Bản chất của sự vật hiện tượng là gì?

Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta đều mang bản chất. Vậy bản chất là gì? Qúy khách hàng hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về bản chất thông qua bài viết ngay sau đây.

Nội dung bài viết:

1. Bản chất là gì?

Bản chất là phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả các mặt căn bản, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó.

Như vậy, chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi bản chất là gì?

2. Ví dụ về bản chất

Sau đây sẽ là một vài ví dụ về bản chất của sự vật để chúng ta hiểu rõ hơn.

Thực vật, động vật hay con người tuy có phong phú đa dạng như thế nào cũng đều do bản thân gen di truyền của loài và quy luật sinh học (bản chất sinh học) quyết định. Như vậy di truyền của loài và quy luật sinh học chính là bản chất của con người và sinh vật. Nó tồn tại ổn định bên trong con người, sinh vật, tạo nên sự vận động và phát triển.

Bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản với người lao động làm thuê.

3. Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng

Đi liền với bản chất, chúng ta cần phân biệt bản chất và hiện tượng. Trước hết cần hiểu hiện tượng là gì?

– Hiện tượng là phạm trù phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng.

Như vậy khác với bản chất chính là mặt bên trong, tương đối ổn định, thì hiện tượng là một bên ngoài, thường xuyên biến đổi. Ví dụ: bản chất của mỗi cá nhân được biểu hiện qua tính cách, hành động, cư xử của cá nhân với cá nhân khác. Đây chính là hiện tượng bên ngoài.

Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng

– Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng

Sự thống nhất giữa bản chất hiện tượng được thể hiện ở những điểm sau:

+ Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Bản chất luôn luôn bộc lộ ra qua hiện tượng, hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định.

+ Không bản chất nào tồn tại thuần túy bên ngoài hiện tượng. Đồng thời không có hiện tượng nào hoàn toàn không biểu hiện bản chất ở một mức độ nhất định.

+ Bản chất và hiện tượng về căn bản luôn có sự phù hợp với nhau, trong đó bản chất giữ vai trò quyết định.

– Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng

Bản chấtHiện tượngPhản ánh cái chung tất nhiên quyết định sự vậtPhản ánh cái cá biệtMột bản chất có nhiều hiện tượng khác nhauMỗi hiện tượng phản ánh một mức độ của bản chấtBản chất có tính sâu sắc, ẩn dấu ở bên trong sự vậtPhong phú, không biểu hiện hết, thậm chí còn xuyên tạc bản chấtBản chất có tính ổn định, biến đổi chậmHiện tượng có tính biến đổi nhanh

Từ mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng thì mỗi chúng ta, trong nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải nhận thức được bản chất của sự vật. Phải thông qua sự biến đổi của nhiều hiện tượng, nhất là những hiện tượng điển hình mới hiểu rõ được bản chất của sự vật. Trong các hoạt động thực tiễn phải căn cứ vào bản chất chứ không chỉ căn cứ vào mỗi hiện tượng để đánh giá. Như vậy thì chúng ta mới có những đánh giá một cách chính xác về sự vật, hiện tượng đó.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi bản chất là gì mà Công ty Luật ACC cung cấp tới quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau để được hỗ trợ:

Phạm trù bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng đó. Phạm trù hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của những mặt, những mối liên hệ đố trong những điều kiện xác định.

b) Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập với nhau.

Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: Bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất nhất định. Không có bản chất tồn tại thuần túy tách rời hiện tượng, cũng như không có hiện tượng lại không biểu hiện của một bản chất nào đó.

Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo. Khi bản chất mất đi thì hiện tượng cũng mất theo. Vì vậy, V. I.Lênin cho rằng: "Bản chất hiện ra. Hiện tuợng là có tính bản chất".

Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng được thể hiện ở chỗ: bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng; bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài; bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.

c)       Ý nghĩa phương pháp luận

Muốn nhận thức đúng sự thật, hiện tượng thì không dừng lại ở hiện tượng bên ngoài mà phải đi vào bản chất. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng và đầy đủ bản chất. Theo V.I.Lênin: "Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một... đến bản chất cấp hai...".

Mặt khác, bản chất phản ánh tính tất yếu, tính quy luật nên trong nhận  thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào bản chất chứ không căn cứ vào hiện tượng thì mới có thể đánh giá một cách chính xác về sự vật, hiện tượng đó và mới có thể cải tạo căn bản sự vật.

Thể nào là bản chất thể nào là hiện tượng?

Bản chất chính mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện thực khách quan. Nó ẩn giấu đằng sau cái vẻ bề ngoài của hiện tượng và biểu lộ ra qua những hiện tượng ấy. Còn hiện tượng là mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của hiện thực khách quan. Nó hình thức biểu hiện của bản chất.

Bản chất là gì?

Bản chất là phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả các mặt căn bản, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó.

Chất của sự vật hiện tượng là gì?

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.

Bản chất của triết học là gì?

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.