Apple đã đầu tư được bao nhiêu vào việt nam năm 2024

Việt Nam là điểm đến của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chất lượng cao. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Việt Nam là điểm đến của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chất lượng cao, cùng với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Danh sách nhà cung cấp mới nhất do Apple công bố cho thấy, số lượng cơ sở và địa điểm sản xuất của 200 nhà cung cấp hàng đầu của hãng đã tăng vào năm 2022, chủ yếu tăng tại Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Ấn Độ.

Tuy nhiên, số lượng các cơ sở sản xuất của Apple ở Mỹ đã giảm từ 74 cơ sở (2021) xuống 62 (2022); ở Hàn Quốc đã giảm từ 42 cơ sở (2021) xuống 36 (2022).

Đáng chú ý, số lượng cơ sở sản xuất của các nhà cung cấp cho Apple ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á đang tăng lên trong những năm gần đây. Cụ thể, vào năm 2016, khu vực Đông Nam Á chỉ có tổng cộng 94 cơ sở sản xuất cho Apple. Trong đó, quốc gia có số lượng cao nhất là Malaysia, dẫn đầu khu vực Đông Nam Á với 23 cơ sở sản xuất. Đứng thứ hai và ba lần lượt là Thái Lan và Philippines, với số lượng cơ sở sản xuất đều là 19. Vào thời điểm này, số lượng cơ sở sản xuất cho Apple ở Việt Nam chỉ là 18, đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á.

Đến năm 2022, tổng số cơ sở sản xuất của các nhà cung cấp cho Apple tại khu vực Đông Nam Á đã tăng lên 123 cơ sở. Theo đó, số lượng các cơ sở sản xuất của Apple hiện diện ở các quốc gia Đông Nam Á cũng thay đổi đáng kể.

Theo thống kê của Apple, với 27 cơ sở, Việt Nam vươn lên đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về số lượng các cơ sở sản xuất của Apple. Theo sau là Malaysia, Singapore và Philippines với số lượng các cơ sở sản xuất lần lượt là 25, 21 và 19. Đứng đầu là Thái Lan, với số lượng tăng lên 28 cơ sở.

Còn xét trên toàn cầu năm 2022, cả Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Singapore và Philippines đều nằm trong top 10 quốc gia có số lượng cơ sở sản xuất cho Apple lớn nhất, trong đó Việt Nam đứng thứ 7.

Hầu hết đối tác có nhà máy đặt tại Việt Nam là những tên tuổi quen thuộc, như Foxconn, Luxshare hay các doanh nghiệp cung ứng linh kiện như Samsung, Intel, LG.

Top 3 nơi có số lượng cơ sở sản xuất của Apple lớn nhất thế giới bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trung Quốc vẫn là nơi có nhiều đối tác Apple đặt nhà máy nhất trong 2022 với 276 cơ sở, tăng từ mức 262 của 2021, nhưng lại giảm mạnh so với mức 346 của 2016. Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với 124 cơ sở, tiếp đến là Mỹ với 62 cơ sở. Ấn Độ từ một nhà máy ban đầu năm 2016, hiện tăng mạnh lên 14.

Theo Digitimes, danh sách mới cho thấy Apple đã bắt đầu đa dạng hóa địa điểm sản xuất, đặc biệt ở Nam Á và Đông Nam Á. Đây là dấu hiệu thể hiện việc mở rộng của công ty Mỹ, chuẩn bị cho một hệ sinh thái sản xuất toàn cầu tách rời.

Việt Nam và Ấn Độ được xem là hai điểm đến hấp dẫn của Apple. Apple đang chuyển một phần dây chuyền sản xuất iPhone qua Ấn Độ, cũng như đã mở cửa hàng Apple Store đầu tiên để thu hút người dùng và tăng sự hiện diện.

Trước đó, Nikkei Asia cũng đã đưa tin, Apple có kế hoạch lắp ráp MacBook và Apple Watch tại Việt Nam. Hiện, Apple đang có 3 đối tác chuyên cung ứng các dòng AirPods, trong đó có 2 đối tác đều có nhà máy ở tỉnh Bắc Giang.

Apple mới đây cũng đã lần đầu tiên mở cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cá nhân hóa cho khách hàng tương tự như các cửa hàng Apple Store trên toàn thế giới.

Các chuyên gia cho rằng, việc Apple mở cửa hàng trực tuyến là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự hiện diện của nhà Táo tại Việt Nam. Đây cũng được cho là một dấu hiệu cho thấy sự nâng cấp trong đánh giá thị trường của Apple đối với Việt Nam.

Còn Tập đoàn Boeing đang dành nguồn lực cho xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược tại thị trường Việt Nam, trong đó phát triển chuỗi cung ứng phụ tùng, thiết bị hàng không tại Việt Nam. Trong 5 tháng qua, vốn FDI đăng ký mới đã tăng gần 28% so với cùng kỳ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Đức bởi vị trí địa lý thuận lợi cùng thị trường người tiêu dùng trung lưu ngày càng lớn mạnh.

Doanh nghiệp cần làm gì để cân bằng giữa nhu cầu gọi vốn đầu tư và phát triển bền vững?

Doanh nghiệp cần có sự trang bị kỹ càng, thấu đáo khi tham gia thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) thu hút nguồn lực để mở rộng kinh doanh và phát triển bền vững.

Quỹ Hỗ trợ đầu tư mở ra cơ hội “hút” các tập đoàn đa quốc gia

Ngoài ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư chiến lược, Quỹ Hỗ trợ đầu tư được thành lập sẽ tăng cơ hội “hút” các tập đoàn đa quốc gia.

Quảng Ninh: Địa phương có tiềm năng thu hút đầu tư nhất Việt Nam

Ông Watanabe Shige-Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nhận định, với lợi thế sẵn có, Quảng Ninh hiện là địa phương có tiềm năng thu hút đầu tư lớn nhất Việt Nam.

Hải Phòng: Tìm nhà đầu tư cho khu đô thị gần 5.000 tỷ đồng tại huyện An Dương

Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị tại xã Đồng Thái và xã An Đồng, huyện An Dương, TP. Hải Phòng có tổng mức đầu tư hơn 4.883 tỷ đồng.

4 nguyên tắc trong thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đề xuất dự án thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập.

Vốn ngoại tiếp tục “đổ” vào các khu công nghiệp Đông Nam Bộ

Dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào các địa phương khu vực Đông Nam Bộ như TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đồng Nai… trong 2 tháng đầu năm nay.

Australia đầu tư hơn 2 tỷ USD vào 45 tỉnh, thành tại Việt Nam

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện các doanh nghiệp Australia đã đầu tư vào Việt Nam 631 dự án, với tổng vốn đăng ký 2,037 tỷ USD.

Đồng Nai: Thu hút đầu tư FDI đã đạt khoảng 62,74% trong 2 tháng đầu năm 2024

Mới 2 tháng đầu năm 2024, nhưng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Đồng Nai đã đạt khoảng 62,74% kế hoạch năm.

Điểm danh Top 10 địa phương thu hút FDI 2 tháng đầu năm 2024

Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên là 3 trong số 10 tỉnh, thành trên cả nước hấp dẫn đầu tư nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2024.

Phát huy hiệu quả động lực tăng trưởng từ đầu tư công

Với vai trò động lực, dẫn dắt nguồn vốn khu vực kinh tế ngoài nhà nước, năm 2024, đầu tư công tiếp tục được xác định là một động lực tăng trưởng kinh tế.

Thu hút FDI: Điểm sáng trong bức tranh kinh tế tháng 2 của Bắc Ninh

Mặc dù còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt như kỳ vọng, song dòng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bắc Ninh 2 tháng đầu năm nay lại khá tích cực.

Việt Nam là điểm đến hàng đầu cho đầu tư quốc tế

Việt Nam sẽ có mức tăng mạnh nhất về sự thịnh vượng trong thập niên tới, khi củng cố được vị thế là trung tâm sản xuất toàn cầu.

FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

Không chỉ có chiều hướng tăng lên, thu hút FDI vào Việt Nam thời gian gần đây tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao và những ngành mang tính chất mũi nhọn.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 2,1%

2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt hơn 59,8 nghìn tỷ đồng, bằng 8,4% kế hoạch năm và tăng 2,1% so với cùng kỳ 2023.

Khẳng định sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam

Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, luôn dẫn đầu khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI 2 tháng đầu năm

2 tháng đầu năm 2024, Hà Nội dẫn đầu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký gần 914,4 triệu USD.

2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 17 dự án mới

2 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 17 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 25 triệu USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài 2 tháng tăng 38,6% so với cùng kỳ 2023

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, 2 tháng đầu năm Việt Nam thu hút 4,29 tỷ USD vốn FDI, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tìm giải pháp hút vốn FDI cho Tây Nguyên

Có nhiều lợi thế, tuy nhiên vị trí địa lý và hạ tầng chưa hoàn thiện khiến các tỉnh Tây Nguyên vẫn gặp khó trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chủ đề