Ăn măng ngâm tỏi ớt có tốt không

TPO - Măng tươi là một món ăn rất ngon, giàu chất dinh dưỡng có lợi nhưng có một số trường hợp tuyệt đối không được ăn măng tươi để bảo vệ sức khỏe.

Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân.

Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg.

Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, hiện nay nhiều gia đình có thói quen cực kỳ nguy hại khi ăn măng.

“Nếu cứ giữ thói quen này, mọi người sẽ biến măng thành thuốc độc”, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo.

Luộc măng qua loa

Trong măng có độc tố cyanide. Độc tố này khi đi vào cơ thể dưới tác động của các enzyme của đường tiêu hóa sẽ biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể. Chính vì thế, trước khi nấu măng phải được luộc thật kỹ và rửa đi rửa lại rất nhiều lần.

Ăn măng tươi cực kỳ độc hại

Hàng ngày, nhiều bà nội trợ thường sử dụng măng tươi để xào, nấu canh, ăn kèm với bún, phở… Theo nhiều nghiên cứu, trong măng có chứa ít lipid, đường, chất béo nhưng lại chứa nhiều chất xơ. Bởi thế, chúng là thực phẩm cho những người muốn giảm cân hiệu quả.

Vì chứa nhiều chất xơ nên măng tre còn có tác dụng trị táo bón, giúp tiêu hóa dễ dàng, làm giảm cholesterol trong máu… Cùng với đặc tính chống viêm, măng tre còn giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Măng tươi ngâm dấm, ăn xổi

Nhiều người có thói quen ngâm măng với dấm và ăn xổi. Tuy vậy, do độc tố trong măng gây hại cho sức khỏe nên măng ngâm dấm chưa đủ thời gian - măng chưa ngả sang màu vàng ươm và chưa có mùi chua thì có thể gây ngộ độc.

Những người 'cấm kỵ' không được ăn măng

Phụ nữ đang mang thai

Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric.

Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.

Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.

Trẻ em

Axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Do đó, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn loại thực phẩm này để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng

Măng tươi rất giàu chất xơ. Theo Đông y, loại thực phẩm này có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người mắc bệnh loét dạ dày và tráng tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Người bị bệnh thận

Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh khác ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường.

Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận.

Người bị bệnh gút

Người bị bệnh gút không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.

Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.

Trên đây là những người tuyệt đối không được ăn măng tươi dù món ăn này rất ngon. Hãy thận trọng để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Ngoài các món mặn, món canh độc đáo thì Việt Nam cũng có nhiều món ăn kèm thú vị không kém. Mỗi địa phương lại có những loại gia vị và công thức sáng tạo đặc trưng, làm cho kho tàng món ăn kèm trong bữa cơm người Việt thêm phong phú. Trong các loại phổ biến thì có một món được ưa thích đến mức “gây nghiện”, có người còn ăn luôn thay cơm - Đó là măng ớt ngâm, hay còn gọi dân dã là măng ớt.

Ăn măng ngâm tỏi ớt có tốt không

Vốn là đặc sản của các vùng cao Tây Bắc, Lạng Sơn, Yên Bái… nhưng măng ớt đã sớm được ưa chuộng rộng rãi khắp các vùng miền ở Việt Nam. Trong các gia đình vùng cao, gần như nhà nào cũng có một lọ, vại măng ớt lớn để ăn dần. Còn ở thành phố, măng ớt thường xuất hiện trong các quán ăn để ăn kèm với phở, bún, miến, mỳ, cháo…, món nào cũng hợp.

Ăn măng ngâm tỏi ớt có tốt không

Công thức làm măng ớt không khó, nhưng lại cần sự khéo léo, đúng tỉ lệ, vì chỉ cần một sơ suất nhỏ trong quá trình ủ chua, sơ chế măng cũng có thể khiến hỏng cả mẻ măng ớt.

Măng ớt quyến rũ nhất chính là hương vị chua cay khó lẫn. Kết hợp với màu vàng đỏ kích thích, măng giữ được độ giòn và mùi hương hơi nồng… ăn kèm với món nào gần như cũng hợp. Đồ luộc thì thêm đậm đà, các món bún-miến-mì-bánh đa nước thì thêm chua cay, giảm vị ngấy trong các món chiên, xào, bỏ vào lẩu thêm cay nồng… 

Ăn măng ngâm tỏi ớt có tốt không

Mới đây trên MXH, có một topic về món măng ớt nói chung đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Như chọc “đúng mạch”, có rất nhiều người bày tỏ sự yêu thích, ưa chuộng món ăn kèm này.

Ăn măng ngâm tỏi ớt có tốt không

Bài viết được đăng tải trong nhóm ẩm thực gần 100k thành viên. Trong đó, chủ post chia sẻ một lần ăn mì hộp bỏ “ngập” măng ớt, còn khẳng định ăn như vậy mới đã. Nguồn: Đặng Thanh Hoa/ CHÉN - BEATVN.

- “Mình nghiền kinh khủng mà không bao giờ làm được, toàn đi mua. Có đợt mùa đông ăn thay cơm kèm cá rán, hết bay nửa hũ”.

- “Đang mùa măng rồi đấy giờ tha hồ, mỗi tội không biết làm”.

- “Các ông bà, anh chị ở trên các vùng cao, dân tộc làm măng ớt siêu ngon, họ bỏ thêm nhiều nguyên liệu địa phương vào ý. Có đợt vợ chồng mình được chị hàng xóm (quê ở trên vùng cao) tặng một lọ mà ăn suýt xoa, vèo cái tuần hết luôn”.

- “Măng ớt ngon, mỗi tội hơi mùi, mà mình vẫn chứ chén sạch mới lạ”.

- “Mình đi ăn bún, bánh đa các kiểu cũng chỉ vì lọ măng này, ăn hết cái rồi thả măng vào bát nước. Trời ơi mê, ăn hết cả lọ nhà người ta luôn”.

Một điểm trừ nhẹ của măng ớt là có mùi khá nồng, hơi “hôi” nếu đậy nắp hũ lâu rồi mở ra. Nhưng dù vậy, đây vẫn là món ăn kèm rất được người Việt ưa chuộng vì dễ ăn, ngon miệng, tăng vị giác khi kết hợp với nhiều món.

Măng ngâm tỏi ớt có tác dụng gì?

măng ớt mang đến một hương vị đậm đà tinh tế cho người ăn với những vị cay của ớt, chua, ngọt của giấm đường và vị đắng của măng hoà quyện với nhau. Măng ớt không chỉ ngon mà còn nhiều dinh dưỡng. Trong măng có nhiều vitamin A, C, canxi, sắt và folate (loại vitamin mà con người thường thiếu hụt phổ biến nhất).

Măng ngâm ớt ăn với gì?

Măng muối ớt Sơn La cũng thường được ăn kèm bún, phở, mì đều rất ngon. Muối măng ớt Sơn La là một món ăn kèm khoái khẩu của người dân vùng núi Tây Bắc.

Ăn măng muối có tác dụng gì?

Công dụng của măng đối với sức khỏe Ngoài ra, măng cũng tốt cho sức khỏe và có thể hỗ trợ điều trị hoặc ngăn ngừa một số bệnh. Những tác dụng khác của măng mà ít người biết đến còn bao gồm giúp giảm cân, kiểm soát cholesterol, tốt cho tim, tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, chống viêm, chữa các vấn đề hô hấp,...

Ăn măng chua có tác dụng gì không?

Tốt cho tim: Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng trong măng có nhiều chất dinh dưỡng như selen, kali cùng với lượng carbohydrate, đường thấp. Chính vì vậy, măng chua đã trở thành nguồn thực phẩm tốt cho hệ tâm mạch, đào thải lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, thanh lọc động mạch và giảm thiểu các bệnh về tim.