Bài tập cân bằng phương trình hóa học oxi hóa khử

Tổng hợp các bài tập có lời giải chi tiết giúp bạn đọc nắm vững kiến thức và có thêm nhiều cách giải hay.

  • Một số dạng phản ứng oxi hóa khử cần nhớ
  • Một số phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa khử
  • Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ
  • Phản ứng oxi hóa

Xem thêm: Chương 4: Phản ứng oxi hóa khử

BÀI TẬP TỔNG HỢP CHƯƠNG PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

(Có lời giải chi tiết)


I. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI

Bài 1 Cho các phản ứng hóa học dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử?

1) 2Na + 2H2O® 2NaOH + H2­

2) CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O

3) NH4NO3 N2 + 2H2O + 1/2 O2

4) 2Ag + 2H2SO4 đ Ag2SO4 + SO2­ + 2H2O

5) ZnO + 2HCl ® ZnCl2 + H2O

Bài 2 Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:

1) Al + Fe2O3 Al2O3 + Fe

2) Al + NaNO3 + NaOH + H2O ® NaAlO2 + NH3

3) Mg + HNO3 ® Mg(NO3)2 + N2O + NO + H2O.

Biết V: VNO = 1:1

4) C6H5-CH3 + KMnO4 C6H5-COOK + KOH + MnO2 + H2O

5) KMnO4 MnO2 + K2MnO4 + O2

Bài 3 Hãy giải thích vì sao

a. NH3 chỉ thể hiện tính khử?

b. S vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử?

c. H2SO4 chỉ thể hiện tính oxi hóa?

Cho thí dụ minh hoạ đối với mỗi trường hợp.

Bài 4 Cho dãy sau: Fe2+ Cu2+ Fe3+

Fe Cu Fe2+

Biết rằng, theo chiều từ trái sang phải tính oxi hóa tăng dần và tính khử giảm dần. Hỏi:

a. Fe có thể tan trong dung dịch FeCl3 và dung dịch CuCl2 được không?

b. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl2 và dung dịch FeCl3 được không?

Bài 5 Xác định số oxi hóa của các nguyên tố Cl, N, Mn, C trong các chất sau:

a. HCl, Cl2, HClO, HClO2, HClO3, HClO4

b. NH3, N2, N2O, NO, N2O3, NO2, N2O5

c. KMnO4, K2MnO4, MnO­2, MnSO4, Mn

d. C, CO2, Na2CO3, CO, Al4C3, CaC2, CH2O

Hãy nhận xét về số oxi hóa của một nguyên tố?

Bài 6 Cho 19,2 g Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3. Tất cả lượng khí NO sinh ra đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước cùng với dòng khí oxi để chuyển hết thành HNO3. Tính thể tích oxi (đktc) đã tham gia vào quá trình trên.

Bài 7 Cho ag hỗn hợp A gồm FeO, CuO, Fe3O4 (có số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch B và 3,136 lit hỗn hợp NO2 và NO có tỉ khối so với hiđro là 20,143. Tính a và CM của HNO3.

Bài 8 Để m g phoi bào sắt (A) ngoài không khí sau một thời gian biến thành hỗn hợp (B) có khối lượng 30g gồm Fe và các oxit FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho B tác dụng hoàn toàn với axit nitric thấy giải phóng ra 5,6 lit khí NO duy nhất (đktc). Tính m?

Bài 9 Hòa tan hết 4,431g hỗn hợp Al và Mg trong HNO3 loãng thu được dung dịch A và 1,568lit (đktc) hỗn hợp hai khí (đều không màu) có khối lượng 2,59g, trong đó một khí bị hóa nâu trong không khí.

1.Tính thành phần % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.

2. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.

3. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?

Bài 10 Điện phân dung dịch chứa 0,02 mol FeSO4 và 0,06mol HCl với dòng điện 1,34 A trong 2 giờ(điện cực trơ, có màng ngăn). Tính khối lượng kim loại thoát ra ở katot và thể tích khí thoát ra ở anot (đktc). Bỏ qua sự hòa tan của clo trong nước và hiệu suất điện phân là 100%.

Bài 11 Điện phân 200ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3 trong 4 giờ với dòng điện 0,402A thì kim loại trong dung dịch thoát ra hết (không có khí hiđro bay ra). Xác đinh CM của mỗi muối, biết khối lượng kim loại thu được là 3,44g.

Bài 12 Dung dịch X chứa HCl, CuSO4, Fe2(SO4)3. Lấy 400ml dung dịch X đem điện phân bằng điện cực trơ, cường độ dòng điện 7,72A, đến khi ở katot thu được 5,12g Cu thì dừng lại. Khi đó ở anot có 2,24 lit một chất khí bay ra (đktc). Dung dịch sau điện phân tác dụng vừa đủ với 1,25 lit dung dịch Ba(OH)2 0,2M và đun nóng dung dịch trong không khí cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 56,76g kết tủa.

  1. Tính thời gian điện phân.
  2. Tính CM của các chất trong dung dịch ban đầu.

II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 13 Xác định số oxi hóa của các nguyên tố N, S, Zn, Cr, Na, Fe trong các chất và ion sau:

a) NH4+, Li3N, HNO2, HNO3, NO3-, KNO3

b) Na2S, H2S, S, SO2, H2SO3, SO3, H2SO4, SO42-

c) Zn, ZnCl2, ZnO, Zn2+, ZnO22-

d) Cr, CrCl2, Cr2O3, Cr2SO4, CrO3, K2Cr2O7

e) Na, NaH, NaNO3, Na2O, NaBr

f) Fe, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeCl3, FeS, FeO, Fe2O3

Có nhận xét gì về số oxi hóa của các kim loại?

Bài 14 Xác định số oxi hóa của các nguyên tố Mn, Cr, Cl, P trong các hợp chất sau: Na2­MnO­4, (NH4)2Cr2O4, KClO3, CaOCl2, NaClO, H3PO4, H4P2O7

Bài 15 Xác định số oxi hóa của các nguyên tử C trong các chất sau:

a) CH3-CH2-CH3 b) CH3-CH2-CH=CH2

c) C6H5-CH3 d) CH3-CH2-CH=O

e) CH3-COO-CH2-CH3 f) HCOOH

Bài 16 Xác định vai trò của các chất trong các phản ứng sau:

1) Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2­

2) SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O

3) KNO3 KNO2 + 1/2O2­

4) BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ + 2NaCl

5) S + O2 SO2

6) 3Al + 3Cl2 ® 2Al Cl3

Bài 17 Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa khử? Nếu là phản ứng oxi hóa - khử hãy chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa và sự khử?

1) CaO + H2O ® Ca(OH)2

2) CuO + H2 Cu + H2O

3) Fe3+ + 3OH- ® Fe(OH)3

4) Fe + NO3- + 4H+ ® Fe3+ + NO + 2H2O

5) Cl2 + 2NaOH ® NaCl + NaClO + H2O

6) Ag+ + Cl- ® AgCl¯

Bài 18 Trong các quá trình sau đây, quá trình nào là quá trình oxi hóa ? Quá trình khử ? Cả quá trình oxi hóa và quá trình khử? Không phải quá trình oxi hóa lẫn quá trình khử?

1) Na ® Na+ + e

2) Cl2 + 2e ® 2Cl-

3) OH- + H+ ® H2O

4) NH3 + H+ ® NH4+

5) 3Fe + 2O2 Fe3O4

6) Fe2+ ® Fe3+ + e

7) MgO + 2HCl ® MgCl2 + H2O

Bài 19 Thiết lập các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:

Phản ứng oxi hóa - khử loại không có môi trường

1) HBr + H2SO4 đặc. nóng ® Br2 + SO2 + H2O

2) Cl2 + SO2 + H2O ® HCl + H2SO4

3) C + H2SO4đ CO2 + SO2­ + H2O

4) NH3 + O2 N2O + H2O

5) Fe3O4 + Al Al2O3 + Fe

6) CuO + H2 Cu + H2O

7) NO2 + O2 + H2O ® HNO3

8) O3 + KI + H2O ® O2­ + I2 + KOH

9) H2S + Cl2 + H2O ® H2SO4 + HCl

10) H2O2 + PbS ® Pb(SO4)+ H2O

11) Mg + HCl ® MgCl2 + H2­

Bài 20 Thiết lập các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:

Phản ứng oxi hóa - khử loại có môi trường

1) Zn + HNO3(rất loãng) ® Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O

2) Zn + HNO3(loãng) ® Zn(NO3)2 + NO­ + H2O

3) Zn + HNO3(đặc) ® Zn(NO3)2 + NO2­ + H2O

4) Al + H2SO4 (đặc) Al2(SO4)3 + SO2­ + H2O

5) Al + NaOH + H2O ® NaAlO2 + H2­

6) Zn + NaOH + H2O ® Na2ZnO2 + H2­

7) NaBr + H2SO4 + KMnO4 ® Br2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

8) K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 ® Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

9) H2O2 + KMnO4 + H2SO4 ® O2 + MnSO2 + K2SO4 + H2O

10) Cu + KNO3 + H2SO4 ® Cu(SO4)2­ + NO­ + K2SO4 + H2O

11) PbO2 + HCl PbCl2 + Cl2 + H2O

Bài 21 Thiết lập các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:

1) KClO3 KCl + O2­

2) KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2­

3) HNO3 NO2 + O2­ + H2O

4) KNO3 KNO2 + O2­

5 ) HgOHg + O2­

Bài 22 Viết các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:

1) NH4NO2 N2­ + H2O

2) NH4NO3 N2O­ + H2O

3) NO2 + NaOH ® NaNO3 + NaNO2 + H2O

4) Cl2 + NaOH ® NaClO + NaCl + H2O

5) Cl2 + KOH KClO3 + KCl + H2O

6) Cl2 + Ca(OH)2 ® CaOCl2 + CaCl2 + H2O

7) K2MnO4 + H2O ® KMnO4 + MnO2 + KOH

Bài 23 Hoàn thành các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:

1) FeS2 + O2 ® Fe2O3 + SO2­ (Fe : +2 trong FeS2)

2) As2S3 + HNO3 + H2O ® H2SO4 + H­3AsO4 + NO2­ + H2O

3) FeCu2S2 + O2 ® Fe2O3 + CuO + SO2 ­

(Fe : +2; Cu : +1 trong FeCu2S2)

4) FeS + H2SO4 đặc, nóng ® Fe2(SO4)3 + SO2­ + H2O

5) FeS2 + HNO3 ® H2SO4 + Fe(NO3)3 + NO­ + H2O

6) FeI2 + H2SO4 đặc, nóng ® Fe2(SO4)3 + I2 + SO2­ + H2O

7) FexOy + H2SO4 đặc, nóng ® Fe2(SO4)3 + SO2­ + H2O

8) Fe + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NmOn­ + H2O

9) FexOy + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NmOn­ + H2O

10)M2(CO3)n + HNO3 đặc, nóng ® M(NO3)m + NO2­ + CO2­+ H2O

Bài 24 Viết các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron .

1) C2H6O + O2 CO2 + H2O

2) CH3-CH2-OH + KMnO4 + H2SO4 ® CH3-COOH + MnSO4 + K2SO4 + H2O

3) CH2=CH2 + KMnO4 + H2O ® CH2OH-CH2OH + MnO2 + KOH

4) CH­3-CºCH + KMnO4 + H2O ® CH3-CO-CH3 + MnO2 + KOH

5) C6H5-CH3 + KMnO4 + H2O C6H5-COOK + MnO2 + KOH

6) CH3-CHO + AgNO3 + NH3 CH3-COOH + Ag + NH4NO3

Bài 25 Viết các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:

1) Al + HNO3 ® Al(NO3)3 + NO­ + N2O­ + H2O

Với tỉ lệ thể tích = 3 : 1

2) FeO + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO2­ + H2O

Từ phản ứng (2) có thể thiết lập ngay phản ứng (3) sau không?

3) Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO2­ + H2O

Biết Fe3O4 có thể viết dưới dạng FeO.Fe2O3

Bài 26 Viết các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:

1) H2S + SO2 ® ... + H2O

2) Al + HNO3(loãng) ® ... + NO­ + H2O

3) SO2­ + H2O + Br2 ® H2SO4 + ...

4) FeSO4 + HNO3 ® ... + NO2 + ...

5) S + H2SO4 ® ... + H2O

6) KMnO4 + K2SO3 + KOH ® K2SO4 + ... +...

7) K2Cr2O7 + HCl CrCl3 + ... + ... + ...

8) P + HNO3 (đặc) NO2 + ... + ...

9) Mg + HNO3 ® ... + NH4NO3 + ...

Bài 27 Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp FeS2, Fe3O4, FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B gồm NO2, CO2. Cho dung dịch A tác dụng với BaCl2 thấy xuất hiện kết tủa trắng. Hấp thụ toàn bộ hỗn hợp khí B và dung dịch NaOH dư. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Bài 28 Dẫn luồng khí H2 dư qua bình đựng hỗn hợp Fe3O4 và CuO, thu được chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng được dung dịch Y và khí Z duy nhất. Khí Z có khả năng làm mất màu dung dịch Br2. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Bài 29 Cho từ từ khí CO qua ống sứ đựng CuO nung nóng. Khí ra khỏi ống được hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư thu được kết tủa B, chất rắn còn lại trong ống vào dung dịch HNO3 loãng dư thu đựoc khí NO và dung dịch C. Cho dung dịch NaOH dư và dung dịch C thu được kết tủa D. Nung D tới khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Xác định các chất và viết phương trình hóa học xảy ra.

Bài 30 Hãy giải thích vì sao:

a) HNO3 chỉ có tính oxi hóa ?

b) Zn chỉ có tính khử?

c) SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

Cho thí dụ minh hoạ.

III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tải về

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 10 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ đề