Bản quyền là gì Wikipedia

Wikipedia tuổi 20: Trí tuệ của đám đông

09:31 27/03/2021
Người ta thường nghĩ đám đông thì ngu ngốc. Nhưng, nhờ đặt niềm tin vào đám đông, Wikipedia đã tận dụng được trí tuệ của họ. Wikipedia sử dụng chính đám đông để canh chừng đám đông...

  • Cuộc chiến chống tin giả về COVID-19 trên Wikipedia
  • Wikipedia bị mã độc tấn công, gây tê liệt hệ thống


2 giờ chiều ngày 6-1-2021, những kẻ gây rối chính thức xô đổ barie cuối cùng bảo vệ phía Đông Điện Capitol ở Washington D.C. Chỉ vài tiếng sau, trên Wikipedia đã có một tài khoản ở Mỹ tên Another Believer tạo ra một thư mục cho sự kiện nóng hổi này.

Và, đến nửa đêm hôm ấy, từ một dòng thông tin vỏn vẹn ban đầu của Another Believer thông báo về vụ đột kích, tin mục này đã được biên tập 1.000 lần bởi nhiều người dùng khác, tổng hợp thông tin dẫn nguồn từ 128 bài phóng sự của những hãng thông tấn hàng đầu. Và đến nay, sau hơn 2 tháng, mục thông tin này vẫn được chỉnh sửa liên tục. Tổng số lượt chỉnh sửa đã xấp xỉ 10.000 lần, với 572 tài liệu tham khảo được trích dẫn và được dịch ra gần 60 ngôn ngữ.

Bản quyền là gì Wikipedia
Wikipedia - bách khoa toàn thư được tạo ra bởi tất cả mọi người và dành cho tất cả mọi người.

Ví dụ này hẳn đã khiến bạn cảm thấy ấn tượng với tốc độ và khối lượng thông tin khổng lồ mà Wikipedia cung cấp rồi. Có người nói vui rằng, sự ra đời của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đã cứu rỗi nhiều cuộc đời sinh viên. Thay vì phải lùng sục trong những mê cung thư viện và gục ngã trước hàng trăm cuốn sách tham khảo dày đặc chữ mỗi kỳ luận văn, chúng ta giờ chỉ cần Wikipedia là đủ. Mọi thứ đều có ở đó, từ tiểu sử Karl Marx đến bối cảnh sáng tác từng ca khúc của ban nhạc Queen, từ lý thuyết trò chơi trong kinh tế học đến số lượng cá thể từng loài động vật ăn thịt trên Trái đất.

Vậy mà, đã có thời, nhắc đến Wikipedia, người ta nghĩ ngay tới một trò đùa!

Nếu nhấp vào tài khoản Another Believer, người khởi tạo mục thông tin về sự kiện Điện Capitol, bạn sẽ thấy anh trích dẫn một câu nói của chính Jimmy Wales, nhà đồng sáng lập Wikipedia: Hãy tưởng tượng một thế giới mà mỗi con người trên hành tinh đều được quyền truy cập miễn phí vào toàn bộ kho tri thức nhân loại.

Ý tưởng về việc quy tụ mọi tri thức về một nơi duy nhất đã xuất hiện ngay từ những buổi đầu khi con người mon men những bước đầu tiên vào cánh rừng tri thức. Demetrius thành Phalerum, một chính khách lưu vong đã thuyết phục hoàng đế Ptolemy I xây dựng một thư viện mà ban đầu ông gọi là Đền thờ các nàng thơ, hay Museiom, một từ ngữ mà sau này được phát triển thành Museum (bảo tàng), trong đó Demetrius hình dung tất cả những cuốn sách trên thế gian đều được gom góp về đây. Thư viện ấy cuối cùng cũng ra đời, chính là Đại thư viện Alexandria.

Thế nhưng, điều đi trước thời đại nhất ở thư viện này không chỉ nằm ở ý tưởng thâu thập mọi dòng chảy tri thức mà còn nằm ở chỗ nó mở cửa tự do cho tất cả mọi người, thay vì chỉ dành cho tầng lớp tinh hoa quý tộc - như những thư viện nhỏ hơn từng được xây dựng trước đó.

Đáng tiếc, sau trận hỏa hoạn phá hủy toàn bộ thư viện này, một sự kiện được coi là thảm họa khủng khiếp nhất thời cổ đại, không chỉ hàng triệu cuốn sách bị thiêu rụi mà còn là điềm báo rằng hành trình về mơ ước một nền tri thức công bình cho tất cả sẽ không dễ dàng. Chúng ta sau này vẫn có những thư viện công cộng nhưng sự nhân lên theo bội số của kiến thức khiến ta nhận ra, việc tri thức được lưu trữ ở dạng sách vở trở nên không thể tiếp cận với phần lớn mọi người, dù thư viện có mở miễn phí đi chăng nữa. Còn bách khoa toàn thư ư? Ngay bây giờ bạn có thể mở lên trang web của Britannica, một thương hiệu bách khoa toàn thư ra đời từ năm 1768. Lời chào đầu tiên của họ là: Năm 2021 rồi và thông tin thì không miễn phí.

Thật ra thì bạn có thể đọc miễn phí khá nhiều thứ ở Britannica nhưng kho tri thức quý giá nhất thì bạn phải mua. Nói chung, một kho tri thức mở và miễn phí một cách thực thụ là giấc mơ gần như bất khả trong suốt nhiều ngàn năm.

Mãi cho đến cái ngày nhà văn Douglas Adams, hôm ấy say xỉn ở ngoại ô thành phố Innsbruck (Áo), nằm ngắm sao trời, Douglas Adams chợt nảy ra một ý tưởng cho cuốn truyện tiếp theo của mình mang tên Bí kíp quá giang vào dải ngân hà (ngày nay nó được xếp vào hàng kinh điển), rằng cuốn sách sẽ được viết theo dạng một bách khoa toàn thư nhưng điều đặc biệt là, thay vì được biên soạn bởi các học giả khả kính, bất cứ ai cũng được quyền đóng góp bài viết cho nó. Xin nhắc lại, bất cứ ai!

Đó là năm 1971. Phải mãi 30 năm sau, năm 2001, câu chuyện viễn tưởng ấy mới thành sự thật khi dự án Wikipedia ra đời, đúng nghĩa là một bách khoa thư trực tuyến nơi ai cũng có thể tham gia viết và chỉnh sửa. Ở lần chỉnh sửa đầu tiên, một trong những nhà sáng lập, Jimmy Wales, đã viết vỏn vẹn mấy từ: Hello world? - xin chào thế giới?

Bản quyền là gì Wikipedia

Logo quen thuộc của Wikipedia.

Mới đầu, thế giới không chào lại Wikipedia. Cũng đúng thôi, làm sao bạn có thể tin tưởng vào một bách khoa toàn thư do mọi người tình nguyện biên soạn? Tri thức vốn là lãnh vực của những chuyên gia, học giả, nhà khoa học cơ mà, chỉ có họ mới đủ thẩm quyền và độ tin cậy để truyền bá kiến thức, chứ không phải những ông hàng xóm gần nhà bạn. Đó là nguyên nhân vào những năm mới thành lập, Wikipedia bị coi là nguồn không chính thống, nhắc đến Wikipedia là nhắc tới tin sai. Một bài luận mà trích nguồn Wikipedia thì coi như xong, bạn chắc chắn bị đánh trượt.

Nhưng, giống như lấy độc trị độc, điều làm nên sự kỳ diệu của Wikipedia nằm ở việc, ai cũng có thể sửa, ai cũng có thể sửa phần đã sửa và cứ thế.

Vài phút sau khi buổi tranh luận tranh cử tổng thống đầu tiên của mình, ông trùm truyền thông Mike Bloomberg qua đời. Ngay sau đó, một tài khoản tên đã thêm vào tiểu sử của ông trên Wikipedia rằng, nguyên nhân qua đời là do bị đâm chết bởi Warren, Biden và Sanders.

Chỉ 3 phút sau, một tài khoản khác đã chỉnh sửa lại trò đùa ác ý này. Song, ảnh chụp màn hình về thông tin lầm lạc đã trôi nổi khắp internet. Chúng ta thấy gì ở đây? Thứ nhất, internet đầy rẫy những kẻ thích cà khịa, hoặc những kẻ ngu ngốc, hoặc những kẻ cực đoan, hoặc những kẻ thích trêu ngươi thiên hạ.

Thứ hai, luôn có những người sẵn sàng chống lại những kẻ đó, bằng sự tỉ mỉ và bằng niềm tin vào sự thật. Những người này không được trả tiền để chỉnh sửa Wikipedia nhưng họ vẫn sẵn sàng làm, bởi một nỗi thôi thúc rất tự nhiên rằng những gì sai lầm cần được làm cho đúng. Cũng chính vì vậy, trong khi Facebook, Twitter, YouTube đau đầu vì nạn tin giả hoành hành thì Wikipedia - một nền tảng có vẻ như dễ tổn thương nhất trước tin giả, lại dễ dàng khuất phục điều đó.

Người ta thường nghĩ đám đông thì ngu ngốc. Nhưng, nhờ đặt niềm tin vào đám đông, Wikipedia đã tận dụng được trí tuệ của họ. Wikipedia sử dụng chính đám đông để canh chừng đám đông. Nên nếu nói về độ tin cậy của Wikipedia, theo một nghiên cứu của tạp chí Nature, trung bình một bài viết trên Britannica có 3 lỗi sai (dù họ quảng bá mình là bách khoa toàn thư với thông tin đã được kiểm định), còn Wikipedia có 4!

Và dù sao đi nữa, làm gì có nội dung nào 100% chính xác, vấn đề là với số người dùng lên đến hơn 1,4 tỉ người đọc và đội quân thiện chiến gồm 200.000 biên tập viên tình nguyện sẵn sàng làm việc ngày đêm không vì lợi ích nào khác hơn là chia sẻ điều mình biết, những lỗi sai của Wikipedia thường được phát giác nhanh chóng và chỉnh sửa dễ dàng.

Hơn nữa, với Wikipedia, không có tri thức nào là bản chỉnh sửa cuối cùng. Quá trình chỉnh sửa luôn diễn ra hằng ngày, đến vô tận. Và chẳng phải, đó là bản chất muôn đời của tri thức, rằng không có tri thức tối hậu, con đường tìm kiếm chân lý sẽ mở ra đến mãi mãi?

Wikipedia mới chính thức bước sang tuổi 20 vào tháng 1 vừa qua. Nhìn lại 20 tuổi đời, ta có thể thấy thành công của nó chỉ đơn giản nằm ở chỗ, nó biết con người không ai không thích tri thức và không ai không thích chia sẻ tri thức. Niềm yêu ấy, bất ngờ thay, đi ngược lại với tất cả những nguyên lý vận hành của thế giới hiện đại mà ta nghĩ là không thể thay đổi được.

Chẳng hạn, Wikipedia dù là một trong những trang web có nhiều lượt truy cập nhất thế giới, vậy nhưng, nó vắng bóng quảng cáo. Wikipedia khác hoàn toàn với phần còn lại của làn sóng khởi nghiệp và thung lũng Silicon. Nó không tạo ra tỷ phú nào, không có cổ đông nào, không lợi dụng quyền lực số của mình để xâm lăng văn hóa hay điều khiển xã hội. Wikipedia chứng minh rằng, khi tận dụng sức mạnh tập thể và tình yêu tri thức thay vì tiền bạc và quyền lực, con người có thể chống lại mọi thiết chế và mọi sự ngu dốt, để tạo nên chốn an lành nhất trên internet.

Và trong lúc bạn dành 15 phút để đọc xong bài viết này, Wikipedia đã có thêm 1.710 lần chỉnh sửa. Bạn vẫn còn chưa tin vào sự kỳ diệu của Wikipedia ư?

# đám đông niềm tin trí tuệ Wikipedia
Facebook Twitter Link gốc

Chào mừng bạn đã đến với
Các câu hỏi về Bản quyền Tập tin

Nơi bạn sẽ tìm được sự giúp đỡ về thẻ quyền hình ảnh, hoặc giải đáp về từng tập tin cụ thể
Nếu bạn có câu hỏi về một hình cụ thể, xin hãy nhớ đặt đường dẫn đến nó, giống như thế này: [[:Hình:Ví dụ.jpg]]. Cảm ơn!
Kho lưu

Lưu 1

Làm thế nào để thêm thẻ quyền vào một hình có sẵn?

  1. Tại trang mô tả về hình (trang có tên bắt đầu bằng Tập tin:), nhấn chuột vào sửa đổi.
  2. Từ trang Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh, hãy chọn một thẻ quyền thích hợp. Đối với tác phẩm do chính bạn tạo ra, hãy dùng một trong những thẻ quyền trong phần "Phạm vi công cộng" hoặc "Giấy phép tự do".
  3. Gõ tên thẻ quyền vào, đừng quên {{ở đầu}} và {{ở cuối}}, trong hộp soạn thảo trong trang mô tả của hình.
  4. Xóa các tiêu bản than phiền rằng hình không có thẻ quyền nào cả (chẳng hạn như, {{Thiếu thông tin bản quyền và nguồn gốc 2}})
  5. Nhấn vào Lưu trang.
  6. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hãy xem tiếp phần "Làm sao để tôi đặt câu hỏi" bên dưới.

Làm sao để tôi đặt câu hỏi

  1. Để đặt một câu hỏi, nhấn vào nút "Nhấn vào đây để đặt câu hỏi" ở dưới
  2. Xin nhớ ký tên ở cuối câu hỏi bằng cách gõ --~~~~ ở phía cuối
  3. Kiểm tra trang thường xuyên để xem cập nhật, hoặc yêu cầu người trả lời thông báo tại trang thảo luận của bạn


Hình ảnh tập tin anh Hùng Nguyễn Thành Trí - Hải chiến Hoàng Sa 1974

Chào các bạnVừa qua tôi có sưu tầm hình ảnh và các bài viết liên quan đến vi anh hùng Hoàng Sa - Nguyễn Thành TRí nguyên hạm phó Hộ Tống Hạm HQ10 đã anh dũng hy sinh trong trận chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước sự xâm lấn của Trung Quốc ngày 19 tháng 01 năm 1974.Về hình ảnh và các bài viết thì các bạn có thể thấy thể hiện rỏ trên nhiều trang web khác nhau, tuy nhiên tôi lại bị xóa bài viết và hình ảnh, mặc dù bài viết có chú thích rỏ nguồn tham khảo. Còn về hình ảnh thì tôi thấy không vi phạm, hình ảnh một vị anh hùng vì nước vì dân xã thân hy sinh cho tổ quốc thì hình ảnh của họ cần được vinh danh, không nên yêu cầu đòi hỏi "bản quyền".Mong nhận được ý kiến đóng góp và trợ giúp từ tất cả các bạn.Thân áiParacel IslandsParacel islands (thảo luận) 05:20, ngày 16 tháng 2 năm 2013 (UTC)Paracel islands (thảo luận) 05:20, ngày 16 tháng 2 năm 2013 (UTC)

Vấn đề không phải nằm ở cảm tính mà là ở mặt pháp lý bạn à. Mình không thể nói rằng "vì điều này tốt cho tác giả" và vi phạm quyền của người ta được. Tân (thảo luận) 04:03, ngày 26 tháng 3 năm 2013 (UTC)

Bản quyền để tải lên tập tin mới

Mình muốn tải lên hình ảnh để miêu tả về một nhóm nhạc cũng như bìa đĩa album của họ. Mình đã trao đổi với trưởng nhóm qua facebook, email và nhận được sự đồng ý của anh đấy về việc dùng 2 hình ảnh trên ở trang wikipedia. Như vậy hình ảnh của mình có được coi là có bản quyền? Mình vẫn không tải lên hình ảnh được. Tải là bị gỡ xuống. Xin giải đáp thắc mắc. --Bùi Nguyễn Nguyên Trang (thảo luận) 08:15, ngày 16 tháng 9 năm 2013 (UTC)

Bạn cần nhờ anh trưởng nhóm nhóm nhạc ấy gửi một email đến để xác nhận việc cấp phép bản quyền. Chi tiết cụ thể mời bạn xem ở đây. Cảm ơn các cố gắng đóng góp hình của bạn. Xin lỗi vì đã trả lời tin này muộn. ~ Violet (talk) ~ 16:53, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)

Hướng dẫn về bản quyền

Xin hãy giúp em về vấn đề bản quyền 1 cách cụ thể, thường thì em lấy ảnh từ các trang mạng khác.

1. Cần chọn loại bản quyền nào.

2. Thông tin bản quyền phải ghi như thế nào thảo luận quên ký tên này là của XxxNMTxxx (thảo luận đóng góp).VD: https://www.duhoctrungquoc.vn/wiki/vi/Weekly_IdolLink hình là: https://www.duhoctrungquoc.vn/wiki/vi/T%E1%BA%ADp_tin:Weeklyidol.jpg (hình này của em báo lỗi bản quyền cần chỉnh sửa)Em dùng hình này làm áp phích cho bài.

Vì các quy định hình ảnh khá phức tạp, bạn có thể cho biết bạn dự định dùng hình ảnh đó trong bài viết nào thì sẽ dễ trả lời hơn, kèm ví dụ cụ thể. Nếu không bạn có thể tham khảo sơ ở Wikipedia:Quyền về hình ảnh và ở Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh. ~ Violet (talk) ~ 16:49, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)

Bản quyền tập tin

Tôi không biết chính xác bản quyền của tập tin. Vậy phải làm thế nào?Mèo Cận (thảo luận) 12:34, ngày 15 tháng 12 năm 2013 (UTC)

Đã trả lời ở trang cá nhân.--Cheers! (thảo luận) 12:53, ngày 15 tháng 12 năm 2013 (UTC)

Bài viết " Đồng Lệ Á"

Bài này https://www.duhoctrungquoc.vn/wiki/vi/Đồng_Lệ_Á thuộc bản quyền của tôi và do tôi phát hành ở trang https://www.facebook.com/TongLiYaVNFC/info. Nên tôi mong bản quyền này sẽ đc giữ trên Wikipedia mà không vi phạm bản quyền! Mong bạn giữ bản quyền này ~Thủy Zimy~

Chào bạn,
  • Giả sử bài viết đó là hoàn toàn của bạn thì bạn sẽ gặp những vấn đề sau:
  1. Bạn không được chép y như nguồn blog web của bạn vì như thế là Vi Phạm bản Quyền. Mời bạn đọc thêm Wikipedia:Bản quyền để hiểu rõ về hoạt động tại wikipedia.
  2. Không có gì chứng minh được nguồn từ blog hay facebook là của bạn cả và ngay cả khi bạn chứng minh được nguồn đó là của bạn thì Nguồn mà bạn đưa ra là không thể chấp nhận được vì đó là nguồn tự xuất bản do chính bạn viết và sẽ không được sử dụng tại wikipedia . Mời bạn đọc thêm Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy, Wikipedia:Chú thích nguồn gốc và Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được để hiểu rõ thêm.
Mời bạn đọc một số bài có sẵn để hiểu rõ thêm cách viết như Triệu Vi, Lê MinhThân mến. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 14:07, ngày 6 tháng 2 năm 2014 (UTC)

Lấy ảnh từ instagram hay facebook cá nhân của người khác thì có coi là vi phạm bản quyền không?

Ví dụ ảnh này [1] do bạn Chbjsau lấy từ http://instagram.com/p/hpyD0FrL0T nhưng lại để là giấy phép tự do?-- Thành Vũ thảo luận 15:45, ngày 29 tháng 4 năm 2014 (UTC)

Vấn đề về bản quyền của "Hình chụp màn hình phim"

Mình muốn sử dụng một tấm ảnh của một bộ phim để nhận dạng và phân biệt bộ phim đó với những phần khác của bộ phim. Nhưng mặc dù mình cho rằng mình đã cung cấp thông tin khá đầy đủ: Nguồn gốc (Lấy từ phim giới thiệu (trailer) của tác phẩm); thông tin bản quyền; địa chỉ video của bộ phim giới thiệu và đây cũng chỉ là trailer được phát hành miễn phí trên mạng internet nhưng mình vẫn nhận được thông báo bổ sung thêm thông tin. Vậy xin hỏi mình còn thiếu những thông tin gì để bổ sung cho tập tin này và tránh các sai sót trong các tập tin sau. Địa chỉ tập tin cho các bạn xem xét thêm: Tập tin:Frozen-fever-01.0 007.00 0053.jpg .Vui lòng trả lời thông qua trang thảo luận của mình.Thân,--Hieutd7b (thảo luận) 13:10, ngày 4 tháng 3 năm 2015 (UTC)

Đã trả lời tại trang thảo luận của thành viên như yêu cầu. --minhhuy (thảo luận) 16:58, ngày 4 tháng 3 năm 2015 (UTC)

Thêm ảnh vào Wikipedia

Nếu mình muốn thêm một tập tin vào Wikipedia thì phải làm sao ạ?--Ducanhng (thảo luận) 01:13, ngày 10 tháng 3 năm 2015 (UTC)

Xin xem Trợ giúp:Tải tập tin lên. Những hình ảnh của bạn phải được gắn một thẻ quyền định rõ cho phép sử dụng hình như thế nào (có bản quyền? phạm vi công cộng? cho phép tái sử dụng và chia sẻ nhưng phải ghi công tác giả giống như cách mà Wikipedia đang chia sẻ nội dung?); xin xem chi tiết ở Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnhWikipedia:Quyền về hình ảnh. Những hình ảnh có bản quyền cần được cung cấp một nguồn gốc rõ ràng và lý do sử dụng hợp lý tại Wikipedia; xin xem chi tiết ở Wikipedia:Nội dung không tự do.Nhìn chung, Wikipedia không khuyến khích bạn tải lên các hình có bản quyền do người khác nắm giữ, hoặc do chính bạn nắm giữ nhưng không muốn cho phép người khác tái sử dụng hay chia sẻ. Wikipedia mời bạn tải lên các tập tin ở Commons, một kho tư liệu hình ảnh khổng lồ với giấy phép tự do, và tất nhiên những hình ảnh của bạn cũng phải được tự do sử dụng. Các hình ảnh tại Commons có thể được nhúng vào mọi dự án của Wikimedia, bao gồm Wikipedia tiếng Việt.Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào thêm, xin đừng ngại khi tiếp tục hỏi ở đây, các thành viên Wikipedia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn từng chút một. --minhhuy (thảo luận) 03:46, ngày 10 tháng 3 năm 2015 (UTC)

Ảnh không tự do tải trên mạng chỉnh sửa Photoshop

Cho mình hỏi ảnh của một nhân vật tải trên mạng về rồi chỉnh sửa bằng Photoshop CS5 cho khác với hình ảnh đã tải đó, sau đó mình tải lên Wiki, như vậy có coi là vi phạm bản quyền ko? Taitamtinh (thảo luận) 11:34, ngày 18 tháng 3 năm 2015 (UTC)

Được phép nếu trang nguồn hình ảnh sử dụng cùng một loại giấy phép như Wikipedia, tức cho phép tự do sử dụng, chia sẻ và phân phối, hoặc nhân vật trong bức hình đồng ý cho phép bạn sử dụng hình ảnh này với một giấy phép như vậy (với bằng chứng cho phép gửi về địa chỉ email permissions-viwikimedia.org). Nếu không, nó sẽ được tính là tác phẩm phái sinh từ một tác phẩm có bản quyền, và vẫn bị xem là vi phạm bản quyền. --minhhuy (thảo luận) 04:04, ngày 1 tháng 4 năm 2015 (UTC)

Chào! Tôi nghe nói nhóm phiên dịch các giờ kinh thu phí và cấm các trang sử dụng bản văn kinh thánh của nhóm? cho tôi biết có đúng vậy hay không? hồng kim lê

Vv Tải hình ảnh

Hi mọi người, Mình gặp chút vấn đề về việc upload và sử dụng các hình ảnh trên Wiki.Mình có upload một số ảnh và sử dụng ỡ Trang Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM, tuy nhiên đã bị xóa và được thông báo là không có nguồn gốc và Bảng quyền rõ ràng.Phiền bạn hướng dẫn cụ thể cách xác nhận Bảng quyền và nguồn gốc để mình có thể upload và sử dụng những hình ảnh này.ThânKoto123456 (thảo luận) 02:33, ngày 27 tháng 4 năm 2015 (UTC)

Chèn hình vào bài viết về Nguyễn Thái Bình

chào anh Tuấn Út, em dự định chèn hình của anh Nguyễn Thái Bình vào bài viết này https://www.duhoctrungquoc.vn/wiki/vi/Nguy%E1%BB%85n_Th%C3%A1i_B%C3%ACnh, hình do em sưu tầm trên báo mạng - báo công an http://trangtin.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=1060&p=&id=537581 nên có thể không đầy đủ về bản quyền, không biết em có thể chèn hình không? Lengkeng91 03:16, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)

@Lengkeng91: Chào bạn, thay mặt Thành viên:TuanUt, tôi xin trả lời rằng: những hình không tự do (tức đã bảo hộ bản quyền) nhưng có tình trạng bản quyền không rõ ràng sẽ không được phép tải lên Wikipedia tiếng Việt, xem Wikipedia:Quy định sử dụng hình ảnh và Wikipedia:Nội dung không tự do. Bạn phải biết chính xác nguồn gốc và tình trạng bản quyền để đảm bảo rằng Wikipedia có thể sử dụng hình theo các điều khoản Sử dụng hợp lý của Luật pháp Hoa Kỳ. Một số hình ảnh lịch sử có thể không cần xác định rõ nguồn gốc (do thường khó khăn để tìm ra ai là người tạo ra nó đầu tiên), nhưng dự án này chỉ chấp nhận chúng ở tình trạng gần với tình trạng nguyên thủy (tức ảnh trắng đen chưa qua chỉnh sửa nếu là ảnh chụp gốc cũng là ảnh trắng đen). Cảm ơn bạn đã quan tâm đóng góp cho Wikipedia tiếng Việt, dự án này rất nghiêm ngặt về tình trạng bản quyền hình ảnh và khả năng sử dụng hợp lý với những hình không tự do, mong bạn hiểu. --minhhuy (thảo luận) 04:33, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)

Tập tin:Clash of Kings Sảnh quân sự.png

Xin chào bạn Tuấn Út, cho mình hỏi là vào ngày 26/6/2015 mình có tải lên 24 tập tin để minh họa cho bài viết liên quan đến game Clash of Kings, và mình có ghi rõ nguồn là từ http://baike.baidu.com/item/Clash%20of%20Kings?fr=aladdin, một trang tìm kiếm thông tin của baidu, giống với Google. Các hình ảnh đó mình đều copy về từ link trên, nhưng lại được thông báo là không có thông tin về tình trạng bản quyền. Vậy mình phải làm sao để không bị xóa, mình phải tìm admin của trang baidu để xin giấy phép? Và hiện tại thì mình cũng chưa xác định được với số hình ảnh mình copy từ trang công cụ tìm kiếm thông tin Baidu (link ở trên) thì phải gắn thẻ quyền hình ảnh loại nào mới phù hợp? Mong bạn Tuấn Út hướng dẫn giúp mình để mình đăng bài lên thành công. Thanks!Elaine Ngo (thảo luận) 07:26, ngày 2 tháng 7 năm 2015 (UTC)

Nếu không phải là hình do bạn tự tạo ra (vẽ, chụp, thiết kế, đồ họa,...) thì rõ ràng bạn không có bản quyền sở hữu để đưa lên đây rồi. DangTungDuong (thảo luận) 11:00, ngày 2 tháng 7 năm 2015 (UTC)

@ DangTungDuong: Về vấn đề chụp thì ý bạn có phải là mình vào game chụp lại hình màn hình là hợp lệ phải không bạn? Còn việc thiết kế, vẽ thì do nhà phát hành thực hiện. Mình cần liên hệ bên đó hay sao bạn? Mong bạn chỉ rõ hơn giúp mình! Thanks --Elaine Ngo (thảo luận) 03:23, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)

Bạn có thể sử dụng hình không tự do tại đây với điều kiện là có mô tả sử dụng hợp lý và giấy phép phù hợp. Bạn có thể tham khảo ví dụ ở hình này. pinus· thảo luận· 03:34, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)

@Pinus: Thanks bạn nhiều nhé! Mình sẽ thử ^^! --Elaine Ngo (thảo luận) 10:23, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)

@Elaine Ngo: Bạn vào game rồi chụp hình hoàn toàn được. Còn dĩ nhiên nếu không phải hình của bạn thì bạn phải xin tác giả của hình, bất kể đó là ai. Bạn có thể ngó qua Dota 2. DangTungDuong (thảo luận) 10:46, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)

Chèn bìa album vào ảnh

Nếu tôi muốn xin giấy phép bản quyền để tải ảnh bìa album lên trang đang tạo thì phải làm thế nào? Mong bạn chỉ rõ!Mintu Martin (thảo luận) 02:25, ngày 15 tháng 7 năm 2015 (UTC)

Bản quyền

làm thế nào để tôi tải ảnh lên trong khi hình ảnh đó được dùng rộng rãi, tác giả hình ảnh tôi không rõ vì tôi lấy trên internet và trang web đó không nêu rõ quyền sử dụng hình ảnhVanbinhnb (thảo luận) 22:14, ngày 2 tháng 1 năm 2016 (UTC)

Những hình ảnh tìm kiếm được trên Internet mà không rõ tác giả hay tình trạng bản quyền sẽ không được phép tải lên Wikipedia. --minhhuy (thảo luận) 03:51, ngày 3 tháng 1 năm 2016 (UTC)

Ảnh của Wiki khác

Mình lấy ảnh của nhân vật trên một trang wiki khác (hình như bản quyền thuộc về Mỹ hay gì đó?!) và hình như dù có mô tả thế nào vẫn bị khiếu nại. Bộ lấy ảnh của wiki khác rồi viết nguồn từ trang wiki đó mà vẫn không được sao? Mèo Cận (thảo luận) 15:20, ngày 21 tháng 8 năm 2016 (UTC)

tin học

muốn in từ tang 10 đến trang 15 ta làm thế nào?

Trợ giúp: tập tin và thẻ bản quyền hình ảnh

Hình ảnh được sử dụng rộng rãi trên Internet, không rõ về tác giả bản quyền hình ảnh. Tôi phải làm thế nào để tải lên hình ảnh và sử dụng thẻ nào cho phù hợp? Mong nhận được hướng dẫn. Cảm ơn thảo luận quên ký tên này là của Michinh (thảo luận đóng góp).

Hầu hết hình ảnh trôi nổi trên Internet đều không thích hợp tải lên và sử dụng tại Wikipedia tiếng Việt. Nếu hình ảnh bạn định tải lên không thể xác định được tình trạng bản quyền hay thông tin nguồn gốc, chúng không thể được tải lên dự án này. --minhhuy (thảo luận) 04:02, ngày 31 tháng 1 năm 2018 (UTC)

Vậy có thể nhờ bộ phận QTV hoặc bạn tải lên được không? huongnang 08:12, ngày 31 tháng 1 năm 2018 (UTC)

Tập tin Shadron Soul

Tại sao tôi tự vẽ bức này lại bảo tôi là vi phạm bản quyền?

Làm thế nào để chứng minh hình ảnh do mình đăng tải trên bài là do mình làm ra trên Wikipedia?

Xin chào. Hôm nay mình có 1 vấn đề muốn nhờ các bạn giải quyết, tình hình là mình đăng hình Đeo Bao Loc.jpg cho bài viết Đèo Bảo Lộc do mình viết cho Wikipedia Tiếng Việt. Ở phần trang thảo luận của mình có thông báo hình Đeo Bao Loc.jpg bị thiếu thông tin bản quyền, vậy làm sao để chứng minh hình đó là do mình làm ra để không bị xóa vì vi phạm bản quyền?

--Khanhpham1996 (thảo luận) 13:16, ngày 5 tháng 9 năm 2019 (UTC)

bản quyền hình đại diện cho Jack

Hi admin,Mình có đăng 1 tầm hình làm đại diện cho Jack j97 ca sĩ mặc dù có mô tả và kè link drive của bên mình (hình gốc) nhưng vẫn bị bản quyền. Mình không biết là nên up như thế nào. Mong nhận được sự hổ trợ của bạn thảo luận quên ký tên này là của Jack J97 (thảo luận đóng góp).

@Jack J97: Hình phù hợp nhất mà bạn có thể dùng cho bài Jack (ca sĩ) là hình do chính bạn chụp người này ngoài đời thật và đồng ý phát hành theo một giấy phép tự do (cho phép tự do tái sử dụng vì bất kỳ mục đích gì), có lưu lại thông tin máy ảnh (metadata) để kiểm chứng sau khi tải hình lên Wikipedia. Nếu bạn không thể tự chụp người này, bạn cần tìm một hình chụp nhân vật có sẵn nhưng phải được phát hành theo một giấy phép tự do (ưu tiên nhất là CC BY-SA). Bất kỳ hình ảnh trôi nổi trên Internet về nhân vật này rất có thể đều đã được giữ bản quyền và không thể tải lên Wikipedia, trừ phi người này qua đời. Xem thêm chi tiết tại Wikipedia:Quy định sử dụng hình ảnh. --minhhuy (thảo luận) 17:38, ngày 8 tháng 6 năm 2020 (UTC)

Hình thu nhỏ video youtube

Tôi không biết có nên dùng ình thu nhỏ video youtube trên wikipedia không, xin ai đó cho tôi biếtVui lòng trả lời thông qua trang thảo luận của mình.Thân,--Takahashi Mirai (thảo luận) 14:02, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)Takahashi Mirai

Đã hồi âm tại trang thảo luận thành viên, ở Thảo luận Thành viên:Takahashi Mirai#Trả lời câu hỏi tại Wikipedia:Các câu hỏi về bản quyền tập tin#Hình thu nhỏ video youtube. --minhhuy (thảo luận) 16:06, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)

Câu hỏi về hình ảnh teaser quảng bá nhạc của nghệ sĩ và hình ảnh chữ ký của nghệ sĩ

Xin chào, tôi có tải lên 2 file Loonastarvivi.jpg và Loonavivisignature.png . Hình đầu tiên là ảnh chụp làm teaser quảng bá cho bài hát của nghệ sĩ. Hình thứ 2 là hình ảnh dạng chữ ký của nghệ sĩ. Tôi thêm 2 hình ảnh này để bổ sung cho trang ViVi (ca sĩ). Tôi nên làm như thế nào để 2 hình ảnh này được duyệt. Được biết ảnh Loonastarvivi.jpg cũng được dùng tự do ở nhiều trang wiki khác. Hãy giúp tôi với, xin cảm ơn --Vuminhhung3693 (thảo luận) 16:15, ngày 18 tháng 2 năm 2021 (UTC)

@Vuminhhung3693: Theo quy định về việc sử dụng nội dung không tự do (tức là tác phẩm do người khác, chứ không phải bạn, bảo hộ mọi quyền tác giả), hình không tự do về nhân vật còn sống không được phép tải lên Wikipedia, vì luôn có thể tạo ra một nội dung tự do tương đương (ví dụ như bằng cách tự chụp hình người còn sống đó và phát hành theo giấy phép tự do). Đối với bài ViVi (ca sĩ), do nhân vật này còn sống và đã có nhiều hình tự do tương đương nằm tại commons:Category:Vivi (singer), hình không tự do của bạn không còn thỏa mãn tiêu chuẩn sử dụng hợp lý. Bạn nên chọn ra một hình tại commons:Category:Vivi (singer) và đưa vào bài viết. Đối với hình chữ ký, có vẻ như đây là một dạng hình học đơn giản nên không đủ tính sáng tạo để bảo hộ bản quyền, hình vì vậy có thể sử dụng tự do và sẽ không bị xóa. --minhhuy (thảo luận) 16:26, ngày 18 tháng 2 năm 2021 (UTC)@Vuminhhung3693: Sau khi xem xét lại thì chữ ký viết tay cũng không đủ tự do tại Hàn Quốc (commons:Commons:When to use the PD-signature tag#South Korea), nên rất tiếc là dường như cả hình chữ ký của bạn cũng không thể tải lên Wikipedia (không đủ cơ sở sử dụng hợp lý) lẫn Commons (không tự do). --minhhuy (thảo luận) 12:51, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)

Tập tin logo của The Cube

Chào mọi người. Hiện tại tôi đang có một hình ảnh logo của chương trình "The Cube" tại Anh và Úc và tôi cũng có đường dẫn đến trang web có chứa hình ảnh đó. Vậy cho tôi hỏi:1. Làm thế nào để ghi chú về bản quyền về hình ảnh đó một cách hợp lệ?2. Trong trường hợp của tôi, thẻ quyền nào tôi sẽ cần sử dụng? thảo luận quên ký tên này là của Wwtbam20 (thảo luận đóng góp) vào lúc 06:20‎, ngày 13 tháng 4 năm 2021 (UTC).

@Wwtbam20: Đã qua 6 tháng kể từ khi bạn đặt câu hỏi trên trang này nhưng không có ai trả lời. Bạn đã tìm ra cách để tải lên tập tin đó trên Wikipedia chưa? Flyplanevn27 (Thảo luận) 10:35, ngày 16 tháng 10 năm 2021 (UTC)@Flyplanevn27: Tài khoản này chưa tải lên bất kỳ tập tin nào (hoặc đã tải nhưng bị xoá). Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:49, ngày 16 tháng 10 năm 2021 (UTC)