Bảo hiểm tín dụng thương mại là gì

Bảo vệ doanh nghiệp trước rủi ro

Thực tế, các DN cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở cho trả chậm thường phải chịu rủi ro cao về việc không thu hồi được khoản nợ do khách hàng bị mất khả năng thanh toán, thanh toán chậm trễ hoặc do rủi ro chính trị không cho phép khách hàng thực hiện việc thanh toán. Việc này không chỉ mang lại những rủi ro tiềm tàng cho nguồn tiền từ những khoản nợ khó đòi mà còn khiến cho DN thận trọng hơn trong kinh doanh, mất đi những cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của mình. Thấu hiểu những vấn đề đó, Bảo hiểm Bảo Việt đã nghiên cứu và đưa ra thị trường sản phẩm Bảo hiểm tín dụng thương mại như một tấm lá chắn vững vàng để bảo vệ và giúp cho các DN tại Việt Nam tự tin bước ra biển lớn.

Đặc biệt, đối với các DN xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, sản phẩm Bảo hiểm tín dụng thương mại còn có thể bảo vệ cho các rủi ro chính trị xuất phát từ hành động của chính phủ tại các quốc gia khiến cho người mua không thể thực hiện được việc thanh toán cho người bán tại Việt Nam. So với các sản phẩm bảo hiểm truyền thống đang có mặt trên thị trường phần lớn đang bảo vệ cho các tài sản hữu hình như nhà xưởng, hàng hóa, Bảo hiểm tín dụng thương mại bảo vệ cho các khoản phải thu bán hàng. Vì các khoản phải thu này sẽ được chuyển đổi thành tiền mặt trong tương lai gần nên nó cũng được coi là một phần tài sản của DN và hiện nay chưa có các sản phẩm bảo hiểm thích hợp để bảo vệ cho loại tài sản này.

Sản phẩm Bảo hiểm tín dụng thương mại bao gồm: Bảo hiểm tín dụng thương mại nội địa (dành cho các DN kinh doanh trong nước) và Bảo hiểm tín dụng thương mại xuất khẩu (dành cho các DN xuất khẩu với khách hàng là nhà nhập khẩu ở nước ngoài).

Tùy tính chất, giá trị hàng hóa, thông thường như nông sản, nguyên liệu sản xuất, thiết bị điện tử… và phương thức thanh toán trong giao dịch xuất khẩu, hình thức phổ biến của Bảo hiểm tín dụng thương mại xuất khẩu có thể là sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro thanh toán với điều khoản thanh toán trung bình từ 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày…, tối đa đến 180 ngày.

Tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu

Hiện nay, Việt Nam đang nổi lên như là một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu mạnh về các mặt hàng dệt may, nông - lâm - thủy sản. Để tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, ngoài các yếu tố về chất lượng sản phẩm hay giá thành thì việc linh hoạt trong điều kiện thanh toán cũng là một vấn đề cần lưu tâm. Việc đồng ý để người mua mua hàng theo phương thức trả chậm sẽ tăng tính cạnh tranh trong chính sách bán hàng, tuy nhiên điều này cũng mang đến rủi ro về tín dụng cho DN, đây là lúc Bảo hiểm tín dụng thương mại phát huy tối đa vai trò của mình.

Ngoài ra, khi các DN bán hàng hay cung cấp dịch vụ mà mong muốn sẽ được ngân hàng hỗ trợ vốn để sản xuất, kinh doanh, việc có Bảo hiểm tín dụng thương mại có thể được xem như một công cụ đảm bảo và từ đó DN có thể được hỗ trợ giảm lãi suất vay. Khi bán hàng ở thị trường mới, DN có thể gặp một số thử thách trong việc hiểu rõ về người mua của mình khả năng tài chính có lành mạnh cũng như có đầy đủ khả năng chi trả hay không? Nếu tham gia Bảo hiểm tín dụng thương mại, Bảo Việt sẽ đánh giá và đưa ra những hạn mức tín dụng cho người mua và như vậy, DN có thể hoàn toàn yên tâm để giao hàng, tăng tính linh hoạt và cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, nắm bắt được thêm thông tin người mua, tự tin mở rộng thị trường.

Với vị thế là đơn vị bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam, Bảo hiểm Bảo Việt không ngừng nghiên cứu, xây dựng các chương trình, sản phẩm bảo hiểm đa đạng, tối ưu nhất, đón đầu xu thế mới của xã hội và thị trường, đồng thời cung cấp cho khách hàng những lợi ích tài chính bảo hiểm trọn vẹn và hữu ích để an tâm phát triển kinh doanh. Sản phẩm Bảo hiểm tín dụng thương mại hướng tới các DN có nhu cầu bảo vệ cho các khoản phải thu từ việc bán hàng hóa và dịch vụ theo phương thức trả chậm, bảo vệ DN trước rủi ro chậm thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán của người mua, mang đến cho DN rất nhiều lợi ích thiết thực, hỗ trợ DN phát triển, vươn xa.

Lợi ích thiết thực của sản phẩm Bảo hiểm tín dụng thương mại

- Bồi thường cho rủi ro không thu hồi được nợ, giảm khoản dự phòng nợ xấu của DN; có thể sử dụng dịch vụ thu hồi nợ với sự ủy quyền của DN xuất khẩu, xử lý, thu hồi các khoản nợ quá hạn, không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa DN xuất khẩu và khách hàng.

- Giúp DN cải thiện khả năng quản lý tín dụng và dòng tiền, theo dõi chặt chẽ rủi ro tín dụng của những người mua và cập nhật những xu hướng liên quan đến thanh toán ở các thị trường trên toàn thế giới; Bảo hiểm tín dụng thương mại là một công cụ đáng giá hỗ trợ DN xuất khẩu trong quản lý rủi ro tín dụng, tăng ưu thế trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

- Giúp DN an tâm giao dịch và tự tin mở rộng thị trường, tăng doanh số bán hàng.

31 Tháng 3 2022 · 7 phút đọc

Khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại, một số ngân hàng hiện nay sẽ đề nghị người vay tham gia bảo hiểm tín dụng. Thực tế, đây là một cách để giảm bớt rủi ro cho cả người đi vay và ngân hàng trong trường hợp xảy ra các tình huống không mong muốn. Vậy bảo hiểm tín dụng là gì? Nó đem lại lợi ích gì cho khách hàng? Hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bảo hiểm tín dụng thương mại là gì
Tất tần tật những điều cần biết về bảo hiểm tín dụng là gì

Bảo hiểm tín dụng là gì?

Bảo hiểm tín dụng (Credit Insurance) là một sản phẩm bảo hiểm giúp người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng khi họ không may gặp rủi ro hoặc tai nạn không thể lường trước. Cụ thể, công ty bảo hiểm sẽ thay người vay thanh toán số tiền còn nợ cho tổ chức tín dụng. Đổi lại, người vay phải trả một khoản phí cho công ty.

Ý nghĩa của bảo hiểm tín dụng là gì?

Bảo hiểm tín dụng thương mại là gì
Ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm tín dụng đối với các chủ thể liên quan

Đối với người đi vay

Theo nguyên tắc cho vay của ngân hàng, trong trường hợp người vay qua đời, nếu có tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ phát mại tài sản (tức thực hiện bán tài sản công khai) trừ trường hợp vợ/chồng hoặc con cái của người vay trả nợ thay. Nếu mua bảo hiểm tín dụng, khi người vay không may tử vong hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, công ty bảo hiểm sẽ thay họ trả cho ngân hàng toàn bộ dư nợ gốc còn lại và lãi phát sinh của khoản vay. Qua đó, bảo hiểm giúp bảo toàn tài sản của người vay và giảm gánh nặng kinh tế cho người thân của họ.

Đối với ngân hàng

Khi người đi vay mất khả năng thanh toán nợ, ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro nợ xấu, không thu hồi được vốn. Chính vì thế mà ngân hàng cần có một đơn vị nhận bảo hiểm cho khoản vay của khách hàng.

Phí bảo hiểm tín dụng hiện nay

Bảo hiểm tín dụng thương mại là gì
Quy định về mức đóng phí bảo hiểm tín dụng hiện nay như thế nào?

Mức phí thường dao động từ 5-6% tổng số tiền ghi trên hợp đồng vay vốn giữa người đi vay và ngân hàng thương mại. Một số ngân hàng sẽ trích trực tiếp 5-6% số tiền khách hàng vay vốn để đóng bảo hiểm. Hoặc người vay vẫn nhận đủ số tiền số tiền đăng ký vay nhưng số tiền thực vay sẽ bao gồm cả phí bảo hiểm.

Ví dụ:

Nếu nhà đầu tư vay tín chấp không yêu cầu bảo hiểm tín dụng số tiền 100 triệu tại ngân hàng thương mại, số tiền nhận được sẽ là 100 triệu theo hợp đồng vay vốn.

Nếu nhà đầu tư vay tín chấp kèm bảo hiểm, ngân hàng sẽ dùng 5 triệu từ khoản vay này để đóng bảo hiểm. Còn nhà đầu tư sẽ được giải ngân 95 triệu. Hoặc người vay vẫn nhận đủ 100 triệu nhưng số tiền vay được ghi trên hợp đồng tín dụng là 105 triệu đồng.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm tín dụng là gì?

Quyền lợi bảo hiểm cơ bản

Bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm theo hai trường hợp sau:

Thương tật bộ phận vĩnh viễn hoặc qua đời do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm: Chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm.

Thương tật bộ phận do tai nạn (thường từ 21% đến dưới 81%): Chi trả theo tỷ lệ tổn thương cơ thể được công ty bảo hiểm quy định nhân với số tiền bảo hiểm theo quyền lợi cơ bản.

Ví dụ: Anh A tham gia bảo hiểm tín dụng với số tiền bảo hiểm 100 triệu đồng thời hạn 10 năm với mức phí đóng 1 triệu/năm. Nếu không may qua đời, anh A sẽ nhận được số tiền bảo hiểm là 100 triệu đồng. Còn nếu sau khi tham gia bảo hiểm được 6 tháng, anh A không may bị tai nạn dẫn đến mất khả năng nhìn 1 bên mắt. Tỷ lệ tổn thường được xác định là 45%. Khi đó, bảo hiểm sẽ chi trả cho A 45 triệu đồng.

Bảo hiểm tín dụng thương mại là gì
Quyền lợi bảo hiểm cơ bản và quyền lợi bảo hiểm bổ sung

Quyền lợi bảo hiểm bổ sung

Bên cạnh quyền lợi cơ bản, bảo hiểm tín dụng còn cung cấp bảo hiểm lãi tiền vay (chi trả số tiền lãi vay còn nợ ngân hàng nhưng không vượt quá mức quy định), trợ cấp nằm viện do tai nạn hay trợ cấp mai táng thường là 1 triệu đồng khi người vay không may tử vong.

Bảo hiểm tín dụng có bắt buộc không?

Hiện nay, khi vay vốn, một số ngân hàng sẽ yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm tín dụng. Loại bảo hiểm này nhằm bảo vệ quyền lợi của cả người vay và ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Trên thực tế, bảo hiểm tín dụng không mang tính bắt buộc. Việc có mua bảo hiểm hay không phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người vay và người cho vay trên nguyên tắc tự nguyện.

Hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Hợp đồng cần nêu rõ các điều khoản về thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ các bên liên quan, phạm vi bảo hiểm, trường hợp đền bù tổn thất toàn bộ hay bộ phận,…

Kết luận

Việc nắm chắc những kiến thức về Bảo hiểm tín dụng là gì sẽ giúp người đi vay hiểu rõ được những quyền lợi cơ bản mà mình được hưởng khi tham gia hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp không may xảy ra rủi ro, bảo hiểm tín dụng sẽ bảo vệ lợi ích của cả bên cho vay và bên vay.