4 giai cấp:

Phật giáo có mấy phái ?

Cùng với sự phân chia hệ phái của Phật giáo và với cách tiếp cận, nhìn nhận khác nhau về giáo lý Phật giáo, với tinh thần khế lý – khế cơ, từ hai phái lớn của Phật giáo lại được phân thành nhiều tông phái khác nhau. Có thể nói, sự hình thành các tông phái không phải là sự phân liệt, tranh chấp trong Phật giáo về quyền lợi, địa vị của Tăng chúng, cũng không phải là sự phủ định lẫn nhau mà đây chính là sự phát triển làm cho Phật giáo trở nên vững chắc.

Trước đây, Phật giáo có nhiều tông phái, sau này phần nhiều các tông phái có cùng khuynh hướng sát nhập lại với nhau, hiện tại có 10 tông phái của Phật Giáo:

1-Câu Xá tông

2-Thành Thật tông

3-Tam Luận tông

4-Pháp Tướng tông

5-Thiên Thai tông

6-Hoa Nghiêm tông

7-Luật tông

8-Thiền tông

9-Tịnh độ tông

10-Mật tông

Chín tông phái (từ 1 đến 9) thuộc loại bộ Hiển giáo. Trong Hiển giáo lại được chia ra Nam tông (1,2) và Bắc tông (từ 3 đến 9). Hiển giáo là thứ giáo lý có thể dùng ngôn ngữ để phát biểu, diễn đạt được. Hiển giáo là do Báo thân và Ứng thân Phật thuyết pháp.

Đối với Mật tông thuộc loại bộ Mật giáo, là thứ giáo lý không thể dùng ngôn ngữ diễn đạt. Mật giáo là do Pháp thân Phật thuyết pháp, do đó giáo phái này còn được gọi là Chân Ngôn hay Chân Ngôn tông.

3/ Giáo lý của đạo Phật:

Ấn Độ giáo và Phật giáo ra đời ở đâu

Tứ thánh đế là giáo lý cốt lõi của Phật pháp

Những giáo lý của đạo Phật đều được nhắc rõ ràng trong kinh sách, tuy nhiên có nhiều cách lý giải khác nhau bởi nhiều trường phái khách nhau tạo nên hệ thống triết lý khá phức tạp.

Giáo pháp của Phật giáo được tập hợp trong Tam tạng gồm:

Kinh tạng: là những bài giảng của chính Đức Phật hoặc các đại đệ tử của Ngài. Kinh tạng được chia làm 5 bộ: Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tương ưng, bộ kinh, Tăng chi bộ kinh, Tiểu bộ kinh.

Luật tạng: Được ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, là tạng sách cổ nhất, nội dung thể hiện lịch sử phát triển của Tăng-già và các giới luật của người xuất gia.

Luận tạng: Hình thành khá trễ, thể hiện các quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lý học.

Những giáo lý của Phật giáo được thể hiện trong các luận điểm như:

Tứ Thánh đế ( Tứ Diệu Đế): Đây là tư tưởng căn bản, côt lõi của Phật pháp.

Bốn chân lý giúp chúng ta nhận biết bản chất của sự khổ đau trong luân hồi, nguyên nhân và phương pháp giải trừ đau khổ.

Đức phật có dạy rằng cuộc đời có khổ đau ( gọi gọi là khổ đế) , có nguyên nhân ( gọi là Tập đế), có thể dập tắt ( gọi là Diệt đế), và con đường bát chánh đạo- Trung đạo sẽ giúp diệt khổ ( gọi là Đạo đế).

Tứ đế thể hiện đầy đủ về quá trình nhận thức các loại khổ đau, nguyên nhân, trạng thái không còn khổ đau và con đường thoát khổ.

Và để thoát khổ được thì phải nhận thức đúng đắn về đau khổ. Đó là quan điểm triết học mang tính duy lý.

Khổ đế: những khổ đau về: sinh lão, bệnh, tử; khổ tâm gồm: sống với người mình ghét, chia lìa người thân, những mong muốn mà không được như ý, chấp vào thân ngũ uẩn. Trước hết cần phải thừa nhận khổ đau, không nên trốn tránh, phớt lờ hay cường điệu hóa, nhận thức về khổ đau một cách toàn diện, sâu sắc.

Tập đế: Chính là nguyên nhân của khổ đau bao gồm: tham ái, sân hận, si mê và chấp thủ. Khi tìm được đúng nguyên nhân đó trong luân hồi chuyển kiếp do vô minh và ái dục được chỉ rõ trong 12 nhân duyên.

Diệt đế: Đó là trạng trái không còn khổ đau, là sự giải thoát tận cùng chân thực, đó là hạnh phúc khi chấm dứt sự vô minh hay dục vọng của con người.

Đạo đế: Đây là chân lý con đường diệt khổ hay chính xác là phương pháp để diệt khổ gồm tám nhánh- bát chính đạo và xoay xung quanh ba trụ cột lớn Trí tuệ- Đạo đức- Thiền định. Pháp môn để giúp đến con đường bát chi thánh đạo là 37 phẩm trợ đạo.

Bát chính đạo:

Đối với nhóm trí tuệ sẽ gồm có:

Chính kiến: Sự hiểu biết chân chính về nhân quả, duyên khởi, các sự vật hiện tượng một cách khách quan, không chi phối bởi cảm xúc, cảm tính, hiểu rõ 4 chân lý về khổ và cách thoát khổ. Từ đó có những cách cư xử không làm khổ bản thân và mọi người xung quanh.

Chính tư duy: Suy nghĩ đến việc từ bỏ chấp trước, ly tham, đoạn diệt, an tính, thắng trí và giác ngộ.

Đối với nhóm đạo đức:

Chính ngữ: Nói lời chân chính, sự thật, đoàn kết, mang tính xây dựng, đem lại sự an vui cho người khác.

Chính nghiệp: có nghĩa là hành vi chân chính nghĩa là không sát sinh, không trộm cắp, không ngoại tình. Nên thực hiện: chia sẻ cho những người kém may mắn hơn mình một cách hợp pháp, sống chung thủy một vợ một chồng, trọng thân.

Chính mạng: Có nghề nghiệp chân chính để nuôi sống bản thân, không nên làm nghề đồ tể, không sản xuất, buôn bán chất độc, gây nghiện.

Chính tinh tấn: Kiên trì làm những việc thiện, tiếp tục làm những việc thiện dự định làm, từ bỏ những việc bất thiện đang làm và dự định làm.

Đối với nhóm thiền định:

Chính niệm: nghĩa là làm chủ trong các giác quan trong cách đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, thức, ngủ, làm chủ cảm xúc và thái độ sống…

Chính định: có 4 tầng nấc thiền: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền cùng với những phương pháp bổ trợ như tứ niệm xứ, quán hơi thở. Sau khi đạt nấc cao nhất sẽ dẫn tâm về Tam minh gồm: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh.

Khi chứng xong, hành giả giải thoát hoàn toàn đắc quả vị A-la-hán..

Ngoài ra, trong đạo Phật còn có khái niệm về nhân quả, luân hồi.

Nhân quả: chính là mọi sự việc đều là kết quả của nguyên nhân trước đó.

Nhân hay còn gọi là nghiệp, khi gieo nghiệp thì sẽ gặt quả. Từ nhân đến quả thì có yếu tố duyên. Nếu duyên có điều kiện thuận lợi thì thuận duyên, còn cản trở là nghịch duyên.

Tương tác về nhân quả khá phức tạp diễn ra liên tục hoặc song song gọi là trùng trùng duyên khởi.

Các nguyên nhân cùng loại nhưng trái chiều sẽ bù trừ cho nhau và cái nào mạnh hơn sẽ tạo ra kết quả.

Điều này có nghĩa là nghiệp đã gieo có thể chuyển hóa được nếu gieo nhân mới đối lập với nhân cũ.

Quan hệ nhân quả là quy luật tự nhiên khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người. Dù con người có tin hay không thì quy luật vẫn vận hành và chi phối vạn vật.

Luân hồi: Đó là quan hệ nhân quả xuyên suốt thời gian. Điều này chỉ ra rằng việc tâm thức trải qua nhiều kiếp sống.

Chết là hết 1 kiếp sống, còn tâm thức sẽ mang theo nghiệp đi tái sinh ở kiếp mới. Và hình thức có thể khác nhau cũng như sự chuyển đổi giữa các loài hoặc các thế giới như cõi súc sinh, cõi người, cõi a tu la, cõi trời. Quan hệ nhân quả sẽ tác động và chi phối cách thức luân hồi.

Còn luân hồi là còn khổ. Do vậy đạo Phật chỉ ra rằng chỉ có giác khổ thì mới thoát khỏi luân hồi nghĩa là biết cách đoạn diệt để không còn quan hệ nhân quả.

Ngoài ra, đạo Phật còn đưa ra những vấn đề như siêu hình học, nhận thức luận và thế giới quan để giúp mọi người hình dung rõ hơn về sự kết nối giữa vạn vật trong vũ trụ một cách khăng khít.

Ấn Độ giáo và Phật giáo ra đời ở đâu

Nhân quả là quy luật tự nhiên khách quan

4, Lễ nghi và các ngày lễ quan trọng của Phật giáo:

Lễ nghi của Phật giáo thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính tới người sáng lập (đức Bổn sư).

Ban đầu, lễ nghi của Phật giáo khá đơn giản và đồng nhất, song cùng với quá trình phát triển, Phật giáo phân chia thành nhiều tông phái và du nhập vào các dân tộc khác nhau, hoà đồng cùng với tín ngưỡng của người dân bản địa, lễ nghi của Phật giáo dần có sự khác biệt giữa các khu vực, vùng miền…

Một số ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm của Phật giáo (tính theo ngày âm lịch):

– Tết Nguyên đán

– Rằm tháng giêng: lễ Thượng nguyên

– Ngày 08/02 : Đức Phật Thích Ca xuất gia

– Ngày 15/02: Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn

– Ngày 19/02: Khánh đản Đức Quán Thế Âm Bồ tát

– Ngày 21/02: Khánh đản Đức Phổ Hiền Bồ tát

– Ngày 16/3: Khánh đản Đức Chuẩn Đề Bồ tát

– Ngày 04/4: Khánh đản Đức Văn Thù Bồ tát

– Ngày 15/4: Đức Phật Thích Ca đản sinh

– Ngày 13/7: Khánh đản Đức Đại Thế Chí Bồ tát

– Ngày 14/7: Lễ Tự tứ

– Ngày 15/7 : Lễ Vu lan

– Ngày 30/7: Khánh đản Đức Địa Tạng Bồ tát

– Ngày 30/9: Khánh đản Đức Phật Dược sư

– Ngày 17/11: Khánh đản Đức Phật A Di Đà

– Ngày 08/12: Đức Phật Thích Ca thành đạo

Đối với Phật giáo Nam tông Khmer còn có một số ngày lễ theo truyền thống người Khmer, như:

– Ngày 13 – 15/4 dương lịch: Lễ mừng năm mới (CholChơnam Thmây – Tết dân tộc của người Khmer);

– Ngày 30/8 dương lịch: Lễ cúng ông bà tổ tiên (lễ Donta)…

– Đầu tháng 9 hoặc tháng 10 âm lịch (sau khi kết thúc khoá hạ): Lễ Dâng Y (hay lễ Dâng Bông);

– Ngày 15/10 âm lịch: Lễ cúng trăng (Okcombok).

1. Ấn Độ Giáo

Đây là tôn giáo duy nhất không do bất cứ ai sáng lập mà được hình thành từ những lễ nghi, tín ngưỡng phổ thông, kinh sách,…của Ấn Độ cổ đại. Mặc dù những dòng kinh cổ nhất được xác định có từ khoảng 4.000 năm TCN nhưng các nhà khảo cổ học tin rằng Ấn Độ giáo chính thức xuất hiện vào khoảng 2.500 năm TCN. Ấn Độ giáo chú trọng đến đạo đức xã hội (tế tự thần linh, thi hành bổn phận giai cấp) và đạo đức cá nhân (thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp). Mặc dù cũng mang ý nghĩa hướng con người đến cái thiện, giải thoát nhưng Ấn Độ giáo tồn tại sự phân chia giai cấp vô cùng khắc nghiệt. Theo họ, ai thuộc giai cấp nào thì phải yên phận ở giai cấp ấy và phải làm tròn bổn phận của mình. Tôn giáo này sử dụng kinh điển là bộ kinh Veda, thờ thần Brahma, Vishnu và thần Shiva.

Ấn Độ giáo và Phật giáo ra đời ở đâu

2. Phật giáo

Phật giáo được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ VI TCN, bởi thái tử Siddhartha (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này) vì muốn phủ nhận sự phân chia giai cấp của Ấn Độ giáo và tìm ra chân lý của sự sống. Phật giáo hướng con người đến giải thoát, giác ngộ, phủ nhận mọi lạc thú của nhân gian. Kể cả người xuất gia hay tu tại gia cũng cần phải thực hành theo các giới luật mà Đức Phật đặt ra. Theo Phật giáo, những gì con người nhận được trong kiếp sống này là do nhân quả của hành động mà mình đã làm trong các đời trước chứ không do bất kỳ một thần linh nào ban phát.

Ấn Độ giáo và Phật giáo ra đời ở đâu

3. Jaina giáo

Jaina giáo còn được gọi là Kỳ Na giáo trong tiếng Việt. Kỳ Na giáo do Mahavir sáng lập từ khoảng năm 540 TCN - 468 TCN. Theo tôn giáo này, nếu muốn đến cõi Niết bàn thì phải thực hành đạo dựa vào nỗ lực của bản thân. Cũng tương tự như Phật giáo, Kỳ Na giáo đặt ra những quy định riêng cho người xuất gia và người tu tại gia. Đây được xem là tôn giáo có lối tu khổ hạnh nhất ở Ấn Độ. Đạo Sikh không có một vị thần chính nào mà mỗi một vị thần tượng trưng cho một lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Hiện nay, Jaina giáo là một trong nhữngtôn giáo lớn ở Ấn Độ với khoảng 4,2 triệu tín đồ và không quá phổ biến trên thế giới.

Ấn Độ giáo và Phật giáo ra đời ở đâu

Khái quát về văn hóa tôn giáo ở Ấn Độ

Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc: Tôn giáo ở Ấn Độ là tôn giáo gì? chúng tôi chia sẻ một số nét khái quát về văn hóa tôn giáo ở Ấn Độ.

Ấn Độ là quốc gia có sự đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng với các tôn giáo chính như Ấn Độ giáo, Hồi giáo, đạo Sikh, Kito giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo, Hỏa giáo, Do Thái giáo.

Theo điều tra dân số năm 2011, 79,8%dân số Ấn Độtheođạo Hindu, Hồi giáo(14,2%),Kitô giáo(2,3%),đạo Sikh(1,7%),Phật giáo(0,7%) vàđạo Jain(0,4%) là các tôn giáo lớn khác tại Ấn Độ.

Mặc dù, mỗi người dân thuộc các tôn giáo khác nhau, nhưng họ luôn sống hòa thuận và đều hướng đến mục đích chung là mang mọi người đến gần nhau hơn.

Ấn Độ giáo và Phật giáo ra đời ở đâu