Bài hát Hò kéo pháo có giai điệu như thế nào

60 năm đã qua song âm vang của “Hò kéo pháo” sẽ sống mãi cùng với kỳ tích kéo pháo của người chiến sỹ Việt Nam “chân đồng, vai sắt”.

Những năm 60 của thế kỷ trước, một số anh chị em trong Đội Đồng ca của Thành Đoàn Hà Nội thường hay đến Đoàn Ca nhạc của Đài Tiếng nói Việt nam (VOV) để học hát. Chúng tôi được nghe các nhạc sĩ ở Đài trao đổi về cách hát, cách đàn, cách chỉ huy dàn nhạc, cách sáng tác… Nhớ nhất những lần được trò chuyện với nhạc sĩ Hoàng Vân. Anh Lê Tám (nhà thơ) trong Ban chấp hành Thành Đoàn – người phụ trách chúng tôi, khi giới thiệu  hay dùng cụm từ “nhạc sĩ Hò dô ta nào…”.

Chúng tôi kém Hoàng Vân gần chục tuổi, nhưng anh coi như những bạn đồng nghiệp và kể cho nghe những ngày anh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ cùng tác phẩm của mình. Giọng anh chậm rãi nhưng cuốn hút lắm lắm…

Bài hát Hò kéo pháo có giai điệu như thế nào

Nhạc sĩ Hoàng Vân (trái) và tác giả (nhạc sĩ Dân Huyền)

Khoảng 5 giờ chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ – lúc bấy giờ có mật danh là Trần Đình – mở màn với trận đánh vào cứ điểm Him Lam nằm ở phía Đông Bắc lòng chảo. Quang cảnh xuất kích thật là thiêng liêng. Trời mưa tầm tã. Lòng chiến hào ngập bùn. Những người lính lặng lẽ nối nhau bước, gương mặt quả quyết. Ở một ngã ba chiến hào, có một tốp văn công phục vụ. Quần áo ướt sũng, môi tái ngắt, nhưng họ vẫn cứ hát trong khi những người lính lần lượt lướt qua đi mở đột phá khẩu… Cứ điểm Him Lam hiện ra trước mặt.

Bỗng một giai điệu mới mẻ, khỏe khắn vang lên:

…“Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo

Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi

Dốc núi cao cao…. ”

Tác giả bài hát chính là người đứng kéo đàn ác-coóc. Và bài hát được viết ra chưa đầy một tháng trước khi chiến dịch mở màn ấy là một trong những bài hát đầu tiên của anh… Hoàng Vân khi ấy chưa phải là một nhạc sỹ chuyên nghiệp.

Từ trường sỹ quan, anh được điều về sư đoàn 312 tham gia chiến đấu. Anh vốn là chàng trai Hà Nội tài hoa, mỗi thứ đàn “võ vẽ” một chút. Biết được điều đó, cấp trên giao cho anh làm chính trị viên tốp văn công của sư đoàn. Chính anh cũng không ngờ rằng một bài hát sáng tác kịp thời để phục vụ “tại trận” như thế đã mở đầu sự nghiệp sáng tác của anh và Hoàng Vân đã trở thành tác giả của nhiều bài hát được quần chúng yêu thích…

Bài hát Hò kéo pháo có giai điệu như thế nào

Kéo pháo vào trận địa

… “Bài hát ấy ra đời một cách hết sức giản dị. Dường như những thành công đều ra đời một cách giản dị như vậy chăng?”. Hoàng Vân đã tâm sự với chúng tôi như vậy. Dạo ấy công việc chuẩn bị cho chiến dịch đang vào giai đoạn gấp rút. Hoàng Vân được cử đi quan sát chiến trường để chuẩn bị đưa các tốp văn công xung kích vào phục vụ.

Anh xúc động khi lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy pháo lớn của ta. Anh kinh ngạc khi được biết rằng những khẩu pháo nặng hàng tấn ấy được keo lên trận địa đặt trên núi cao chỉ bằng đôi vai và đôi tay người lính. Đúng lúc ấy, một lệnh truyền xuống: “Kéo pháo ra!”. Những khối thép nặng hàng tấn lại phải dùng sức người quay những cuộn tời để kéo ra ngoài, bố trí lại theo một phương án khác.

Nếu lúc kéo pháo vào, kẻ địch hoàn toàn không hay biết gì thì lúc kéo pháo ra, bọn chúng đã đoán được. Đạn pháo và bom bắt đầu giội xuống những ngã đường chúng nghi ngờ. Nhiều lần, mảnh bom đạn đã chặt đứt giây cáp. Trong một trường hợp như thế, Tô Vĩnh Diện dũng cảm cứu pháo. Tin Tô Vĩnh Diện hy sinh đến với Hoàng Vân vào lúc 3 giờ sáng. Anh xúc động mở sổ tay ghi những nét nhạc đầu tiên xuất hiện trong đầu, dưới ánh sáng đèn dù chập chờn. Bỗng có tiếng gà rừng gáy xa xa…

“… Gà rừng gáy trên nương rồi…”.

Hoàng Vân kể rằng, khi nghe tiếng gà rừng gáy, anh đã liên tưởng tới tiếng kèn chiến thăng rộn rã. Bài hát viết xong, lập tức được các thành viên của đội văn công mang đi phục vụ ngay bên các khẩu pháo… Nghe bài hát, nhiều lần cả người nghe và người hát xúc động đến rơi nước mắt. Bài hát lan truyền khắp chiến trường.

“Hò” là một thể loại ca hát lao động dân gian dành cho những công việc được làm với động tác nhịp nhàng. Hò xuất hiện từ rất xa xưa, gần như là loại hình ca hát đầu tiên của loài người khi con người trong những công việc tập thể, cần những tín hiệu để tập trung sức lực của mọi người vào một thời điểm. Đó là một thể loại ca hát dân gian ở nước nào cũng có… Nhưng có lẽ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có một điệu hò độc đáo -  Hò kéo pháo.

Chính cái kỳ tích của bộ đội và dân công Việt Nam dùng sức người kéo pháo lên núi trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm nguồn cảm hứng sinh ra một bài  “hò mới” trong kho tàng các thể loại ca hát vốn đã rất phong phú của Việt Nam. Hoàng Vân viết bài hát “Hò kéo pháo” với một hình thức quen thuộc của thể loại “hò” dân gian.

“Dốc núi cao cao, nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi”

… 60 năm đã trôi qua, “Hò kéo pháo” của Hoàng Vân đã và vẫn là viên ngọc trong kho tàng ca khúc Việt Nam. Thì ra sự đột biến trong cảm xúc người viết đã đem lại sự đột biến về kỹ thuật. Nhưng ngay lúc bấy giờ, Hoàng Vân, tác giả của bài hát, cũng không ngờ mình vừa sáng tác được một ca khúc có giá trị như vậy.

Sau khi chia tay với những người lính đi mở đột phá khẩu đánh Him Lam về, Hoàng Vân cùng với hai nhạc sĩ của đoàn văn công Tổng cục chính trị: Đỗ Nhuận sử dụng sáo và Trần Ngọc Xương sử dụng đàn violon, cùng các đội viên xung kích của văn công “nhà” là các anh Thanh Phúc, Văn Kha, chị Kim Ngọc… rút về hậu cứ. Hai giờ sáng, tin thắng trận Him Lam náo nức đến với mọi người.

“Hò dô ta nào…” – Thời gian trôi đi, song âm vang của “Hò kéo pháo” sẽ sống mãi cùng với kỳ tích kéo pháo của người chiến sỹ Việt Nam “chân đồng, vai sắt”, như một huyền thoại của chiến tranh nhân dân.

Với Hoàng Vân, bài hát đã bắt đầu con đường sáng tác của ông. Chúng tôi đã nhiều lần nghe ông kể chuyện về ”Hò dô ta nào…”. Mỗi lần kể để lại trong chúng tôi những nhạc sĩ đàn em nhiều kinh nghiệm hay trong sáng tác,trong phối khí và chỉ huy dàn nhạc.

Năm nay, nhạc sĩ Hoàng Vân đã bước sang tuổi 84, sức khỏe yếu so với trước nhưng ông vẫn minh mẫn, vẫn tụ họp với chúng tôi trong những dịp gặp mặt ở Đài TNVN, ở Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ông nói với chúng tôi rằng: “Những ngày tháng trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo cho mình những giây phút đẹp nhất. Những giây phút không dễ gì có được trong cuộc đời của một người sáng tác âm nhạc từ thời còn rất trẻ”./.

Hay nhất

dô ta nàokéo pháota vượt qua núi. ...Bàica “Hò kéo pháo” đã một thời vang trên các chiến hào chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ vớiý nghĩacổ vũ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của đất nước ta thành công.

GIÁO ÁN TÍCH HỢP CÁC BỘ MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ TRONG DẠY HỌCÂM NHẠCBài 2 Tiết 6: ÂM NHẠC THƯỜNG THỨCNhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát "Hò kéo Pháo"I. MỤC TIÊU1. Kiến thứca) Môn Âm nhạcQua bài học học sinh biết được :- Sơ lược về tiểu sử nhạc sĩ Hoàng Vân- Hoàn cảnh ra đời của bài hát "Hò kéo pháo"- Giai điệu bài hát "Hò kéo pháo" mang âm hưởng dân ca đồng bằng Bắc Bộ- Ý nghĩa nội dung của bài hát Hò kéo pháo ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũngcủa các anh bộ đội cụ Hồ ngày đêm chịu đựng gian nan vất vả, không ngại giankhó đồng sức đồng lòng quyết tâm đưa bằng được những cổ pháo nặng hàng tấnvượt qua dốc núi chiếm lĩnh trận địa. Bài hát đã góp phần động viên, khích lệ tinhthần các chiến sĩ pháo binh vượt qua mọi gian khổ để làm nên chiến thắng lịch sửĐiện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".- Vận dụng kiến thức các môn học khác để giải quyết các vấn đề đặt ra:b) Môn Lịch sửSử dụng kiến thức môn Lịch sử giúp các em nhớ lại kiến thức về chiến dịch ĐiệnBiên Phủ đã học trong Lịch sử lớp 5:- Nêu diễn biến sơ lược chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ- Giảng trong bài: Bài 27 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân xâm lượckết thúc (1953 - 1954) - mục II chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ(1954) Lịch sử 9c) Môn Địa lí.- Xác định vị trí địa lí tỉnh Điện Biên trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.- Nêu đặc điểm địa hình, khí hậu vùng Tây BắcGiảng trong các bài: Địa 8: Bài 28 Đặc điểm địa hình Việt Nam; Bài 29 Đặcđiểm các khu vực địa hình; Bài 31 Đặc điểm khí hậu Việt Nam; Bài 32 Các mùakhí hậu và thời tiết ở nước ta; Bài 41 Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Địa lí 9 - BàiĐịa lí tỉnh Điện Biên.2. Mục tiêu kĩ năng- Học sinh tóm tắt được cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Vân.- Nêu được cảm nghĩ của mình sau khi nghe bài hát Hò kéo pháo.- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, nhận định đánh giá âm mưu thủ đoạnchiến tranh của Pháp.- Nhận biết các dạng địa hình và khí hậu ở miền Tây Bắc, vị trí tỉnh Điện Biên trênbản đồ.- Kĩ năng quan sát tranh ảnh, tư liệu, movie…về chiến dịch Điện Biên Phủ, địahình, khí hậu miền Tây Bắc => rút ra hoàn cảnh ra đời bài hát và ý nghĩa bài háttrong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.3. Mục tiêu thái độ- Học sinh có ý thức và tích cực trong bài học, thông qua đó các em yêu thích hơnmôn âm nhạc, cũng như các môn lịch sử, địa lí.- Dạy dỗ và nhắc nhở học sinh về những tấm gương cao đẹp của người chiến sỹ,về những người anh hùng đã hy sinh vì nước, vì dân.- Đồng thời giúp học sinh hiểu và trân trọng những sự hy sinh lớn lao đó, nối tiếptruyền thống cha ông, gìn giữ, xây dựng cho đất nước Việt Nam ngày càng tươiđẹp hơn.II. CHUẨN BỊ•Máy chiếu•Bảng nhóm•Máy ảnh•Máy vi tínhIII. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC1. Mục tiêu- Đạt được các mục tiêu về kiến thức – kĩ năng – thái độ của bài học.- GV tích hợp được các môn: Lịch sử, Địa lí...trong hoạt động dạy – học.- HS vận dụng kiến thức các môn: Lịch sử, Địa lí, Hoạt động ngoại khóa... để giảiquyết các vấn đề mà GV đặt ra để chủ động.2. Chuẩn bị- GV: biên soạn chương trình – kế hoạch bài giảng; Các tư liệu như: tranh ảnh;movie.. minh họa cho bài giảng.- HS đọc trước bài; xem kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí..có liên quan đến nộidung bài học.3. Tiến trình bài học1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số2. Kiểm tra bài cũ : Lồng ghép trong bài giảng3. Bài mới:HĐ của GVGV ghi bảngNội dungÂm nhạc thường thứcHĐ của HSHS ghi bàiNhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát" Hò kéo pháo "GV yêu cầu- Các em hãy nghiên cứu phần giới thiệu về nhạc sĩHS đọc bàiHoàng Vân trong SGK Trang 16.GV yêu cầuEm hãy giới thiệu tóm tắt một số nét chính về nhạc sĩHS tóm tắtHoàng Vân ?- Tên thật là Lê Văn Ngọ,(Còn có bút danh là Y – na ) HS thảo luận- Ông sinh năm 1930 tại Hà Nội, tác phẩm tiêu biểu là - HS trìnhbài hát "Hò kéo pháo".GV yêu cầu? Kể tên những bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân mà emhọc sinhbiết? Hãy trình bày một bài hát mà em yêu thích nhấtthảo luậncủa nhạc sĩ Hoàng Vân?bàynhómGv nhận xét khuyến khích học sinh.GV tổng kếtNhạc sĩ Hoàng Vân là người có nhiều đóng góp cholạinền âm nhạc Việt Nam, Ông đã thành công trong việcsáng tác ca khúc cho thiếu niên và người lớn. Nhữngca khúc nổi bật của ông gồm có : Hò kéo pháo,Quảng Bình quê ta ơi, Tình ca Tây Nguyên, Bài caHS theo dõingười giáo viên nhân dân, Mùa hoa phượng nở, Cangợi Tổ Quốc, Em yêu trường em… Với những đónggóp đó nhạc sĩ đã được nhà nước trao tặng giảithưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.Em yêu trường em, Ca ngợi tổ quốc....GV yêu cầu? Ngày 7/5 hàng năm nước ta thường tổ chức kỉ niệnsự kiện gì ?( Tổ chức kỉ niệm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ)HS trả lời? Mời 1 HS lên xác định vị trí của tỉnh Điện Biên trên HS lên xácbản đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc BộđịnhGiới thiệu bài hát Hò kéo pháo :GV giớiNhạc sĩ Hoàng Vân là người chiến sĩ trực tiếp thamthiệugia chiến dịch Điện Biên Phủ. Được chứng kiếnHS chú ýnhững gian nan vất vả của quân và dân ta, chứng kiếnnhững tấm gương hy sinh anh dũng, đã thôi thúc ôngviết lên những lời ca cháy bỏng đó là bài hát Hò kéopháo . Bài hát âm vang mãi cùng chiến thắng lịch sửĐiện Biên Phủ.GV chiếu- Cho HS xem video bài hát : Hò kéo pháovideoGV yêu cầuHS nghe vàcảm nhận? Qua giai điệu, lời ca em có cảm nghĩ gì về bài hátHS phát biểu“ Hò Kéo Pháo ” Của nhạc sĩ Hoàng Vân.cảm ngĩGV: Như vậy qua lời bài hát chúng ta có thể hìnhdung ra phần nào những khó khăn gian khổ của quânvà dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.GV liênmônNhớ lại kiến thức đã học trong môn địa lí lớp 5:?Em hãy trình bày vài nét nổi bật về đặc điểm địahình và khí hậu ở vùng Tây BắcHS chú ý(Địa hình đồi núi cao hiểm trở, nhiều đèo cao vựcHọc sinh trảthẳm nên việc đi lại gặp khó khăn. Khí hậu có mùalờiđông rét buốt, sương muối giá lạnh kèm theo thỉnhthoảng có mưa.)?Em hãy cho biết vì sao Pháp lại chọn Điện Biên Phủđể xây dựng tập đoàn cứ điểm kiên cố bậc nhất ĐôngNam Á( Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn giữaHS trả lờivùng núi Tây Bắc, địa hình hiểm trở, dễ phòng thủkhó tấn công, vì thế Pháp đã xây dựng ở Điện BiênPhủ một tập đoàn cứ điểm bậc nhất ở Đông Nam Á)Gv thực hiện GV chiếu hình ảnh về địa hình vùng núi Tây BắcHS quan sátĐể hiểu sâu hơn về đặc điểm địa hình, khí hậu củavùng Tây Bắc và tỉnh Điện Biên các em sẽ được tìmhiểu cụ thể trong môn Địa lí 8 và 9 học kì 2.? Em hãy cho biết chiến dịch Điện Biên Phủ chia làmmấy đợt? Nêu thời gian bắt đầu và kết thúc.(Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm 3 đợt, bắt đầuHS trả lờingày 13/3/1954 và kết thúc ngày 7/5/1954)Gv thực hiện Gv chiếu video diễn biến trận đánh Điện Biên PhủHS theo dõiHs lắngGiáo viênĐể tìm hiểu rõ hơn về chiến dịch Điện Biên Phủ cácthuyết trìnhem sẽ được tìm hiểu trong môn lịch sử lớp 9 tronghọc kì 2.Trong những ngày cam go của Chiến dịch Điện BiênPhủ cách đây hơn 60 năm, khi bộ đội ta gò lưng kéonhững khẩu pháo nặng hơn 2 tấn, vượt qua núi cao,đèo dốc hiểm trở…, bài hát “Hò kéo pháo” của nhạcsỹ Hoàng Vân vang lên giữa chiến trường đã trởnghethành động lực không nhỏ, động viên tinh thần anhem chiến sỹ, dân công tham gia kéo pháo, góp phầnlàm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy? Em hãy kể tên một số anh hùng liệt sĩ trong chiếndịch Điện Biên Phủ.Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện? Là học sinh đang sinh sống trên mảnh đất Điện BiênPhủ anh hùng em sẽ làm gì để nối tiếp những chuyềnGv yêu cầuthống vẻ vang đó.- Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ conđường đi lên CNXH ở nước ta, kiên định lí tưởngGv yêu cầu“độc lập dân tộc và CNXH”. Xây dựng ý chí tự lực,trao đổi cặptự cường, không chịu đói nghèo lạc hậu.bàn- Thường xuyên học tập để không ngừng nâng caoHs trả lờitrình độ học vấn, nhanh chóng tiếp cận và làm chủHS thảo luậnđược khoa học và công nghệ mới.- trả lời- Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âmmưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệĐảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xãhội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàngiao thông và an ninh xã hội, quốc gia.- Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng củaĐảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồngnàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thầnsáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dântộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng , văn minh.- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếpthu tinh hoa-văn hóa nhân loại.Em hãy sưu tầm và ghi lại một số bài thơ, bài hát,hình ảnh hoặc bài báo về chiến dịch Điện Biên Phủ?Gv yêu cầunhóm báoHS báo cáocáo kết quảkết quả củachuẩn bị từnhómnhà4, Củng cố :- GV cho hs nghe lai bài hát Hò kéo pháo ?5, Dặn dò :- Về nhà các em ôn lại hai bài hát : Mùa thu ngày khai trường, Lí dĩa bánhbò. Các bài TĐN số 1, số 2. Ôn lại công thức Gam thứ, giọng thứ. Tiếtsau ôn tập .