Bài i.3 sbt toán 9 tập 1 năm 2024

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Số nào có căn bậc hai là:

LG a

\(\sqrt 5 \);

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho \({x^2} = a\).

Lời giải chi tiết:

Số 5 có căn bậc hai là \(\sqrt 5 \) (vì \((\sqrt 5 )^2=5)\)

LG b

1,5 ;

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho \({x^2} = a\).

Lời giải chi tiết:

Số 2,25 có căn bậc hai là 1,5 (vì \(1, 5 ^2=2,25)\)

LG c

\( - 0,1\) ;

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho \({x^2} = a\).

Lời giải chi tiết:

Số 0,01 có căn bậc hai là \( - 0,1\) (vì \((-0,1)^2=0,01)\)

LG d

\( - \sqrt 9 \)?

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho \({x^2} = a\).

Lời giải chi tiết:

Số 9 có căn bậc hai là \( - \sqrt 9 \) (vì \((-\sqrt 9 )^2=9)\)

Loigiaihay.com

Giải bài 1.3 phần bài tập bổ sung trang 123 sách bài tập toán 9. Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao BH. Hãy tính góc A và các cạnh AB, BC, nếu biết BH = h và góc C = a ...

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A\), đường cao \(BH\). Hãy tính góc \(A\) và các cạnh \(AB, BC\), nếu biết \(BH = h\) và \(\widehat C = \alpha .\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vận dụng kiến thức về tỉ số lượng giác trong tam giác vuông.

Lời giải chi tiết

Vì tam giác ABC cân tại A nên \(\widehat B = \widehat C = \alpha \)

Ta có: \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0}\) (định lý tổng ba góc trong tam giác)

\( \Rightarrow \widehat A = {180^0} - \left( {\widehat B + \widehat C} \right)\) \( \Rightarrow \widehat A = 180^\circ - 2\alpha .\)

Tam giác vuông \(HBC\) có \(BC = \dfrac{{BH}}{{\sin \widehat C}}= \displaystyle {h \over {\sin \alpha }}\).

Kẻ đường cao \(AI\) của tam giác cân \(ABC\) thì AI cũng là đường trung tuyến nên \(BI = IC = \dfrac{{BC}}{2}\)

Xét tam giác ACI vuông tại I, có: \(AC = \displaystyle {{IC} \over {\cos \alpha }} = { \displaystyle {{{BC} \over 2}} \over {{\rm{cos}}\alpha }}\)\( = \displaystyle {h \over {2\sin \alpha \cos \alpha }}.\)

Vậy \(AB = AC =\) \(\displaystyle {h \over {2\sin \alpha \cos \alpha }}.\)

Loigiaihay.com

  • Bài 1.4 phần bài tập bổ sung trang 123 SBT toán 9 tập 1 Giải bài 1.4 phần bài tập bổ sung trang 123 sách bài tập toán 9. Cho hình bình hành ABCD có góc A bằng 120 độ, AB = a, BC = b. Các đường phân giác của bốn góc A, B, C, D cắt nhau tạo thành tứ giác MNPQ...
  • Bài 1.5 phần bài tập bổ sung trang 123 SBT toán 9 tập 1 Giải bài 1.5 phần bài tập bổ sung trang 123 sách bài tập toán 9. Cho tam giác ABC vuông tại C có góc B bằng 37 độ. Gọi I là giao điểm của cạnh BC với đường trung trực của AB...
  • Bài 1.2 phần bài tập bổ sung trang 123 SBT toán 9 tập 1 Giải 1.2 phần bài tập bổ sung trang 123 sách bài tập toán 9. Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng 2a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC, CD. Tính cos MAN...
  • Bài 1.1 phần bài tập bổ sung trang 123 SBT toán 9 tập 1 Giải bài 1.1 phần bài tập bổ sung trang 123 sách bài tập toán 9. Tam giác ABC có góc A bằng 105 độ, góc B bằng 45 độ, BC = 4cm. Tính độ dài các cạnh AB, AC... Bài 99 trang 122 SBT toán 9 tập 1

Giải bài 99 trang 122 sách bài tập toán 9. Gọi AM, BN, CL là ba đường cao của tam giác ABC. Chứng minh: a) ∆ANL đồng dạng ∆ABC; b) AN.BL.CM = AB.BC.CA.cosA.cosB.cosC...

Chủ đề