Bản tình ca đầu tiên là nhạc phim nào năm 2024

Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc chưa lâu, đất nước lại bước vào cảnh “tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới” (lời bài hát Chiến đấu vì độc lập tự do - Phạm Tuyên). Cùng rất nhiều loại hình tuyên truyền như văn học, phim ảnh, tranh cổ động, mảng ca khúc tiếp tục chứng tỏ ưu thế tiếp cận thời sự và sức phổ biến rộng rãi. Những bài hát ra đời trong cao trào non sông đã quy về một mối, các chương trình kiến thiết tập trung được theo đuổi, nên dễ hiểu là chúng chứa đựng những ca từ có phần nặng về tuyên truyền. Có thể thấy những lời này trong các ca khúc nổi bật như Chiếc balô và Bài ca tình nguyện (Hoàng Tạo), Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận (Hồng Đăng), Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh (Phạm Tuyên):

Balô nhẹ nhàng khẩu súng trong tay Là bài ca tình nguyện vì Tổ quốc yêu thương Chủ nghĩa xã hội ngời sáng trong tim thôi thúc bài ca lên đường…

Mặc dù các cuộc chiến đấu diễn ra ở biên cương, nhưng âm hưởng thời sự chiến cuộc dồn dập hàng ngày trên các mặt báo trong thời gian đầu đã tạo ra một không gian khá quen thuộc với người hậu chiến như thể đang can dự vào cuộc chiến đấu trực diện giáp mặt kẻ địch. Cuộc chiến tranh ở hai đầu đất nước đặt xã hội vào một tâm thế căng thẳng trong hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, vô hình trung là cơ hội để mảng âm nhạc cổ động phát huy vai trò khích lệ con người. Tên gọi của các ca khúc giống như lời hiệu triệu hay các nhan đề báo chí đầy tính thời sự: Viết tiếp những trang sử anh hùng, Từ hận thù này ta ra trận hôm nay, Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi, Những viên đạn trao từ đôi mắt, Toàn dân ta là lính… Nói không quá, chúng là những lời tổng động viên được mang chiếc áo âm nhạc. Có những sắc thái bi tráng được khắc họa, bổ sung vào không khí hào sảng quen thuộc như Lời tạm biệt trước lúc lên đường (Vũ Trọng Hối), một ca khúc vượt lên trên công thức hô hào kêu gọi thuần túy.

Bản tình ca đầu tiên là nhạc phim nào năm 2024

Đơn sơ nhánh lan rừng

Nhưng rất nhanh sau vài năm, đề tài biên giới có những bài hát để lại dấu ấn thuyết phục hơn. Ngay nhạc sĩ có nhiều ca khúc cấp thời mang tính khẩu hiệu như Phạm Tuyên cũng tìm cách tiếp cận đề tài lại gần với những tâm tình riêng tư của chiến sĩ như Tiếng đàn bên bờ sông biên giới. Các ca khúc không chỉ ở thể hành khúc hay hát tập thể mà có xu hướng trữ tình hơn, như Hãy cho tôi lên đường, Đồng đội (Hoàng Hiệp), Cây đàn ghita của đại đội 3 (Xuân Hồng) và nhất là loạt ca khúc của các nhạc sĩ miền Nam sau 1975 như Ngày mai anh lên đường (Thanh Trúc), Giai điệu mùa xuân, Tình ca tuổi trẻ (Tôn Thất Lập), Hát về anh, Nhánh lan rừng (Thế Hiển)… Những nét nhấn nhá ở cự ly gần cho thấy người lính hiện diện “người” hơn và cũng gần gũi với tâm tình thế hệ mới hơn:

Dù xa nhau muôn trùng Mùa thu xôn xao lá vàng Em ơi anh xa em vẫn gần thành phố yêu thương… Em đi lên biên giới hát ca, à a à a Anh băng qua con suối hái hoa, tặng em xuân này Hương xuân bay trên tóc ngất ngây Tình xuân là đây!... Về thăm thành phố náo nức mùa xuân, Ba lô trên lưng đơn sơ nhánh lan rừng…

Sự quan tâm đến số phận con người, đến sự tồn vong của các giá trị văn hóa cũng được để tâm, khiến cho các ca khúc ở lại lâu hơn tính thời điểm của chúng: Gửi em ở cuối sông Hồng (Thuận Yến, thơ Dương Soái), Khi xe tăng qua miền quan họ (An Thuyên), Tình yêu trên dòng sông quan họ (Phan Lạc Hoa), Chút thơ tình người lính biển (Hoàng Hiệp, thơ Trần Đăng Khoa), Anh lính tình nguyện và điệu múa Apsara (Minh Quang), Giai điệu Tổ quốc (Trần Tiến)… Sự mất mát, sự bi thương không còn né tránh như trước, những hy vọng mong manh về hạnh phúc như Em ở nông trường em ra biên giới (Trịnh Công Sơn), Mùa xuân gọi, Điệp khúc tình yêu (Trần Tiến) hay Cánh hoa lưu ly (Diệp Minh Tuyền):

Đừng quên tôi nhé, ngày chia tay có hoa đẹp có nắng vàng Đừng quên tôi nhé, người tôi yêu, trái tim này mãi là của anh Cánh hoa lưu ly nhà ai, khẽ rung trong chiều nay Ôi tím ngát như lời ước hẹn Hướng ra nơi chiến trường xa, súng bom không lay cành hoa Vang khúc hát ta đừng quên nhau…

Trong khoảnh khắc khó khăn khi Việt Nam căng mình với chiến tranh và các vấn đề phức tạp của kinh tế - xã hội những năm 1980, người nghe nhạc tìm thấy nguồn an ủi và động viên to lớn từ những ca khúc đi giữa hai nhiệm vụ tuyên truyền và giãi bày tự sự trữ tình. Suốt một thập niên, ngay cả những ca khúc đề tài thời bình vẫn có những chấm phá đan cài yếu tố về biên giới, hải đảo hay ngụ ý về những cuộc lên đường như: Đêm Hồ Gươm, Nơi đảo xa, Chiều mưa Hà Nội, Ngẫu hứng sông Hồng…

Có thể nói, ở một đất nước mà nền âm nhạc gắn bó chặt chẽ với diễn biến thời cuộc thì những bài ca về hai cuộc chiến tranh biên giới không nằm ngoài dòng chảy phục vụ đời sống. Điều đáng kể nhất của chúng là được viết từ tình tự dân tộc và nỗi niềm về một căn tính cộng đồng bị tổn thương. Chúng đem lại khả năng kết nối người với người vượt qua khó khăn, gợi nhắc họ về sự chia sẻ chung, mà thường qua ký ức vẫn hiện lên như một phương thức chống sự quên lãng.