Bảng cân đối kế toán quỹ tín dụng năm 2024

Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng có nhiều điểm khác biệt so với các doanh nghiệp kinh doanh thông thường. Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành hệ thống tài khoản kế toán dành riêng cho các tổ chức tín dụng.

Bảng cân đối kế toán quỹ tín dụng năm 2024

Hệ thống tài khoản kế toán trong các tổ chức tín dụng phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

1. Sơ lược về tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hay toàn bộ các hoạt động ngân hàng. Các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật gồm có ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân.

\>> Đọc thêm: Bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 133

2. Quy định về tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng theo Văn bản hợp nhất 05/VBHN-NHNN năm 2018

Các tổ chức tín dụng chỉ được phép mở và sử dụng tài khoản thuộc hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng khi đã có cơ chế nghiệp vụ và tuân theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động.

Hệ thống tài khoản kế toán của các tổ chức tín dụng bao gồm các tài khoản trong và ngoài bảng cân đối kế toán, được phân chia thành 9 loại:

  • Tài khoản trong bảng cân đối kế toán từ loại 1 đến loại 8.
  • Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán là loại 9.
  • Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán được phân loại theo hệ thống số thập phân nhiều cấp, từ tài khoản cấp I cấp III, ký hiệu từ 2 đến 4 chữ số.

Các tài khoản cấp I, II, III là các tài khoản tổng hợp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, dùng làm cơ sở để hạch toán kế toán tại các Tổ chức tín dụng.

Bảng cân đối kế toán quỹ tín dụng năm 2024

Có 9 loại tài khoản trong hệ thống tài khoản của tổ chức tín dụng.

Văn bản hợp nhất 05/VBHN-NHNN năm 2018 của Ngân hàng Nhà nước đã quy định danh mục hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ().

Tài khoản loại 1

Tài khoản loại 1 hay còn gọi là tài khoản vốn khả dụng và các khoản đầu tư.

Các tài khoản loại 1 phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của số vốn khả dụng, các khoản đầu tư của tổ chức tín dụng.

Bao gồm tiền mặt bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, các loại hình thanh toán thay tiền, kim loại quý, đá quý, các khoản đầu tư vào chứng khoán, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng khác.

Bảng cân đối kế toán quỹ tín dụng năm 2024

Tài khoản loại 1 phản ánh giá trị hiện có của tiền tại tổ chức tín dụng.

Tài khoản loại 2

Tài khoản loại 2 là nhóm tài khoản hoạt động tín dụng.

Những tài khoản thuộc loại 2 phản ánh hoạt động tín dụng dưới các hình thức khác nhau theo quy định của pháp luật.

Tài khoản loại 3

Tài khoản loại 3 (Tài sản cố định và tài sản có khác) phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của tài sản cố định theo chỉ tiêu nguyên giá, giá trị đã hao mòn; tài sản Có khác, tình hình thanh toán các khoản phải thu và việc thực hiện công tác đầu tư XDCB đang diễn ra tại tổ chức tín dụng.

Tài khoản loại 4

Tài khoản loại 4 (Các khoản phải trả) phản ánh mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức tín dụng gồm cả các khoản vay nợ Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của tổ chức kinh tế cá nhân trong nước.

Bảng cân đối kế toán quỹ tín dụng năm 2024

Các khoản nợ của tổ chức tín dụng được phản ánh ở tài khoản loại 4.

Tài khoản loại 5

Tài khoản loại 5 (Hoạt động thanh toán) phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động ngân hàng, các khoản thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng với nhau và các khoản thanh toán khác.

Tài khoản loại 6

Tài khoản loại 6 (Nguồn vốn chủ sở hữu) phản ánh các loại nguồn vốn, các quỹ dự trữ, dự phòng rủi ro,… và kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Tài khoản loại 7

Tài khoản loại 7 (Thu nhập) phản ánh các khoản thu nhập của tổ chức tín dụng bao gồm thu nhập hoạt động tín dụng, kinh doanh, dịch vụ ngân hàng và các khoản thu nhập bất thường.

Tài khoản loại 8

Tài khoản loại 8 (Chi phí) phản ánh các khoản chi phí của tổ chức tín dụng bao gồm chi trả lãi và các khoản tương đương lãi, chi trả phí và dịch vụ, chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí tham gia thị trường tiền tệ, chi nộp thuế, các khoản lệ phí chi phí quản lý chung và chi phí bất thường.

Tài khoản loại 9

Tài khoản loại 9 là các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Nhóm tài khoản này dùng để phản ánh tiền, ngân phiếu thanh toán không có giá trị lưu hành, những cam kết, những tài sản hiện có ở tổ chức tín dụng nhưng lại không thuộc quyền sở hữu của họ chẳng hạn như: tài sản nhận giữ hộ, gán nợ hay xiết nợ chờ xử lý,…

Như vậy, hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng được chia làm 9 loại với từng chức năng cụ thể. Việc phân chia này giúp cho các tổ chức tín dụng quản lý tài chính dễ dàng, thuận tiện hơn.

Bảng cân đối kế toán dùng để làm gì?

Bảng cân đối kế toán chính là một báo cáo tài chính tổng hợp dùng để phản ánh một cách tổng quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. BCĐKT phản ánh số liệu về giá trị toàn bộ các tài sản và nguồn vốn hiện có của DN tại thời điểm lập báo cáo tài chính.nullBảng cân đối kế toán là gì? Nội dung và nguyên tắc thiết lậpketoantinviet.vn › bang-can-doi-ke-toan-la-gi-noi-dung-va-nguyen-tac-thi...null

Tài khoản cấp V là gì?

3.2- Các tài khoản cấp IV, V... là những tài khoản tổng hợp do Tổng giám đốc, Giám đốc các Tổ chức tín dụng quy định để đáp ứng yêu cầu cụ thể về hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của từng Tổ chức tín dụng.nullNGÂN HÀNG - Bộ Công thươngmoit.gov.vn › uploadnull

Tài khoản 502 là gì?

Tài khoản 502 Tài khoản 502 thường liên quan đến "Chi phí quản lý" trong hệ thống kế toán. Đây là một tài khoản được sử dụng để ghi nhận các chi phí liên quan đến quản lý và hoạt động quản trị của tổ chức. Tài khoản 502 thể hiện các chi phí mà tổ chức phải chịu để duy trì hoạt động quản lý và hành chính của mình.nullNhững tài khoản kế toán cần thiết trong doanh nghiệpketoantruongthanh.vn › nhung-tai-khoan-ke-toan-can-thiet-trong-doanh-n...null

Hệ thống tài khoản kế toán có bao nhiêu loại?

Các loại tài khoản kế toán.

Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn (TSNH)..

Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn (TSDH)..

Tài khoản loại 3: Nợ phải trả (NPT)..

Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu..

Tài khoản loại 5: Doanh thu..

Tài khoản loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh..

Tài khoản loại 7: Thu nhập khác..