Bàng quang có thể chứa bao nhiêu nước

Tình trạng rối loạn tiểu tiện là chứng bệnh không quá nguy hiểm nhưng sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về tiểu tiện, bạn cần đi đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp, phòng ngừa biến chứng nặng.

Người trưởng thành đi tiểu 4-6 lần trong ngày, một lần vào ban đêm, đi xong có cảm giác trống bàng quang là bình thường.

Bác sĩ Nguyễn Trường Hoan, Trung tâm Tiết niệu - Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bàng quang có thể chứa 400-600 ml nước tiểu từ thận. Người lớn trung bình sẽ tiểu 1-2 lít nước tiểu mỗi ngày, tùy lượng nước nạp vào và những hoạt động thể chất khác như tập luyện, mất mồ hôi, thời tiết nóng hoặc lạnh... Số lần đi tiểu khoảng 4-6 lần vào ban ngày, một lần vào ban đêm, khi có cảm giác buồn tiểu, tiểu thành dòng, dễ dàng, có cảm giác trống bàng quang. Trẻ em và trẻ sơ sinh có bàng quang nhỏ nên đi tiểu liên tục.

Bàng quang được điều khiển bởi trung tâm phản xạ không điều kiện ở tủy sống. Tuy nhiên quá trình tiểu tiện còn là sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ chóp bàng quang, cơ thắt niệu đạo, dưới sự chỉ huy của não bộ. Ví dụ khi lượng nước tiểu trong bàng quang đã đủ nhưng do chưa đủ điều kiện thuận lợi để thải ra ngoài thì vỏ não ức chế làm co cơ thắt, giúp nước tiểu được giữ lại.

Bàng quang có thể chứa bao nhiêu nước

Các thức uống chứa cồn như rượu, bia làm tăng số lần đi tiểu. Ảnh: Freepik

Tình trạng tiểu nhiều lần, hơn 7 lần vào ban ngày, hơn một lần vào ban đêm, kèm theo tiểu không tự chủ, khó nhịn tiểu, tiểu khó, phải rặn tiểu, rỉ tiểu, tiểu không hết bãi... là các triệu chứng của rối loạn tiểu tiện. Các hội niệu khoa thế giới gọi đây là hội chứng rối loạn đường tiểu dưới.

Nguyên nhân của tiểu nhiều lần có thể do bướu lành tuyến tiền liệt, viêm bàng quang cấp, mạn, bàng quang tăng hoạt, sỏi bàng quang... hoặc bệnh ác tính như ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt... Nếu gặp tình trạng này, người bệnh nên sớm tới thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Theo bác sĩ Hoan, để giảm tải cho bàng quang, tránh đi tiểu quá nhiều lần, mọi người nên chia lượng nước uống nhiều vào ban ngày, uống ít nước buổi tối. Không nên sử dụng các loại thức uống chứa cồn (rượu, bia), chứa caffein (trà, cà phê) vì có tính lợi tiểu. Tránh ăn nhiều các loại thực phẩm có tính axit (cam, chanh, bưởi, cà chua, khế, sấu...); thức uống có gas; những món ăn có gia vị cay, ngọt... vì chúng gây kích ứng bàng quang, đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày.

Nên đi tiểu thường xuyên, không được nhịn tiểu là điều hầu như ai cũng biết. Tuy nhiên, đôi khi, chúng ta có thể gặp tình huống phải trì hoãn việc đi tiểu. Vậy con người có thể nhịn tiểu tối đa bao lâu? Và việc nhịn tiểu quá lâu có thể gây ra những nguy hại nào?

1. Tìm hiểu về sức chứa nước tiểu của bàng quang

Với người trưởng thành, bàng quang có thể chứa được khoảng 500 - 600ml nước tiểu và cảm giác mắc tiểu xuất hiện khi bàng quang gần đến mức giới hạn. Tuy nhiên, bàng quang là một cơ quan có khả năng đàn hồi, nên tùy vào thể trọng, dáng người, giới tính mà thể tích của bàng quang có thể khác nhau.

Đối với nam giới, khi bàng quang đạt 200 - 300ml nước tiểu, chúng ta có thể sẽ có cảm giác buồn tiểu. Tuy nhiên, con số này ở nữ giới sẽ cao hơn, vào khoảng 250 - 300ml. Đối với trẻ em, mức chứa của bàng quang sẽ ít hơn.

Bảng tham khảo thời gian làm đầy bàng quang theo độ tuổi

2. Chúng ta có thể nhịn tiểu tối đa bao lâu?

Thông thường, cơ thể sẽ mất từ 9 - 10 tiếng để tạo ra khoảng 500ml nước tiểu. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể không đi tiểu mà không lo gây ảnh hưởng hay tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể. Và thời gian nhịn tiểu tối đa của mỗi người là khác nhau.

Bàng quang có thể co giãn và có sự kết nối với não bộ. Tùy vào lượng nước bạn đưa vào cơ thể mà thời gian làm đầy bàng quang sẽ có sự khác biệt. Khi bàng quang bị căng do nước tiểu, các cơ quan cảm thụ sẽ báo về não. Khi lượng nước tiểu đạt đến một mức nhất định, não sẽ nhận được tín hiệu và bạn sẽ cảm thấy buồn tiểu. Thường thì não sẽ bắt đầu phát tín hiệu khi bàng quang đầy một phần tư.

Chính vì thế, bạn cần dựa trên lượng nước của cơ thể, cảm giác của bản thân để xác định có thể nhịn tiểu tối đa bao lâu. Khoảng thời gian bàng quang đầy có thể rút ngắn nếu bạn nạp nhiều nước vào cơ thể và ngược lại.

Bàng quang có thể chứa bao nhiêu nước

Cơ thể sẽ mất từ 9 - 10 tiếng để tạo ra khoảng 500ml nước tiểu

3. Nhịn tiểu lâu có hại gì không?

Khi không được đi tiểu kịp thời, bàng quang sẽ bị căng đầy và có thể gây nên tình trạng đau bụng dưới. Bên cạnh đó, khi bàng quang căng và giãn ra, các cơ vòng cũng sẽ bị kéo căng. Nếu tình trạng này kéo dài, các cơ vòng sẽ bị mất kiểm soát, có thể khiến nước tiểu bị rò rỉ, gây ra tình trạng tiểu són.

Nếu nhịn tiểu trong thời gian dài, các cơ ở bàng quang cũng sẽ bị suy yếu, việc truyền tín hiệu đến não sẽ bị ức chế. Về lâu dài, khi đến tuổi trung niên và về già, chúng ta có thể gặp tình trạng bí tiểu do tín hiệu giải quyết nhu cầu truyền đến não bị gián đoạn.

Ngoài ra, khi bị giữ trong cơ thể, nước tiểu có thể là một môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Từ đó có thể gây ra các bệnh liên quan tới thận. Thậm chí, nước tiểu khi bị tích tụ quá lâu có thể bị ứ đọng và chảy ngược lại, dẫn tới nhiễm trùng và tổn thương thận.

Bàng quang có thể chứa bao nhiêu nước

Nhịn tiểu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

Có thể điểm qua một số tác hại do nhịn tiểu quá lâu gây ra như:

3.1. Tiểu không kiểm soát

Khi nhịn tiểu lâu ngày, cơ thể sẽ mất đi phản xạ tự nhiên về việc tiểu đúng chu kỳ. Đồng thời, cơ thắt niệu đạo sẽ bị ảnh hưởng, đây là phần cơ đóng/mở niệu đạo để ngăn không cho nước tiểu chảy ra ngoài. Từ đó, có thể dẫn tới tình trạng tiểu dắt và tiểu són.

3.2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn có thể thâm nhập qua niệu đạo, sau đó vào bàng quang và lan tới thận. Nước tiểu bị tích trữ lâu trong bàng quang là môi trường thích hợp để vi khuẩn sinh sôi. Các triệu chứng phổ biến của nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể kể tới như hay buồn tiểu, nước tiểu có màu sậm hoặc có máu, khi đi tiểu sẽ cảm thấy đau rát,…

Bàng quang có thể chứa bao nhiêu nước

Nhịn tiểu có thể gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu

3.3. bàng quang kẽ

bàng quang kẽ hay còn được biết đến với tên gọi là đau bàng quang. Khi nhịn tiểu quá lâu, bụng dưới sẽ bị trướng khiến bàng quang bị viêm, đau. Lâu ngày, viêm bàng quang sẽ gây ra tiểu dắt, thường xuyên buồn tiểu nhưng lại đi tiểu ít, đau vùng xương chậu. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp cụ thể để điều trị viêm bàng quang kẽ, người bệnh chỉ có thể sử dụng các biện pháp để giảm đau tạm thời.

3.4. Gây ra sỏi thận

Sỏi thận là các tinh thể rắn xuất hiện bên trong thận. Sỏi thận có kích thước và hình dáng khác nhau. Khi nhịn tiểu quá lâu có thể gây ra sự mất cân bằng nước, muối và các khoáng chất, dẫn tới việc các chất này cô đặc và tạo thành sỏi thận.

Hầu hết mọi người khi bị sỏi thận đều không biết cho đến khi xuất hiện triệu chứng đau, buồn nôn, đi tiểu có máu. Các phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định tùy theo kích thước, độ to nhỏ của viên sỏi. Nếu viên sỏi quá to có thể sẽ phải thực hiện phẫu thuật.

3.5. Suy thận

Suy thận là tình trạng các chất độc tố không được thận lọc và thải ra khỏi máu, gây nguy hại đến sức khỏe của người bệnh. Nhịn tiểu quá lâu là nguyên nhân gián tiếp gây ra suy thận. Bởi khi nhịn tiểu, thận có thể bị nhiễm trùng và tổn thương. Điều này là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới suy thận.

Bàng quang có thể chứa bao nhiêu nước

Nhịn tiểu lâu có thể dẫn tới suy thận

3.6. Vỡ bàng quang

Nhịn tiểu cũng có thể dẫn tới nguy cơ vỡ bàng quang, dù đây là trường hợp hiếm gặp. Khi vỡ bàng quang do nhịn tiểu, người bệnh sẽ cần được cấp cứu kịp thời để tránh nước tiểu chảy vào ổ bụng. Nếu không kịp thời phát hiện, có thể sẽ gây ra viêm phúc mạc, viêm xương chậu,… thậm chí là tử vong do sốc.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi cơ thể chúng ta có thể nhịn tiểu tối đa bao lâu. Thực tế, việc nhịn tiểu là thói quen xấu, gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, hãy rèn luyện cho mình một thói quen tiểu khoa học, đúng giờ để sức khỏe thận luôn khỏe mạnh.

Ngoài ra, nếu nhận thấy việc đi tiểu có dấu hiệu bất thường, bạn không nên chủ quan, bỏ qua mà hãy đến các cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Một địa chỉ bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Quý khách có thể đặt lịch khám trước bằng cách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Bàng quang có thể chứa bao nhiêu lít nước tiểu?

Ở một người trưởng thành khỏe mạnh, bàng quang có thể chứa tới 400 – 500ml nước tiểu cho một lần tiểu tiện thoải mái. Tần suất đi tiểu trong ngày sẽ phụ thuộc vào lượng nước dư thừa mà cơ thể đang cố gắng loại bỏ.

Đi tiểu tiền bao nhiêu lần 1 ngày?

Theo Hội Niệu học quốc tế, trung bình một người trưởng thành đi tiểu khoảng 6 - 8 lần/ 24h, vì vậy nếu một người đi tiểu hơn 8 lần trong ngày được coi là đi tiểu nhiều lần. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều giống nhau, không có một con số nào được coi là tuyệt đối.

Nhịn tiểu bao lâu thì nguy hiểm?

Khi nhịn tiểu từ 10 giờ trở lên, bạn có thể bị bí tiểu, nghĩa là các cơ trong bàng quang không thể thư giãn và không cho phép bạn tự đi tiểu được nữa, ngay cả khi bạn muốn. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nhịn tiểu có thể khiến bàng quang vỡ ra.

1 ngày đi tiểu bao nhiêu ml?

1. Thể tích nước tiểu là bao nhiêu? Thể tích nước tiểu bình thường ở người trưởng thành là 800 - 2000 ml/24 giờ, tương đương khoảng 16 - 25 ml/kg trọng lượng cơ thể, với lượng nước đưa vào cơ thể trung bình 2 lít/ngày.