Ăn khoai môn bị ngứa miệng phải làm sao

Không muốn bị ngứa, ngộ độc hay đau bụng vì ăn khoai môn, cần nhớ những lưu ý sau

Là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng khoai môn cũng có những tác hại cần được chú ý khi sử dụng để khỏi gây hậu quả đáng tiếc.

Khoai môn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu tinh bột và vitamin, rất thích hợp để bổ sung năng lượng vào mùa đông.

Ăn khoai môn bị ngứa miệng phải làm sao

Khoai tây có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu dùng sai cách có thể gây nhiều tác hại khôn lường cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Trong 100g khoai môn chứa khoảng 372,6 calo năng lượng, fructose (0,1 gram), glucose (0,1 gram), thiamine (0,05 gram), riboflavin (0,06 gram ), niacin (0,64 gram), kẽm (0,17 gram), đồng (0,12 gram) và boron (0,12 gram). Trong khoai môn chứa 1,1 gram protein, 0,2 gram chất béo, 1 gram tro, 3,6 gram chất xơ, 19,2 gram tinh bột, 1,3 gram chất xơ hòa tan, 15 miligam vitamin C, 38 miligam canxi, 87 miligam phốt pho, 41 miligam magiê, 11 miligam natri, 354 miligam kali, 1,71 miligam sắt.

Nhờ đặc tính giàu dinh dưỡng mà khoai môn đặc biệt có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Nguồn cung cấp vitamin E dồi dào2. Cung cấp chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa3. Tốt cho phụ nữ mang thai4. Tốt cho hệ tim mạch5. Tốt cho người bị bệnh thận6. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường7. Ngăn ngừa ung thư

Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách khoai môn cũng có những tác hại nhất định.

1. Gây dị ứng, ngứa ngáy

Thông thường khi cạo vỏ khoai môn, chúng ta có thể bị ngứa ở tay, một lúc sau sẽ hết. Nhưng với những người có da nhạy cảm, triệu chứng ngứa có thể lan ra toàn thân. Do vậy, khi gọt vỏ khoai, chúng ta nên đeo găng tay hoặc làm xong ngâm vào phút trong nước có pha dấm là hết.

Nếu khi ăn khoai mà thấy ngứa miệng, bạn có thể chữa bằng cách ăn rau má trộn dầu dấm sẽ hết.

Vì lý do này, những người hay bị dị ứng được khuyến cáo không nên ăn khoai môn. Ví dụ, những người bị nổi mề đay, chàm, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng nên ăn càng ít càng tốt để tránh gây ra phản ứng dị ứng đường hô hấp và dị ứng da.

2. Gây ngộ độc

Giống như khoai tây, khoai môn khi mọc mầm cũng gây ra chất độc ở xung quanh khu vực nảy mầm. Ăn phải chỗ khoai môn mọc mầm sẽ bị ngộ độc gây ra triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

Để tránh ngộ độc, tuyệt đối không ăn mầm khoai môn, nếu khoai có mầm thì khoét bỏ cả phần xung quanh để tránh ngộ độc.

3. Đầy hơi khó tiêu

Khoai môn có nhiều chất xơ giúp ích cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều lại gây phản tác dụng khiến đầy bụng, khó tiêu. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn hãy ăn vài miếng dứa tươi để giúp giảm triệu chứng trên.

Do vậy, những người mắc chứng khó tiêu nên ăn ít khoai môn. Đặc biệt là trẻ nhỏ có dạ dày yếu cần chú ý nhiều hơn.

Đối với những người bình thường cũng cần chú ý đến lượng khoai môn tiêu thụ, nên kiểm soát nó trong vòng 100 gram mỗi ngày.

Tránh lạm dụng khoai môn để gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Ảnh minh họa

4. Gây tăng cân

Dù có nhiều chất xơ nhưng khoai môn cũng chứa lượng tinh bột khá cao và cung cấp lượng calo lớn. Do vậy, nếu muốn giảm cân bạn cũng không nên chọn khoai môn mà nên thay bằng những thực phẩm khác.

Tinh bột khoai môn còn có lượng đường cao nên cũng không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường ăn quá nhiều.

5. Gây tăng đờm

Khoai môn không được khuyến cáo cho những người bị đờm vì nước ép khoai môn có chất làm tăng hàm lượng đờm, khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng, không có lợi cho sự phục hồi của bệnh nhân.

Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/khong-muon-bi-ngua-ngo-doc-hay-dau-bun...

Ăn khoai môn bị ngứa miệng phải làm sao
Ngậy thơm món chè khoai môn bột báng theo công thức của bà ngoại

Vào những ngày trời nóng, có bát chè ngọt lịm, mát lạnh để sẵn trong tủ lạnh thì còn gì tuyệt bằng.

Bấm xem >>