Bài tập tăng sức cơ trong vận động trị liệu năm 2024

Vận động trị liệu là một yếu tố quan trọng trong chương trình tập luyện phục hồi chức năng đối với bất cứ ai và đặc biệt là với vận động viên. Thông qua các cử động cơ thể, tư thế và các hoạt động thể lực một cách khoa học và phù hợp, từ đó giúp cải thiện, phục hồi chức năng và ngăn ngừa chấn thương hiệu quả và nhanh chóng.

Lợi ích từ vận động trị liệu

Vận động trị liệu giúp phòng ngừa các rối loạn chức năng cũng như tăng cường, cải thiện, phục hồi và duy trì ở mức bình thường sức mạnh, sức bền, khả năng chịu đựng của hệ tim mạch hô hấp, tăng khả năng vận động và linh hoạt, điều hợp và kỹ năng, ngoài ra còn giúp cơ thể thư giãn hơn.

Các phương pháp vận động trị liệu

Theo từng loại cử động trong luyện tập:

+ Tập luyện thụ động: Động tác, cử động được thực hiện bởi người điều trị, dụng cụ hoặc chi lành, không có sự tham gia co cơ chủ động của chi cử động. Tập luyện thụ động giúp duy trì chiều dài cơ, ngăn ngừa dính khớp, giảm thiểu hậu quả do việc bất động.

+ Tập luyện chủ động: Bao gồm cử động tự do, có trợ giúp, có kháng trở, mục đích gia tăng sức mạnh, sức bền cơ, cải thiện tính linh hoạt.

+ Kéo giãn: Các bài tập nhằm mục đích kéo giãn các mô mềm bị co rút giúp tăng tính linh hoạt cho các khớp, cơ thể, phòng ngừa chấn thương.

Theo mục đích tập luyện:

+ Tập luyện tầm vận động: Sử dụng các bài tập cử động hết biên độ hoạt động của các khớp nhằm mục đích ngăn ngừa kết dính khớp, tăng tính linh hoạt, dẻo dai và tăng cảm giác cảm thụ bản thể.

+ Tập luyện tăng lực cơ: Các bài tập được đưa ra dựa trên nguyên lý “quá tải” bằng cách tập luyện với lực kháng trở như với tạ, dây thun hoặc thậm chí bằng chính trong lượng cơ thể (body weight).

+ Tập luyện sức bền: Có hai loại sức bền là sức bền cơ và sức bền cơ thể. Sức bền cơ là khả năng cơ co và tạo nên sức căng trong một khoảng thời gian kéo dài. Tập luyện sức bền cơ thường sử dụng mức tạ, mức kháng trở vừa phải nhưng với tần suất nhiều. Sức bền cơ thể là khả năng hệ tim phổi đáp ứng đủ lượng oxy cho cơ thể hoạt động trong một khoảng thời gian dài. Các bài tập tăng sức bền tim phổi thường là các bài tập Aerobic, đạp xe, chạy bộ, tập luyện dưới nước,…

+ Tập luyện điều hợp thần kinh cơ: Là tập luyện sự kiểm soát, điều khiển hệ cơ xương, các bộ phận trong cơ thể phối hợp vận động nhịp nhàng và chính xác, giúp cho các hoạt động, các kỹ năng đạt hiệu quả cao, đặc biệt đối với vận động viên chơi các môn thể thao đặc thù, ngoài ra còn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa chấn thương.

+ Tập luyện thư giãn: Các bài tập đặc thù như linh động các khớp, kéo giãn cơ, yoga, massage giúp cơ thể trở về trạng thái thư giãn, các cơ được thả lỏng, giảm căng thẳng mệt mỏi, cơ thể được dẻo dai và linh hoạt.

+ Tập luyện chức năng: Là kỹ thuật tập luyện các bài tập chuyên biệt nhằm cải thiện hoặc phục hồi một chức năng như ngồi, đứng, đi, chạy, nhảy, chơi thể thao,…

Tại IRC vận động trị liệu được áp dụng như thế nào?

Không chỉ phục vụ người chơi thể thao phong trào mà còn là các vận động viên chuyên nghiệp, vì vậy vận động trị liệu và tập phục hồi luôn được chú trọng và là khác biệt lớn nhất trong việc phục hồi chấn thương tại IRC. Từ đó chỉ giúp các vận động viên có thể hồi phục hiệu quả và nhanh chóng mà còn tăng cường nền tảng thể chất và những kỹ năng cần thiết để quay trở lại với sân đấu và sự nghiệp thể thao của mình.

Coach Nguyễn Thị Ly hướng dẫn vận động trị liệu cho VĐV

Tại IRC, hầu hết các phương pháp của vận động trị liệu đều được áp dụng linh hoạt và bài bản. Tùy vào từng giai đoạn và loại chấn thương sẽ thiết kế những giáo án điều trị, phương thức và chế độ tập luyện chuyên biệt cho từng cá nhân.

Tập luyện chức năng có lẽ là phương pháp đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhất và đây cũng chính là điều tạo nên sự khác biệt khi tập luyện tại IRC. Ví dụ, đối với bệnh nhân sau phẫu thuật dây chằng khớp gối, mục tiêu tối thiểu đối với bệnh nhân là có thể lấy lại dáng đi bình thường thì lúc này việc tập luyện phải chú trọng vào các yếu tố như vấn đề đau, thăng bằng, cảm nhận cơ thể, biên độ hoạt động các khớp, lực cơ… Không những thế, đối với giai đoạn cuối của quá trình phục hồi, đòi hỏi các bài tập luyện phải chuyên sâu đối với từng môn thể thao khác nhau.

Cuối mỗi buổi tập luyện, khách hàng sẽ được thư giãn bằng các loại máy móc dụng cụ giúp giãn cơ, thực hiện các bài kéo giãn, mở khớp hoặc được massage trị liệu giúp cơ thể được nghỉ ngơi và được phục hồi một cách tối ưu nhất.

Không chỉ tập luyện để lấy lại phong độ trước chấn thương, mục tiêu của IRC còn giúp các vận động viên có sức khỏe tốt hơn cả khi trước chấn thương, giảm thiểu được nguy cơ tái chấn thương xuống mức thấp nhất có thể và cả tăng cường những kỹ năng đặc biệt như thăng bằng, sức mạnh cơ bắp, cảm nhận cơ thể, sự cân bằng, sự linh động khớp,…

Chủ đề