Arthrosis là gì

Đau nhức xương khớp là nỗi sợ hãi của rất nhiều người ở độ tuổi trung niên, đặc biệt là người mắc bệnh thấp khớp. Không chỉ khiến cơ thể đau nhức triền miên, đi đứng khó khăn mà bệnh còn có thể gây nguy cơ tàn phế. Vậy bệnh thấp khớp là gì, nguy hiểm như thế nào và cách chữa trị ra sao… tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này!


  1. Thấp khớp là gì? 
  2. Các bệnh thấp khớp thường gặp 
    1. Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis)
    2. Lupus
    3. Bệnh xơ cứng bì (Scleroderma)
    4. Hội chứng Sjogren’s (Sjogren’s syndrome)
    5. Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing spondylitis)
    6. Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis)
    7. Viêm khớp nhiễm khuẩn (Infectious arthritis)
    8. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên (Juvenile idiopathic arthritis)
    9. Viêm khớp phản ứng (Reactive arthritis)
    10. Viêm đa khớp dạng thấp (Polymyalgia rheumatica)
    11. Viêm mạch hệ thống (Systemic vasculitis)
  3. Nguyên nhân cơ chế gây bệnh thấp khớp
  4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thấp khớp
  5. Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh thấp khớp
  6. Thấp khớp có nguy hiểm không?
    1. Những biến chứng thường gặp của bệnh thấp khớp
    2. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
  7. Cách phòng ngừa bệnh thấp khớp
    1. Dinh dưỡng
    2. Bổ sung dưỡng chất cho khớp
    3. 7.3 Tập thể dục thường xuyên
  8. Phương pháp chẩn đoán thấp khớp
    1. Chẩn đoán bằng hình ảnh
    2. Xét nghiệm máu
  9. Các phương pháp điều trị thấp khớp khoa học
    1. Điều trị bằng thuốc
    2. Điều trị không dùng thuốc
    3. Điều trị bằng phẫu thuật

  1. Thấp khớp là gì? 
  2. Các bệnh thấp khớp thường gặp 
    1. Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis)
    2. Lupus
    3. Bệnh xơ cứng bì (Scleroderma)
    4. Hội chứng Sjogren’s (Sjogren’s syndrome)
    5. Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing spondylitis)
    6. Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis)
    7. Viêm khớp nhiễm khuẩn (Infectious arthritis)
    8. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên (Juvenile idiopathic arthritis)
    9. Viêm khớp phản ứng (Reactive arthritis)
    10. Viêm đa khớp dạng thấp (Polymyalgia rheumatica)
    11. Viêm mạch hệ thống (Systemic vasculitis)
  3. Nguyên nhân cơ chế gây bệnh thấp khớp
  4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thấp khớp
  5. Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh thấp khớp
  6. Thấp khớp có nguy hiểm không?
    1. Những biến chứng thường gặp của bệnh thấp khớp
    2. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
  7. Cách phòng ngừa bệnh thấp khớp
    1. Dinh dưỡng
    2. Bổ sung dưỡng chất cho khớp
    3. 7.3 Tập thể dục thường xuyên
  8. Phương pháp chẩn đoán thấp khớp
    1. Chẩn đoán bằng hình ảnh
    2. Xét nghiệm máu
  9. Các phương pháp điều trị thấp khớp khoa học
    1. Điều trị bằng thuốc
    2. Điều trị không dùng thuốc
    3. Điều trị bằng phẫu thuật

Arthrosis là gì

Thấp khớp là gì? 

Bệnh thấp khớp (Rheumatoid Arthritis) là một căn bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn dịch (bệnh tự miễn), mà nguyên nhân chính là do sự viêm nhiễm mạn tính phần dịch khớp gây ra, thường đi kèm với các tổn thương đa hệ khác.

Arthrosis là gì

Bệnh thấp khớp hay còn gọi là bệnh phong thấp

Các bệnh thấp khớp thường gặp 

Bệnh thấp khớp (RA) là loại viêm khớp tự miễn phổ biến (chiến 0,5-2% dân số cả nước) xảy ra khi hệ thống miễn dịch (hệ thống phòng thủ của cơ thể) hoạt động không đúng. Bệnh có diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại các khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Có thể kể tên một số bệnh thấp khớp thường gặp: 

Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis)

Là bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh gây viêm, đau nhức và cứng các khớp cùng lúc, đặc biệt là các khớp ở bàn tay, cổ tay và đầu gối. Ngoài ra, vì bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh toàn thân, nên khi mắc phải có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể (mắt, phổi, tim, thận, hệ thống thần kinh và tiêu hóa). 

Lupus

Lupus cũng là bệnh gây ra do hệ miễn dịch bị rối loạn. Bệnh khởi phát có thể gây viêm toàn cơ thể, đồng thời làm viêm, sưng đau các khớp nối và ảnh hưởng các cơ quan khác như tim, da, gan, thận, tóc, mắt… 

Bệnh xơ cứng bì (Scleroderma)

Scleroderma là tên khoa học của bệnh xơ cứng bì, bệnh này xảy ra khi collagen sản sinh dư thừa và tích tụ lại khiến cho da bị khô cứng. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến mạch máu, các cơ quan nội tạng và gây khó khăn khi di chuyển do da bị căng và cứng. 

Hội chứng Sjogren’s (Sjogren’s syndrome)

Hội chứng Sjogren’s là một bệnh lý tự miễn, điển hình là hệ thống miễn dịch tấn công vào tuyến nước bọt và tuyến lệ, dẫn đến tình trạng khô mắt và khô miệng. Thêm nữa, hội chứng Sjogren’s đôi khi cũng tác động lên da, khớp và hệ thống thần kinh, vì vậy bạn có thể cảm thấy đau ở khớp hoặc cơ, khô da, phát ban và đau thần kinh.

Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing spondylitis)

Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing Spondylitis) là bệnh chủ yếu tấn công vào cột sống do có liên quan tới gen HLA-B27. Viêm cột sống dính khớp là bệnh viêm có tỉ lệ mắc phải ở 0,5-1,9% dân số. Bệnh gây đau và cứng ở vùng lưng dưới và xương chậu, ngoài ra, bệnh còn có thể khiến xương mới hình thành trên cột sống, dẫn đến cứng khớp và khó khăn mỗi khi cử động. 

Arthrosis là gì

Viêm cột sống dính khớp có thể sưng viêm ở các khớp lớn khác như hông, vai và xương sườn.

Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis)

Viêm khớp vảy nến là một loại bệnh tự miễn, biểu hiện bên ngoài là các vùng da bị vảy nến kèm triệu chứng viêm, sưng tại các ngón tay và ngón chân cùng nhiều dấu hiệu khác.

Viêm khớp nhiễm khuẩn (Infectious arthritis)

Infectious arthritis là tên khoa học của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh thường xảy ra tại một khớp do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Khi nhiễm trùng tấn công màng hoạt dịch của khớp, hệ thống miễn dịch sẽ “nhận diện” sai kẻ thù và tấn công màng hoạt dịch, đồng thời giảm thiểu chất lượng dịch khớp và tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn. 

Arthrosis là gì

Viêm khớp nhiễm trùng thường ảnh hưởng đến các khớp lớn như đầu gối, hông hoặc vai.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên (Juvenile idiopathic arthritis)

Sau cuộc họp năm 1977 tại Hội nghị nhi khoa Quốc tế, các chuyên gia đã thống nhất gọi viêm khớp dạng thấp thiếu niên với tên khoa học là Juvenile idiopathic arthritis dùng để chỉ các bệnh xương khớp mạn tính ở trẻ dưới 16 tuổi. Juvenile idiopathic arthritis cũng nằm trong nhóm các bệnh do hệ miễn dịch bị rối loạn, dẫn đến hệ miễn dịch tấn công các khớp và mô xung quanh. Hậu quả là gây viêm bao hoạt dịch, đau tại khớp bị tấn công, sưng khớp và cứng khớp.

Viêm khớp phản ứng (Reactive arthritis)

Bệnh viêm khớp phản ứng hay còn gọi là Reactive arthritis, là một loại bệnh viêm khớp vô khuẩn, xuất hiện thứ phát sau khi cơ thể bị nhiễm khuẩn ở một cơ quan nào đó ngoài khớp, thường là ở hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa... 

Viêm đa khớp dạng thấp (Polymyalgia rheumatica)

Polymyalgia rheumatica là bệnh viêm đa khớp dạng thấp, bệnh khiến cho khớp bị viêm, sưng đau, chủ yếu là ở khớp cổ, vai và hông. 

Viêm mạch hệ thống (Systemic vasculitis)

Là bệnh viêm mạch hệ thống bao gồm các rối loạn gây hẹp lòng mạch máu dẫn đến viêm thành mạch máu. Hậu quả của tình trạng viêm là làm tổn thương các mô do thiếu máu cục bộ.

Nguyên nhân cơ chế gây bệnh thấp khớp

Thấp khớp hình thành khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn khả năng nhận diện kháng nguyên (vốn là cấu trúc bên ngoài của cơ thể), thay vào đó chúng sẽ tấn công màng hoạt dịch và khởi phát quá trình viêm. Lúc này, cấu trúc protein của khớp bị biến đổi và kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể như tế bào các đại thực bào, tế bào trình diện kháng nguyên, lympho B & T gia tăng sản xuất các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… và sinh ra các tự kháng thể chống lại các cấu trúc protein lạ, đồng thời, các kháng thể này cũng tấn công luôn màng hoạt dịch của khớp.

Hậu quả là làm cho lớp tế bào mỏng (màng hoạt dịch) bị viêm, gây đau nhức và giải phóng các độc chất gây hại cho các khớp xung quanh như xương, sụn khớp, gân, thậm chí là dây chằng.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thấp khớp

Không chỉ khi mắc các bệnh kể trên, xương khớp của bạn có thể “khóc thét”, bệnh tiến triển nặng hơn do những yếu tố dưới đây:

  • Độ tuổi: Theo thống kê có khoảng 1/2 số người từ 65 tuổi mắc bệnh viêm khớp, trong khi đó chỉ có 1 trong 250 trẻ em bị bệnh này. Đặc biệt, bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm đa khớp tiến triển nặng hơn theo độ tuổi.

  • Gen: Nếu gia đình có cha mẹ hoặc họ hàng bị đau thấp khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

  • Giới tính: Các thống kê đã chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới, trong khi đó các bệnh thấp khớp dường như ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.

  • Hút thuốc: Các nghiên cứu đã xác nhận mối liên quan trực tiếp giữa hút thuốc và bệnh viêm khớp. Các nghiên cứu tại Thuỵ Điển đã chỉ ra rằng những người hút thuốc làm tăng 21% nguy cơ mắc viêm khớp. Nghiêm trọng hơn là thuốc lá còn làm mất sụn và gãy xương lên gấp 2 lần so với người bình thường.

Arthrosis là gì

Độc chất có trong thuốc lá làm cản trở các mô sụn sản xuất Collagen và Aggrecan có lợi cho sụn khớp.

  • Nghề nghiệp: Rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm ra mối liên quan giữa các dạng của bệnh thấp khớp và nghề nghiệp đã thấy rằng những người làm nghề sơn sửa móng tay chân, thợ sơn, thường xuyên sử dụng acetone và thuốc trừ sâu dễ mắc bệnh viêm khớp hơn. Nghiên cứu gần đây tại Thụy Điển chỉ ra rằng những người thường xuyên tiếp xúc với các loại xăng dầu tăng 30% nguy cơ mắc bệnh thấp khớp.

  • Chế độ dinh dưỡng:  Cơ thể thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp hơn người thường. Vì thế, bạn cần có chế độ tập luyện và ăn uống điều độ để điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý. Bên cạnh đó, việc sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hoà, thiếu chất chống oxy hóa, nghiện chất kích thích… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Tư thế ngồi và làm việc: Theo thống kê gần đây, tỷ lệ người trẻ mắc các bệnh xương khớp đang chiếm tỷ lệ 20%, chủ yếu là ở dân công sở làm việc trước màn hình máy tính trong nhiều giờ khiến cơ bắp bị co cứng, tăng áp lực lên cột sống, đặc biệt là khớp cổ và sống lưng. Thêm nữa, việc ngồi sai tư thế còn làm tăng nguy cơ khiến cho cột sống, khớp cổ, khớp vai…  mắc thoái hóa khớp và viêm khớp.

Arthrosis là gì

Ngồi làm việc sai tư thế có thể “hủy hoại” xương khớp của dân văn phòng

Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh thấp khớp

Triệu chứng bệnh thấp khớp là thường diễn biến nặng hơn vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, các khớp ở tay và chân bị co cứng nên gây đau nhức. Tình trạng này kéo dài từ 1-2 tiếng sau mới có thể cử động trở lại. Người bị thấp khớp cảm thấy đau khớp ngay cả lúc nghỉ. Chỗ đau bị sưng và luôn tiết dịch ở bên trong. Khi cố sức cử động để làm việc càng thấy đau hơn. 

Bệnh thấp khớp thường khởi phát đau ở các khớp nhỏ, lâu dần bệnh tiến triển nặng sẽ khiến người bệnh đau khi lao động. Khi cử động các khớp có thể kêu răng rắc, đôi khi lên cơn đau vì bị viêm. Ngoài ra còn có các biểu hiện:

•   Sốt nhẹ

•   Uể oải và mệt mỏi

•   Ăn uống không ngon miệng.

•   Những khớp nhỏ ở ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân bị sưng tấy và đau.

•   Những khớp lớn hơn, chẳng hạn như khớp gối, cũng có thể bị ảnh hưởng.

•   Đau và sưng tấy đồng loạt (cùng vị trí ở cả hai tay, hai chân…).

•   Khớp dần trở nên tê cứng và có thể xảy ra biến dạng khớp (do sụn và xương dưới sụn bị tổn thương nghiêm trọng).

•   Sáng sớm khi thức dậy, các khớp thường bị tê cứng và kéo dài từ 1-2 tiếng đồng hồ.

•   Các khớp bị ảnh hưởng trở nên tê cứng, nếu không cử động trong một thời gian.

•   Xuất hiện những nốt mẩn nhỏ dưới da.

Arthrosis là gì

Cứng ở một hoặc nhiều khớp nhỏ là biểu hiện phổ biến của chứng đau thấp khớp

Thấp khớp có nguy hiểm không?

Những biến chứng thường gặp của bệnh thấp khớp

Bệnh thấp khớp không đơn thuần là những cơn đau nhức tại các khớp. Hơn thế nữa, bệnh có thể biến chứng và ảnh hưởng hầu hết các bộ phận của cơ thể như cơ bắp, mắt, miệng, tim, phổi.

Bệnh thấp khớp làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác bao gồm:

  • Loãng xương

  • Khô mắt và miệng

  • Nhiễm trùng

  • Tăng cân

  • Nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và phổi

  • Ung thư hạch.

Do vậy, khi có cơn đau nhức khớp bất thường xảy ra, bạn đừng chủ quan, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe “xuống dốc”.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Khi cơ thể có những dấu hiệu của thấp khớp vừa kể trên, điều quan trọng là bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám tốt hơn và tìm nguyên nhân. Bạn có biết, trong nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh kịp thời, các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ngăn bệnh tiến triển nặng hơn hoặc phòng được những biến chứng nặng nề về sau.

Cách phòng ngừa bệnh thấp khớp

Dinh dưỡng

Chế độ ăn mỗi ngày đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai. Vì vậy, bổ sung thực phẩm tốt cho xương sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện các bệnh liên quan đến khớp, đặc biệt là bệnh thấp khớp.

  • Các loại cá béo như cá hồi, cá trích… 

  • Trà xanh

  • Dầu oliu

  • Rau củ đậm màu, rau họ cải

  • Gừng và củ nghệ

  • Ngũ cốc nguyên hạt

  • Trái cây tươi, nhất là các loại quả nhiều vitamin C.

Arthrosis là gì

Thực đơn “vàng” cho người bị bệnh thấp khớp

Có nhóm thực phẩm tốt cho khớp thì cũng có loại gây hại cho khớp. Đây là nhóm thực phẩm tối kỵ với người bị bệnh thấp khớp, tránh ăn thức ăn này để kiểm soát cơn đau và giúp khớp cử động dễ dàng hơn. 

  • Thức ăn nhiều muối, đường

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ

  • Bơ sữa

  • Đồ ăn nhiều Axit béo Omega – 6

  • Đồ ăn từ bột tinh chế

  • Thuốc lá và rượu 

Arthrosis là gì

Người mắc bệnh thấp khớp nên hạn chế những món ăn này nếu không muốn gia tăng nguy cơ tàn phế!

Bổ sung dưỡng chất cho khớp

Theo chuyên gia Đặng Hồng Hoa, sự tiến bộ của y học hiện đại đã mở ra bước ngoặt mới khi nhận định viêm khớp dạng thấp (thấp khớp) không chỉ là bệnh của xương khớp mà còn là bệnh tự miễn, là bệnh toàn thân nên cần có sự phối hợp giữa các chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị.

Với thành phần 100% thiên nhiên, JEX thế hệ mới là phát minh vượt trội của các nhà khoa học Mỹ,  giúp giảm đau xương khớp, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, cải thiện các vận động co duỗi, đi đứng hằng ngày, giảm sưng, cứng khớp hiệu quả cho người già và những người bị bệnh xương khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Đồng thời, các tinh chất quý giúp gia tăng mật độ khoáng chất của xương, ngăn ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển, hạn chế nguy cơ tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn.

JEX thế hệ mới với sự tổng hợp các  tinh chất Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… được sản xuất với quy trình chiết xuất hiện đại và công nghệ độc quyền, đạt tiêu chuẩn của Mỹ, đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.

Arthrosis là gì

JEX thế hệ mới - công thức dưỡng chất chuyên biệt cho khớp khỏe mạnh mỗi ngày, đẩy lùi đau nhức an toàn và phòng ngừa tình trạng tăng nặng của bệnh thấp khớp. 

  • Hỗ trợ giảm đau xương khớp hiệu quả: Nhờ ngăn chặn không làm quá trình viêm tiến triển, giúp sụn khớp chuyển động êm trơn.

  • Tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp: Nhờ kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản (chất nền) như Collagen và Aggrecan. Tăng cường chất lượng dịch khớp, kích thích tái tạo tế bào xương mới.

  • Hỗ trợ ngăn ngừa viêm khớp, làm chậm thoái hóa khớp, bảo vệ xương khớp toàn thân chắc khỏe: Nhờ ngăn sản sinh các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… bảo vệ màng hoạt dịch và sụn khớp.

7.3 Tập thể dục thường xuyên

Thấp khớp là “nỗi ám ảnh” của nhiều người mỗi khi trái gió trở trời. Ngoài tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ và sử dụng sản phẩm chăm sóc xương khớp JEX thế hệ mới, người bệnh cần chủ động xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần.

Dù là bệnh lý thấp khớp hoặc đau nhức tại một vị trí nào đó trên cơ thể đều cần chế độ luyện tập đúng cách và thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều người dù tập luyện đều đặn nhưng tập sai cách khiến cho tình trạng bệnh nghiệm trọng hơn: khớp sưng viêm nặng, tràn dịch khớp, thậm chí phải làm phẫu thuật. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân theo hướng dẫn của các huấn luyện viên thể dục.

Phương pháp chẩn đoán thấp khớp

Theo chuyên gia Đặng Hồng Hoa, trước đây, việc chẩn đoán và điều trị các bệnh xương khớp gặp khó khăn và không thể điều trị sớm. Việc điều trị thấp khớp không dứt điểm có thể khiến cho khớp bị biến dạng, tàn phế. 

Ngày nay, để chữa trị bệnh kịp thời và chính xác, các bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm máu, nhờ vậy sớm đưa ra giải pháp cải thiện, giúp người bệnh tránh được những di chứng nặng nề. 

Chẩn đoán bằng hình ảnh

Mặc dù bệnh thấp khớp khởi phát bằng những triệu chứng đau nhức, co cứng khớp rõ rệt và thường xuyên, nhưng bệnh cũng trùng lặp dấu hiệu với nhiều bệnh lý viêm khớp khác. Vì vậy, cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh chính xác là đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tiến hành thăm khám, yêu cầu chụp X - quang, MRI, CT scan.

Từ đó, các bác sĩ có thể quan sát rõ hơn tình trạng bệnh từ hình ảnh đã chụp. Sau đó, tiến hành phân tích và đánh giá mức độ nghiệm trọng của bệnh kỹ càng hơn, đưa ra phác đồ điều trị chính xác hơn.

Xét nghiệm máu

Những người bị thấp khớp thường có tốc độ lắng hồng cầu cao (ESR) hoặc protein phản ứng C, điều này báo hiệu cho sự tấn công “âm thầm” của bệnh viêm khớp. Đồng thời, các bác sĩ cũng tiến hành các xét nghiệm máu cơ bản khác để tìm yếu tố nguy cơ và kháng thể peptide citrullinated (chống CCP) tác động đến bệnh.

Các phương pháp điều trị thấp khớp khoa học

Điều trị bằng thuốc

Sau các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm máu, tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ kê toa dùng thuốc. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh thấp khớp là:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Giúp giảm đau và giảm viêm. Tuy nhiên, thuốc có thể gây kích ứng dạ dày, thận và các vấn đề về tim.

  • Steroid: Giảm đau, giảm viêm và hỗ trợ làm chậm quá trình tổn thương khớp. Tác dụng phụ là gây loãng xương, tiểu đường và tăng cân.

  • Nhóm thuốc điều trị chống thấp khớp tác dụng chậm: DMARDs, Leflunomide (Arava), Hydroxychloroquine (Plaquenil) và Sulfasalazine (Azulfidine)... sử dụng thời gian dài có thể gây tổn hại gan và phổi.

Arthrosis là gì

Sử dụng thuốc như con dao hai lưỡi, chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Điều trị không dùng thuốc

Thông thường, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân kết hợp nhiều phương pháp điều trị bệnh thấp khớp, trong đó có vật lý trị liệu. Các bài tập luyện được sắp xếp sao cho phù hợp với từng mức độ của người bệnh. Ngoài ra, để giúp tránh căng thẳng, bác sĩ có thể cho bệnh nhân tập cùng với các thiết bị hỗ trợ khác nhau, giúp người bệnh giảm đau và nhanh phục hồi.

Điều trị bằng phẫu thuật

Trường hợp sử dụng thuốc và các biện pháp vật lý trị liệu không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật để tránh tổn thương lây lan sang các bộ phận khác. Phẫu thuật bệnh thấp  khớp có thể bao gồm một hoặc nhiều thủ tục sau:

  • Giải phẫu: Phẫu thuật nội soi nhằm màng hoạt dịch, cách này có thể giúp giảm thiểu đau nhức và cải thiện độ linh hoạt của khớp.

  • Sửa chữa gân: Khi bệnh thấp khớp tiến triển nặng hơn, gân xung quanh có thể bị tổn thương, bác sĩ cần phẫu thuật để chỉnh sửa lại chúng. 

  • Hợp nhất khớp: Phương pháp hợp nhất thành một khớp được khuyến nghị nhằm ổn định lại khớp và giúp giảm đau. 

  • Thay khớp toàn bộ: Trong quá trình phẫu thuật thay khớp, bác sĩ có thể loại bỏ các phần khớp bị tổn hại quá nhiều và thay bằng một bộ phận đó bằng vật kim loại hoặc nhựa có cấu tạo tương tự với khớp.

Với tất tần tật những thông tin về bệnh thấp khớp trên đây, bạn nên sớm tầm soát sức khỏe và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp hàng ngày như JEX thế hệ mới. Song song đó, duy trì thói quen sống lành mạnh: không thức khuya, vận động vừa sức, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất... là cách giúp hệ cơ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai.

Arthrosis là gì

Arthrosis là gì