Ảnh hướng của sản xuất dệt may đến sức khỏe con người

Tag Keywords: Công ty TNHH Thái Bình Dương (Pacific-vietnam) chuyên nhập khẩu và phân phối các máy vệ sinh công nghiệp như máy hút bụi công nghiệp, máy chà sàn liên hợp hay máy lau sàn công nghiệp nhà xưởng, máy quét rác công nghiệp. Sản phẩm nổi bật là máy chà sàn liên hợp đẩy tay và máy chà sàn công nghiệp ngồi lái. Máy hút bụi công nghiệp Delfin tại TP.HCM, máy lau sàn công nghiệp nhà xưởng, máy hút bụi công nghiệp xử lý bề mặt.

Trung bình mỗi năm, ngành dệt may Việt Nam chi khoảng 3 tỷ USD cho năng lượng sản xuất. Không chỉ sử dụng nhiều năng lượng, ngành này còn gây ô nhiễm nguồn nước do sử dụng nhiều hóa chất độc hại. Quy mô sản xuất vải ngày càng mở rộng, lượng ô nhiễm sẽ tăng không ngừng nếu công nghệ sản xuất không thay đổi.

Theo Tổ chức quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF), mỗi năm ngành thời trang toàn cầu tiêu thụ khoảng 1,5 tỷ lít nước, 92 triệu tấn rác thải, nước thải chiếm 20% nước thải công nghiệp. Trong khi trồng bông chỉ chiếm 2,4% đất canh tác trên toàn thế giới nhưng nó sử dụng tới 10% hóa chất toàn ngành nông nghiệp và 25% chất bảo vệ thực vật. Khí thải của ngành dệt may chiếm 2%-10% tổng lượng khí hiệu ứng nhà kính và tăng lên 26% vào năm 2050 nếu ngành không có động thái thay đổi.

Tại Việt Nam, phải mất 2.700 lít nước để làm một chiếc áo phông cotton và 17%-20% ô nhiễm nguồn nước công nghiệp xuất phát từ việc dệt nhuộm và xử lý dệt may. Nhiều vật liệu sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm dệt may như kim loại nặng, chất chống cháy, amoniac,... là hóa chất độc hại, đe dọa môi trường và sức khỏe con người. Ước tính hóa chất sử dụng tại các doanh nghiệp dệt nhuộm từ 500-2.000kg/tấn sản phẩm.

Việt Nam hiện có khoảng 177 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nhuộm in hoa và xử lý hoàn tất vải, 66 dây chuyền in hoa, 193 dây chuyền nhuộm liên tục, 100 thiết bị nhuộm dạng sợi. Hầu hết các dây chuyền nhuộm, kể cả dây chuyền hiện đại chưa được quản lý và khai thác công nghệ tương xứng với tính năng thiết bị. Trình độ công nghệ trong ngành dệt nhuộm chậm hơn các khu vực 15-20 năm. Số doanh nghiệp sử dụng công nghệ đồng bộ cao chỉ chiếm khoảng 20%; doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình chiếm 70%, doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại tự động hóa chỉ 10%.

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xanh hóa ngành dệt may để tận dụng các cơ hội miễn/giảm thuế từ FTA với châu Âu và các nước (EVFTA, CPTPP…), đảm bảo các yêu cầu của FTA về nguồn nguyên liệu từ vải, sợi đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, xã hội. Nếu không thay đổi phương thức sản xuất từ bây giờ, doanh nghiệp sẽ mất năng lực cạnh tranh. Đồng thời, để đảm bảo an ninh nguồn nước, năng lượng và các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu.

Bà Hoàng Thị Thanh Nga, Đại diện WWF cho rằng, ngành dệt may đang đứng trước thách thức mới, đó là không chỉ đáp ứng yêu cầu nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu sản xuất mà còn phải chứng minh được trách nhiệm xã hội với sức khỏe cộng đồng, các vấn đề liên quan đến môi trường.

Thời gian qua, WWF đã phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam triển khai dự án “Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam thông qua cải thiện quản lý nước và năng lượng bền vững” nhằm thúc đẩy quản lý lưu vực sông tốt hơn, cải thiện chất lượng nguồn nước và sử dụng năng lượng bền vững. WWF kỳ vọng sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho các khu công nghiệp trong tiếp cận gói “tín dụng xanh” để đầu tư khu công nghiệp dành riêng cho ngành dệt may.

Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục cùng tìm hiểu tương đối chi tiết về các tác động cụ thể của ngành dệt may lên môi trường của hành tinh chúng ta, từ đó nhận thức được tầm quan trọng của việc cải tiến để tạo cho ngành nghề này sự bền vững ở khía cạnh môi trường.

Nước thải từ nhà máy dệt may. Ảnh: Research Gate.

Theo tập đoàn Lenzing, mức độ tiêu thụ hàng dệt may của thế giới vào năm 2015 lên tới 95,6 triệu tấn hàng.

Có 62,1% trong số quần áo này là các sợi tổng hợp gốc dầu như là polyester, 25,2% là sợi dựa trên cellulo và protein, 6,4% là sợi cellulose dựa trên gỗ, 1,2% là sợi len và 1,5% là sợi tự nhiên khác.

Ngành dệt may là ngành tiêu thụ nhiều nước, năng lượng, và chất hóa học cần cho quá trình sản xuất sợi ở một số giai đoạn khác nhau. Nhiều nguồn tin khẳng định, dệt may chính là ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đứng thứ 2 toàn cầu.

Để sản xuất ra lượng sợi nói trên, cần khoảng 2.000 tỷ gallon nước và 145 triệu tấn than. Riêng than là nguồn quan trọng gây ô nhiễm không khí và nước.

Trong toàn quá trình sản xuất của mình, ngành dệt may tạo ra nhiều loại chất thải, bao gồm cả dạng khí, dạng lỏng, và dạng rắn.

Ô nhiễm nước

Thông thường để tạo ra 1kg sợi, cần tới 200 lít nước. Có nhu cầu sử dụng nhiều nước trong quá trình sản xuất sợi bao gồm, giặt sợi, tẩy màu, nhuộm màu, và sau đó là làm sạch sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, bản thân cây bông (cotton) cũng ngốn tới 19.000 lít nước để cung cấp đủ nguyên liệu cho việc sản xuất một chiếc áo phông.

Năm 2010, Niên giám Thống kê Môi trường Trung Quốc có trích dẫn thông tin nói rằng ngành dệt may Trung Quốc tạo ra tới 2,5 tỷ tấn nước thải.

Lượng lớn nước được sử dụng và thải ra trong quá trình sản xuất là nguyên nhân làm nhiễm độc cho sinh vật sống trong nước ngay từ nguồn, bao gồm các hóa chất hữu cơ độc hại, các anion độc hại, muối, kim loại ion, các phức hợp kim loại, các bioxit, và các chất hoạt tính bề mặt.

Các chất hoạt tính bề mặt và các hợp chất như chất tẩy rửa, chất phân tán, và chất nhũ hóa được sử dụng trong hầu hết các giai đoạn của quá trình sản xuất đồ may mặc và gây ra nhiều sự sủi bọt và độc tố thải ra nước.

Ngành thời trang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường như thế nào?

VOV.VN - Quần áo là nhu cầu quan trọng đối với con người nhưng có một thực tế khắc nghiệt là ngành thời trang đang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường rất lớn.

Ô nhiễm không khí

Các khí phát thải trong ngành dệt may được xem là vấn đề ô nhiễm thứ 2 bên trong ngành này, chỉ sau nước thải.

Nói chung có ít dữ liệu về khí thải trong ngành dệt may do khó lấy mẫu, kiểm nghiệm và lượng hóa mức độ ô nhiễm. Tuy nhiên mối quan ngại về tình trạng ô nhiễm kiểu này là khá phổ biến do các cộng đồng dân cư sống hoặc làm việc gần các nhà máy dệt may có thể cảm nhận được tác động từ ngành này lên không khí.

Các nhân tố gây ô nhiễm không khí trong ngành này bao gồm: Nitrous oxide và sulphur dioxide tạo ra trong giai đoạn tạo năng lượng; Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) tạo ra trong quá trình phủ, làm khô, xử lý nước thải; Các hạt tạp sản sinh ra trong hoạt động xử lý cotton; Hơi Alinin, chlorine và chlorine dioxide... được sinh ra trong quà trình nhuộm và tẩy...

Ô nhiễm chất thải rắn

Ngành dệt may cũng tạo ra nhiều chất thải rắn lấp đầy các hố chôn rác và các khối nước, gây ra các vấn đề nữa về môi trường. Trên toàn cầu, mỗi năm khỏng 90 triệu mặt hàng may mặc được tống xuống các bãi chôn rác.

Một số chất rắn gây ô nhiễm phổ biến của ngành may mặc bao gồm các xơ vải, sợi thừa, sáp, kim loại phế thải, giẻ dính dầu mỡ...

Giải pháp?

Việc tái chế sợi vải có thể giúp giảm đáng kể nhu cầu sản xuất thêm sợi vải. Bên cạnh đó, có thể áp dụng các biện pháp để quá trình sản xuất sợi vải trở nên sạch hơn. Các giải pháp này đã chứng minh tính hiệu quả và cần được nhân rộng.../.

Chủ đề