Bác sĩ bùi hữu hoàng khám ở đâu

Từ ngày01/06đến ngày30/06/2017quí vị sẽ giao lưu cùng:

Bác sĩ bùi hữu hoàng khám ở đâu

PGS.TS. Bùi Hữu Hoàng

Phó chủ tịch Hội Gan Mật TP HCM

Trưởng phân môn Nội Tiêu Hóa, Bộ môn Nội, Đại Học Y Dược TP HCM

Trưởng khoa Nội Tiêu Hóa, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM

PGS.TS.Bùi Hữu Hoàng sẽ traođổi chuyên môn cùngquí vịđồng nghiệp và tư vấn thắc mắc cho quíbệnh nhân.

Mọi ý kiến tham gia chuyên mục Giao lưu cùng bạn đọc xin mờigửi về địa chỉ:

Kính thưa PGS.TS. Bùi Hữu Hoàng,

Em có một số vấn đề về gan mật xin hỏi bác sĩ như sau:

Bố em năm nay 50 tuổi, cách đây gần 3 năm phát hiện bị Lao phổi và có chữa bênh ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, và đã chữa khỏi bệnh Lao, cách đây 1 năm có đi khám sức khỏe ở bệnh viện Hòa Hảo và được biết là nhiễm Virus Viêm gan B, bác sĩ có kê đơn uống thuốc. Một thời gian sau đó bố em có đi khám ở BV ĐHYD và được bác sĩ ở đại học y dược nói rằng không cần uống thuốc, nhưng em vẫn rất lo lắng vì bố vẫn thường xuyên sử dụng rượu bia, em sợ sẽ rất ảnh hưởng đến gan. thời gian gần đây bố em cứ nửa đêm về sáng là ho, khó thở, và từ lúc ho tới sáng là không thể ngủ lại được nữa.

Xin Bác sĩ cho lời khuyên, vì bố đã lớn tuổi và rượu bia cứ như là đã nghiện rồi, có can ngăn thế nào cũng cứ nhậu như thường. vì vậy gia đình em vô cùng lo lắng cho sức khỏe của bố.

Xin chân thành cảm ơn bác sĩ !

PGS.TS.Bùi Hữu Hoàng trả lời:

Bố của bạn đã điều trị lao phổi, hiện được xem là đã khỏi nhưng vẫn có những trường hợp dù đã điều trị đủ thời gian nhưng khi cơ thể suy yếu và mắc thêm một số bệnh khác gây suy giảm miễn dịch có thể làm cho bệnh lao phổi tái phát hoặc gây xơ hóa phổi nên thường hay xuất hiện ho kéo dài và khó thở...Do vậy, có lẽ không liên quan gì đến bệnh viêm gan siêu vi B. Theo như bạn cho biết các bác sĩ ở bệnh viện Đại học Y Dược cho ngừng thuốc thì có thể tình trạng viêm gan của bố bạn đang ở giai đoạn ổn định, không hoạt động, chỉ cần theo dõi định kỳ mỗi 4-6 tháng để biết bệnh có chuyển sang hoạt động hay không. Vì thực chất cho đến nay, bệnh viêm gan siêu vi B vẫn chưa thể điều trị triệt để mà chỉ nhằm khống chế sự sinh sản và hoạt động của siêu vi B. Nếu bố của bạn thường xuyên uống rượu bia thì đó là nguy cơ chính làm cho bệnh tiến triển nặng hơn, dễ gây xơ gan nhanh hơn. Biện pháp tốt nhất là phải ngưng hoặc hạn chế tối đa rượu bia mới duy trì tình trạng ổn định lâu dài. Bạn nên khuyên bố đi khám bệnh ở các phòng khám chuyên khoa gan để được tư vấn việc theo dõi và điều trị lâu dài.

Chào bác sĩ,

Tôi có một số vấn đề muốn hỏi bác sĩ như sau:

1. Con trai của bạn tôi năm nay27 tuổi, biết bị nhiễm bệnh viêm gan siêu vi C cách đây 1 năm, cha cháu cũng nhiễm virus viêm gan C. Cháu có đi khám và được tư vấn dùng thuốc uống. Nồng độ virus ban đầu là : 14300 copies/ml. Cháu không làm xét nghiệm xác định genotype của virus. Bác sĩ cho uống Ledvir và Copegus trong 3 tháng liên tục sau đó cháu đi khám lại, kết quả xét nghiệm virus sau uống thuốc là : 340000 copes/ml. Gia đình rất lo lắng, trong khi cha cháu cũng dùng thuốc nhưng bác sĩ nói bệnh ổn không phải dùng thuốc nữa. Vậy trong trường hợp cháu tôi,nhờ bác sĩ tư vấn giùm nên làm gì tiếp theo và có thể khám bệnh ở đâu ạ? Cám ơn bác sĩ.

2. Tôi thấy tuổi trung niên hiện nay cả nam và nữ đi khám bệnh thường được kết luận trên siêu âm gan nhiễm mỡ, có khi kèm theo máu nhiễm mỡ, vậy làm thế nào tôi có thể biết mình đang bị ở mức độ nào , có nên dùng thuốc để điều trị phòng ngừa các nguy cơ hay không ,và sau này khi kiểm tra lại tôi có thể biết tình trạng trên đã được cải thiện hay chưa bằng những cách nào?

PGS.TS.Bùi Hữu Hoàng trả lời:

Chào bạn,

Xin trả lời 2 vấn đề mà bạn đặt ra như sau:

1. Việc điều trị viêm gan C cần phải chuẩn bị đầy đủ các thông tin của bệnh nhân trước khi điều trị: kiểu gen của siêu vi?, số lượng siêu vi?, có xơ gan hay chưa?, có bệnh nào khác kèm theo? và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ra sao? nhằm chọn phác đồ thích hợp và tiên lượng khả năng đáp ứng và các tình huống sẽ xảy ra để xử lý đúng cách. Phác đồ Ledvir + Copegus không phải dùng điều trị cho mọi trường hợp, nhất là kiểu gen 2 và 3. Trong trường hợp đã thất bại thì cần xác định lại kiểu gen là gì và có thể chuyển phác đồ khác phù hợp hơn. Bạn nên khuyên bệnh nhân đến phòng khám viêm gan - bệnh viện Đại Học Y Dược, sáng thứ tư hoặc thứ năm để được tôi khám lại và tư vấn cách điều trị cho phù hợp.

2.Gan nhiễm mỡ hiện nay là "bệnh của thời đại" vì tỷ lệ càng gia tăng, ngay cả ở thanh thiếu niên đến trung niên, liên quan lối sống, chế độ ăn uống, đặc biệt là uống nhiều bia rượu và ăn nhiều chất ngọt và béo, lại ít vận động. gan nhiễm mỡ chỉ là tình trạng mỡ tích tụ trong gan quá mức bình thường, có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan nếu không được chữa trị đúng cách. Muốn biết gan nhiễm mỡ ở cấp độ nào cần làm một số xét nghiệm về sinh hóa, siêu âm, đặc biệt là phương pháp fibrosacn hiện nay có phần mềm đánh giá mức độ nhiễm mỡ ở gan và tình trạng xơ hóa gan. Việc điều trị phải tìm nguyên nhân để giải quyết mới triệt để, chỉ khi nào men gan tăng mới cần sử dụng các thuốc bảo vệ và chống độc gan. Bạn nên đi khám tại các phòng khám chuyên khoa gan để được tư vấn và xem xét điều trị cho phù hợp.

Thân ái chào bạn.

PGS.TS BS Bùi Hữu Hoàng