Ban ki moon là ai

Những lời tố giác này được đưa ra vài ngày trước khi ông hết nhiệm kỳ ở Liên Hiệp Quốc, trong lúc nhiều người xem ông là ứng viên tốt cho cánh bảo thủ ra tranh chiếc ghế tổng tống Hàn Quốc trong cuộc bầu cử tới đây.

Thông tín viên RFI tại Seoul, Frédéric Ojardias, phân tích :

« Chuyến trở về nước của ông Ban Ki Moon xem ra không êm thấm. Theo tiết lộ của tờ báo điều tra Sisa, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc dường như đã nhận cách đây 10 năm 230.000 đô la tiền mặt.

Đây là tiền đút lót của ông Park Yeon Cha, lãnh đạo tập đoàn Taekwang, từng là tâm điểm một vụ tai tiếng khác liên lụy đến những người thân cận của cựu tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-Hyun.

Người phát ngôn của của ông Ban Ki Moon đã đánh giá ngay đó là những tố cáo « sai lệch và không cơ sở », và đòi tờ báo rút lại thông tin và xin lỗi.

Những lời tố giác này rất nguy hiểm đối với ông Ban Ki Moon, người đã không che giấu ý muốn tranh chiếc ghế tổng thống. Ông rất có uy tín đối với những cử tri cao niên và đảng bảo thủ cầm quyền, do bị tác động của vụ tai tiếng « quân sư Choi » khiến tổng thống Park Geun Hye bị truất phế, nên đang hy vọng thuyết phục ông làm ứng viên tổng thống của họ.

Phần đảng cấp tiến Minjoo thì yêu cầu mở điều tra. Các ứng viên của đảng này đang có nhiều triển vọng trong các cuộc thăm dò và Ban Ki Moon sẽ là đối thủ nguy hiểm nhất đối với họ.

Nếu Tòa Bảo Hiến thông qua việc truất phế tổng thống Park Geun Hye thì cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn sẽ diễn ra trong vòng 60 ngày.»

Bà Choi không trình diện Ủy ban điều tra của Quốc Hội

Bà Choi Soon-Sil, nhân vật trọng tâm của vụ tai tiếng, vào hôm nay, 26/12, đã từ chối không ra khỏi phòng giam để gặp các dân biểu Ủy ban điều tra Quốc Hội đến tận nhà tù để thẩm vấn bà.

Ủy ban này trước đây đã nhiều lần muốn thẩm vấn, nhưng bà Choi đã không chịu đến và họ bị buộc phải đến tận nhà tù.

Theo dự kiến của Ủy ban, cuộc thẩm vấn hôm nay sẽ được truyền hình từ nhà tù, nhưng các dân biểu đã hoài công, bà Choi nhất định không chịu gặp.

Nghị sĩ Jung You-Sub thuộc đảng cầm quyền Saenuri không chấp nhận việc không trình diện này, cho là « không lý do chính đáng » và thái độ này có thể bị phạt đến 5 năm tù. Vấn đề là về mặt pháp lý, không thể ép buộc một nhân chứng ra trình diện trước một ủy ban điều tra của Quốc Hội.

Hôm Chủ Nhật, 25/12, bà Choi đã trả lời thẩm vấn các thẩm phán điều tra vụ tống tiền, lạm quyền mà bà « quân sư » của tổng thống bị tố cáo.

Câu chuyện của đứa trẻ làng chiến

Ông Ban Ki-moon sinh năm 1944, là anh cả trong một gia đình có 6 người con tại một làng quê thuần nông ở huyện Eumseong, tỉnh Chungcheong Bắc, Hàn Quốc. Trước khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần II, ngôi làng Eumseong trở thành làng chiến tranh do bị Nhật Bản chiếm đóng. Khi ông Ban được 3 tuổi, gia đình ông chuyển đến sống ở Cheongu. Cha ông là một người làm nghề dịch vụ kho bãi, nhưng khi ông Ban lên 6 tuổi, công việc kinh doanh của cha không còn thuận lợi, gia đình bị phá sản.

Ông Ban Ki -moon nhậm chức Tổng Thư ký LHQ năm 2007.   Ảnh:   CDN

Trong thời gian chiến tranh Triều Tiên kéo dài từ năm 1950 đến 1953, ông Ban và gia đình đã bỏ trốn lên một ngọn núi heo hút ít người qua lại. Trong một lần trả lời phỏng vấn tờ International Herald Tribune, ông Ban Ki- moon kể về tuổi thơ dữ dội của mình: “Gia đình tôi đã trốn trên một ngọn núi, nơi đó chúng tôi được an toàn bởi cả quân đội Hàn Quốc và quân đội Triều Tiên đều không biết đến, nhưng chúng tôi đã trở thành những người nghèo đói, cái đói thật đáng sợ”. Sau khi hai miền Triều Tiên ký hiệp định đình chiến, gia đình ông Ban trở về làng và cùng những dân làng khác gây dựng lại cuộc sống trên những đống tro tàn.

Khác với những đứa trẻ cùng thời đó, đi qua những đói khổ cùng cực, ông Ban Ki-moon sớm có những khát khao được học tập trong ngôi trường làng được che chắn bằng tre, nứa. Ông học tiếng Anh một cách say mê, trong bối cảnh những tiêu chuẩn giáo dục khá nghiêm ngặt.

Năm 1956, ông Ban được các bạn cùng lớp lựa chọn để viết đơn khiếu nại lên Tổng Thư ký Dag Hammarskjold. Nhưng con đường ngoại giao của ông Ban Ki-moon thực sự bắt đầu sau khi ông gặp Tổng thống Mỹ John F.Kennedy tại Nhà Trắng vào năm 1962, khi ông đến thăm Mỹ như là một phần của một chương trình American Red Cross (Chữ Thập đỏ Mỹ). Năm 1970, ông Ban tốt nghiệp khoa Quan hệ Quốc tế của Trường Đại học Seoul và năm 1971, ông Ban kết hôn với Yoo Soon-taek, lúc đó là chủ tịch hội sinh viên.

Mảnh giấy sờn ghi ký ức

“Tôi lớn lên từ chiến tranh”, Ban Ki-moon thường giới thiệu ngắn gọn về tuổi thơ của mình như vậy. Ông luôn nhớ về thời điểm khi LHQ đến giúp ngôi làng của mình. Ông Ban nói: “LHQ đã cứu giúp chúng tôi và những kinh nghiệm đó đã giúp tôi rất nhiều, luôn thôi thúc tôi phải làm điều gì đó cho cộng đồng”. Trong một lần chia sẻ trên tờ Newsweek, ông Ban kể rằng: “Nhiều năm qua tôi mang trong ví của mình một mảnh giấy đã sờn có viết những chữ Trung Hoa, mỗi chữ liên quan tới một lứa tuổi và giai đoạn của cuộc đời”.

Hình ảnh ông Ban Ki-moon khi đến thăm dòng họ Phan Huy và bút tích của ông. 

Cuộc sống của một người đứng đầu LHQ cũng khá giản dị. Mỗi buổi sáng sau khi thức giấc, ông đọc báo và điểm tin từ TV về những nỗi thống khổ của người dân trên toàn thế giới đang phải chịu đựng. Ông nói: “Với tư cách Tổng Thư ký LHQ, ít ra tôi cũng ở vào một vị trí để cố gắng làm điều gì đó về những thảm kịch này. Và ngày nào tôi cũng cố gắng. Khi bắt đầu đảm nhiệm cương vị này, tôi không hề có một chút ảo tưởng. Một vị tiền nhiệm xuất sắc đã từng có câu nhận xét nổi tiếng rằng đây là “công việc bất khả thi nhất trên thế giới”. Bản thân tôi cũng đùa rằng tôi là “thư ký” nhiều hơn là “tổng”, bởi vì xét cho cùng, quyền lực Tổng Thư ký cũng chẳng hơn gì sự thống nhất của Hội đồng Bảo an”.

Quả thật, những năm  trải qua nhiều vị trí trong ngành ngoại giao Hàn Quốc, người ta thường biết đến ông với hình ảnh một nhà ngoại giao “nhã nhặn, thận trọng với một nụ cười hiền lành”. Cho đến năm 2007, nhà ngoại giao kín tiếng của Hàn Quốc được bầu chọn làm Tổng Thư ký LHQ, đây không chỉ là niềm tự hào của riêng xứ sở Kim chi, mà còn là niềm tự hào của toàn dân châu Á.

Bút tích ghi ông Ban Ki - moon là con cháu dòng họ Phan Huy

Ông Phan Huy Thanh - Trưởng chi 2, dòng họ Phan Huy vừa xác nhận, vào ngày 23.5.2015, đương kim Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã về Việt Nam để dâng hương lên nhà thờ dòng họ Phan Huy ở Quốc Oai, Hà Nội. Theo bút tích mà ông Ban Ki-moon để lại và được dịch ra, ông viết: “Tôi rất xúc động khi viếng thăm và tỏ lòng thành kính sâu sắc trước ngôi nhà thờ Phan Huy Chú và các thành viên khác của dòng họ Phan. Cảm ơn dòng họ đã giữ gìn và bảo quản nhà thờ dòng họ này. Là một người con của dòng họ Phan, giờ đây giữ chức Tổng Thư ký của Liên Hợp Quốc. Tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng làm theo những lời dạy của tổ tiên”.

Dưới bút tích ký tên ông Ban Ki-moon bằng tiếng Anh và chữ Hán đi kèm, được người trong dòng họ dịch ra là “Phan Cơ Văn”. Phía Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận không biết về chương trình này, đồng thời cũng cho rằng đây là chuyện riêng tư của ông Ban Ki-moon.

Phùng Bình

(VTC News) - Ông Ban Ki-Moon sẽ không có thời gian rảnh để đi thăm một dòng họ nếu chẳng có gì liên quan, cũng như thắp hương khấn vái và để lại bút tích?

Kỳ 2 (Kỳ cuối): Sự thật chuyện ông Ban Ki-Moon có gốc gác Việt Nam?

Trong buổi trao đổi với phóng viên VTC News, ông Phan Huy Thanh cho biết, chuyến thăm nhà thờ dòng họ Phan Huy ở thôn Thụy Khuê (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) của ông Ban Ki-Moon cũng đã được một chuyên viên truyền thông làm việc tại Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP) ở Việt Nam xác nhận vào chiều 31/10 vừa qua.

Theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Ban Ki-Moon đã có chuyến sang thăm chính thức Việt Nam trong 2 ngày 22 và 23/5/2015. Trong chuyến thăm, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã hội kiến với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chào xã giao Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Ban Ki-Moon có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, tham gia Lễ Khánh thành Tòa nhà Xanh Liên Hợp Quốc, nói chuyện với với các sinh viên Học viện Ngoại giao, cán bộ ngoại giao trẻ và tham dự lễ kỷ niệm 1 năm ngày thành lậpTrung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông Thanh được biết Tổng thư ký Liên Hợp Quốc có yêu cầu cho ông đi việc cá nhân trong vòng 1 buổi, đồng thời yêu cầu không được quay phim, chụp ảnh hay cung cấp bất cứ thông tin gì ra ngoài, cho nên, mọi việc đều được tuân thủ chặt chẽ. Phải mấy tháng sau, câu chuyện mới lộ ra ngoài.

Bút tích của ông Ban Ki-Moon tại nhà thờ Phan Huy  

Đã có rất nhiều lời đồn thổi xung quanh sự kiện ngày 23/5 ở thôn Thụy Khuê, nhất là việc ngài Tổng thư ký Liên Hợp Quốc liệu có phải là hậu duệ của người Việt Nam? Dư luận có nhiều ý kiến cho rằng với cương vị của mình, Ông Ban Ki-Moon sẽ không có thời gian rảnh để đi thăm một dòng họ nếu chẳng có gì liên quan, cũng như thắp hương khấn vái và để lại bút tích.

 
Phải xem gia phả bên Hàn Quốc như thế nào, về ngồi đây, ghép 2 gia phả với nhau, thì mới biết được. Nói ngắn gọn, quá trình nhận họ cũng phải rất kỳ công, kỹ lưỡng, yêu cầu cực kỳ chính xác.
Ông Phan Huy Thanh
 
Hơn nữa, với những hành động được ghi nhận trong chuyến viếng thăm, nhiều người bảo đó là hình ảnh của một người con, cháu về nhận lại tổ tiên, hơn là một phong cách đi ngoại giao của một nhân vật đức cao vọng trọng như ngài Tổng Thư ký.

Những ý kiến ấy không phải là suy diễn, nhất là ở một đất nước luôn đề cao chữ hiếu như Hàn Quốc. Tuy nhiên, theo ông Phan Huy Thanh, phải có căn cứ chính xác, và phải có một thời gian nghiên cứu kỹ càng, lúc đó mới có thể khẳng định. Còn hiện tại, tất cả chỉ là đồn đoán.

PV: Ông có thể cho biết, trong chuyến viếng thăm đó, ngài Tổng thư ký Liên Hợp Quốc có giới thiệu gì về bản thân mình không? Hay bảo mình có nguồn gốc là người Việt Nam không?

Ông Phan Huy Thanh: Ông ấy không nói, hoặc giả sử có nói thì chúng tôi cũng không được biết, vì không thông thạo ngoại ngữ lắm, cũng không thấy phiên dịch bảo lại.

Chúng tôi cũng đã nhóm họp và tìm hiểu rất kỹ trong gia phả của dòng họ Phan Huy và những câu chuyện liên quan thì không hề có một dòng ghi chép về bất cứ một người nào trong dòng họ có liên quan đến Hàn Quốc cả.

Cũng có thông tin bảo rằng, ông Ban Ki-Moon đã có lần thổ lộ, ông là đời sau của cụ Phan Huy Chú. Cụ Phan Huy Chú trước có đi sứ bên Trung Quốc, có giao lưu với đoàn sứ bộ của Triều Tiên, xướng họa thơ văn với các sứ thần Triều Tiên và để lại thơ văn đến tận bây giờ. Tuy nhiên, nghe thì chỉ nghe thế thôi, còn thực tế như thế nào thì chúng tôi cũng không thế trả lời được.

Ông Phan Huy Thanh cho biết, hiện tại tất cả chỉ là suy diễn, không có căn cứ 

PV: Cũng có ý kiến cho rằng, nếu không có quan hệ họ hàng, ông Ban Ki Moon sẽ chẳng bỏ thời gian vào thăm nhà thờ họ Phan, mặt khác với vai trò là một Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, họ phải có một căn cứ nào đó chắc chắn mới có sự kiện này?

Ông Phan Huy Thanh:Trong chúng tôi cũng có người có suy nghĩ như thế, nhưng đó chỉ là suy diễn cá nhân, chứ không hề có kiểm chứng. Muốn khẳng định có phải hay không, tôi nghĩ phải tìm hiểu rất kỹ về thân thế của ông Ban Ki-Moon, tức là cũng phải xem gia phả của dòng họ ông ấy. Mặt khác cũng phải tìm hiểu những câu chuyện có liên quan ở Việt Nam, kết hợp và đối chiếu tìm xem có liên hệ gì không? Nếu có thì lúc đó mới có thể nói chuyện được.

Trong dòng họ của chúng tôi cũng có một chi nhánh loạn lạc, họ di tản và nhận làm con nuôi của dòng họ khác. Đến khi người ta tìm về, có bảo cụ tổ để lại mấy chữ: “Về nhà thờ làng Thụy Khuê, có đôi câu đối thì đấy là dòng họ mình”.

Người ta đi tìm ở phố Thụy Khuê ở nội thành Hà Nội, sau đó đến năm 1982, kỷ niệm ngày sinh cụ Phan Huy Chú, người ta mới biết có làng Thụy Khuê ở đây, và tìm về. Sau đó, qua khảo sát nghiên cứu một thời gian, người ta mới khẳng định được sự việc có thật.

Giờ, phải xem gia phả bên Hàn Quốc như thế nào, về ngồi đây, ghép 2 gia phả với nhau, thì mới biết được. Nói ngắn gọn, quá trình nhận họ cũng phải rất kỳ công, kỹ lưỡng, yêu cầu cực kỳ chính xác, không nghe đồn đoán. Cho nên đến giờ, tất cả cũng chỉ là suy diễn.

Ông Ban Ki-Moon trong chuyến thăm nhà thờ dòng họ Phan Huy ngày 23/5/2015 
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc xem Thế Thứ Đồ của dòng họ Phan Huy 

PV: Nếu đúng ngài Tổng thư ký là hậu duệ của dòng họ mình?

Ông Phan Huy Thanh: Tôi không dám nói ông ấy thuộc dòng họ của mình, bởi vì tôi chỉ biết ông ấy là một người con của dòng họ Phan, mà dòng họ Phan thì khá đông đúc. Nếu như ông ấy có bảo dòng họ Phan Huy chẳng hạn, thì giữa hai bên lại gần nhau hơn một tý, và để chắc chắn hơn thì chúng ta cần có bằng chứng. Bản thân dòng họ chúng tôi cũng là một dòng họ có tên tuổi từ xưa tới nay, cho nên tất cả đều phải cân nhắc kỹ lưỡng.

PV: Là một trong những người tiếp đón hôm ấy, ông có đánh giá sơ bộ như thế nào về con người của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc?

Ông Phan Huy Thanh:Qua những động tác như ông Ban Ki-Moon bắt tay ai cũng cảm ơn, ra bế 2 cháu nhỏ trong dòng họ, rồi lúc ông trên đường ra về, tình hình không còn nghiêm mật như lúc trước nữa, câu chuyện cũng rộng rãi hơn, dân tình người ta xúm đến, ông cũng bắt tay và chào hỏi mọi người, tôi cảm thấy ông ấy là một con người rất lịch sự, tử tế, luôn thân thiện và tôn trọng tất cả mọi người, tự nhiên như là không có khoảng cách giữa một nhân vật tối quan trọng với những người dân bình thường như chúng tôi.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hải Minh

Video liên quan

Chủ đề