Bản quét giấy tờ tùy thân là gì năm 2024

Hiện nay nhiều văn bản đề cập đến giấy tờ tùy thân nhưng lại không tìm thấy quy định liệt kê giấy tờ tùy thân bao gồm những gì? Vì vậy, xin cho hỏi: Giấy tờ tùy thân bao gồm những loại giấy tờ nào? Cảm ơn!

Giấy tờ tuỳ thân là giấy tờ xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một con người. Tuy nhiên, trên phương diện pháp luật thì đến nay chưa có văn bản nào định nghĩa giấy tờ tùy thân là gì, gồm những loại giấy nào. Một số văn bản, quy định một loại giấy tờ cụ thể là giấy tờ tùy thân chứ không mang tính liệt kê.

Ví dụ:

Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định: Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều văn bản luật khác cũng đề cập đến giấy tờ tùy thân trong thành phần hồ sơ của đương sự như Luật Công chứng 2014 (Điều 35), Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 (Điều 130) nhưng khi vận dụng các luật này thì giấy tờ tùy thân cũng được hiểu khác nhau. Cụ thể, đối với Luật Công chứng thì giấy tờ tùy thân được hiểu theo nghĩa như giấy tờ cá nhân, gồm: chứng minh nhân dân, kết hôn, khai sinh, sổ hộ khẩu...

Đối với Bộ luật Lao động thì giấy tờ tùy thân cũng được hiểu là chứng minh nhân dân, khai sinh, sổ hộ khẩu của người lao động. Đối với Luật xử phạt vi phạm hành chính thì giấy tờ tùy thân của người nước ngoài được hiểu là hộ chiếu hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người nước ngoài như thẻ thường trú, tạm trú.

Bạn gặp khó khăn khi chọn ảnh phù hợp của giấy tờ tùy thân hoặc của chính bạn trong quá trình xác minh? Hãy xem các hướng dẫn dưới đây.

Loại giấy tờ tùy thân nào được chấp nhận?

Dựa trên các yêu cầu khác nhau của các khu vực pháp lý khác nhau, bạn có thể sử dụng hộ chiếu, CCCD/CMND, bằng lái xe hoặc các loại giấy tờ tùy thân khác do chính phủ cấp. Giấy tờ tùy thân cũng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Tất cả thông tin, bao gồm ảnh hồ sơ của bạn, đều rõ ràng, dễ đọc;
  • Trong thời hạn sử dụng;
  • Chứa ngày sinh của bạn.

Cách chụp ảnh giấy tờ tùy thân của tôi đúng cách?

Ảnh giấy tờ tùy thân của bạn phải có màu và giấy tờ tùy thân được chụp phải là bản gốc, không phải ảnh chụp màn hình, ảnh khác hoặc bản sao. Ảnh giấy tờ tùy thân của bạn cũng phải hiển thị tất cả các góc của giấy tờ tùy thân hoặc CCCD/CMND.

Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu tải lên cả mặt có ảnh và mặt sau giấy tờ tùy thân, như minh họa trong các ví dụ dưới đây.

Mặt có ảnh của giấy tờ tùy thân

Mặt sau của giấy tờ tùy thân

Nếu giấy tờ tùy thân không có mặt sau thì sao?

Một số CCCD/CMND hoặc giấy tờ không có mặt sau, chẳng hạn như hộ chiếu. Trong quá trình xác minh, bạn chỉ cần tải lên mặt có ảnh hoặc trang có ảnh nếu được yêu cầu. Sau đây là một ví dụ:

Cách chụp ảnh selfie đúng cách khi đang cầm giấy tờ tùy thân?

Nếu bạn được yêu cầu cung cấp ảnh selfie cầm giấy tờ tùy thân trong quá trình xác minh, hãy đảm bảo bạn làm theo hướng dẫn dưới đây:

  • Giấy tờ tùy thân bạn đang cầm phải giống với giấy tờ tùy thân bạn đã chụp trong các bước được mô tả ở trên;
  • Mặt có ảnh của giấy tờ tùy thân phải hướng về phía camera;
  • Chụp ảnh selfie trong không gian đủ ánh sáng;
  • Đảm bảo thông tin trên giấy tờ tùy thân của bạn rõ ràng, dễ đọc;
  • Đảm bảo khuôn mặt của bạn hiển thị đầy đủ, không bị che khuất bởi khẩu trang, mũ, kính, v.v.;
  • Đảm bảo giấy tờ tùy thân của bạn không che khuất khuôn mặt bạn hoặc bị ngón tay của bạn che khuất.

Thông tin được thu thập chỉ nhằm mục đích hoàn tất quá trình xác minh. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ bộ phận hỗ trợ khách hàng hoặc liên hệ qua địa chỉ support@okx.com.

Mọi công dân ở Đức tuổi từ 16 trở lên đều phải tuân thủ theo đúng luật về giấy tờ tùy thân (§ 1 Personalausweisgesetz -PAuswG). Những người không có giấy tờ tuỳ thân được xem là vi phạm pháp luật (§ 32 PauswG). Mọi công dân đều phải mang theo CMND hoặc ít nhất là Hộ chiếu và phải xuất trình theo yêu cầu của nhà chức trách khi cần. Liệu có nhất thiết phải luôn mang theo giấy tờ tuỳ thân bên người?

Có bắt buộc luôn mang theo giấy tờ tuỳ thân (Viết tắt: GTTT)?

Về cơ bản, không có luật pháp nào yêu cầu công dân ở Đức luôn phải mang theo GTTT, trừ một số trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn, khi làm thuê bất hợp pháp, mang theo GTTT là bắt buộc. Tương tự, khi mang theo vũ khí hoặc muốn tham dự một phiên tòa với tư cách là người theo dõi cần phải mang theo GTTT bên mình.

Việc mang theo GTTT có ý nghĩa như nào?

Việc mang theo giấy tờ cá nhân hoàn toàn có lợi, vì trong một số trường hợp, như khi đang biểu tình, cách sát có quyền yêu cầu kiểm tra giấy tờ bất kì khi có nghi vấn. Nếu không xuất trình được GTTT sẽ có thể bị đưa đến đồn cảnh sát.

Ngoài ra, nên mang theo GTTT khi di chuyển trong khối Schengen, mặc dù việc kiểm tra GTTT ở biên giới giữa các nước đã bị bãi bỏ. Một cảnh sát ở Ý hoàn toàn có quyền kiểm tra GTTT của bất kì ai. Thậm chí, ở một quốc gia như Hà Lan, chuyện mang theo GTTT là quy định. Đương nhiên, nếu vi phạm sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị phạt.

Mang theo bản photo hoặc bản scan có được không?

Về cơ bản, không được photo hay scan GTTT tùy thân (§14), trừ trường hợp ngoại lệ như khi làm việc với ngân hàng hay các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Luật không cấm, nhưng chỉ nhắc đến những trường hợp được phép như trên.

Những ai được kiểm tra GTTT?

Chỉ những cơ quan của chính quyền như Cảnh sát, hải quan hay cơ quan điều tra thuế mới có thể yêu cầu bạn xuất trình GTTT. Bên cạnh đó, cảnh sát không thể kiểm tra ngẫu nhiên giấy tờ mà không cần lí do. Những người có thẩm quyền và lí do theo luật qui định mới được kiểm tra GTTT. Đây là luật chung.

Tuy vậy, để thực thi pháp luật và ngăn ngừa tội phạm, việc được phép từ chối xuất trình GTTT là hi hữu. Do đó, trong một số trường hợp nhất định (như đang có khủng bố), các giấy tờ này có thể được yêu cầu xuất trình dù chưa có nghi ngờ về việc phạm tội hay việc phạm tội hình sự đã xảy ra. Chẳng hạn, khi cảnh sát tuần tra một khu vực thường xuyên diễn ra việc buôn bán chất cấm như ma túy hay đang điều khiển giao thông thì họ vẫn có quyền yêu cầu xuất trình GTTT.

Khủng bố

Năm 2015, một đạo luật mới liên quan tới việc phòng chống khủng bố đã được ban hành. Theo đó, GTTT hoàn toàn có thể bị thu hồi. Những đối tượng bị nghi ngờ có liên quan hay tiềm năng đến khủng bố có thể bị tịch thu và được thay thế bằng giấy thông hành chỉ trong phạm vi nước Đức.

***Tổng kết

Như vậy, việc mang theo giấy tờ tuỳ thân là cần thiết, đôi khi là bắt buộc, trong tình thế hiện nay (khủng bố, nhập cư). Cảnh sát hoàn toàn có quyền yêu cầu bạn xuất trình GTTT vào lúc này, dù chả có chuyện gì xảy ra cả và việc từ chối yêu cầu này là không thể. Kể cả việc mang theo GTTT bản scan hay photo cũng không được chấp nhận. Đây là kinh nghiệm mà các bạn du học sinh ở Đức cần lưu ý khi đi lại tại đây.

Bản sao giấy tờ tùy thân là gì?

Giấy tờ tùy thân là gì? Dù được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện nay nhưng dưới góc độ pháp lý chưa có bất cứ văn bản nào đưa ra khái niệm giấy tờ tùy thân là gì. Theo cách hiểu chung nhất, giấy tờ tùy thân là những loại giấy tờ có thể giúp xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một người.

Bao nhiêu tuổi thì có giấy tờ tùy thân?

Như vậy, từ đủ 14 tuổi là người dân được làm thẻ Căn cước công dân. Đồng thời căn cứ theo Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC, khi làm Căn cước công dân lần đầu, người dân sẽ không phải nộp lệ phí cấp. Căn cứ Điều 21 Luật Căn cước công dân, thẻ Căn cước công dân chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định.

Giấy tờ cá nhân bao gồm những gì?

Cụ thể, đối với Luật Công chứng thì giấy tờ tùy thân được hiểu theo nghĩa như giấy tờ cá nhân, gồm: chứng minh nhân dân, kết hôn, khai sinh, sổ hộ khẩu... Đối với Bộ luật Lao động thì giấy tờ tùy thân cũng được hiểu là chứng minh nhân dân, khai sinh, sổ hộ khẩu của người lao động.

Giấy tờ chứng minh về nhân thân là gì?

Giấy xác nhận nhân thân (hay còn được gọi là giấy chứng nhận nhân thân) là loại giấy tờ khai báo với cơ quan công an nơi bạn sinh sống, được đóng dấu xác nhận và hoàn toàn có thể thay thế thẻ căn cước công dân (chứng minh thư) khi đi máy bay.

Chủ đề