Bao lâu nên đũa ăn

Khi nói về thời điểm nên thay đũa ăn, bà nội trợ tên Nguyễn Thị Thảo (Hà Đông, HN) chia sẻ rằng dù là người phụ nữ trong gia đình nhưng chị cũng biết bao lâu thì nên thay đũa ăn.

Bởi có người bảo nên sử dụng trong khoảng 4 tháng. Có người lại nói 6 tháng, 1 năm. Tuy nhiên, nhiều lần định thay đũa song chị Thảo vẫn thấy đũa dùng tốt nên còn ngần ngại “thanh lý” vì thấy nó quá lãng phí.

Bản thân chị Thảo cho biết, nhà chị có công to việc lớn như đám cưới, đám giỗ lớn thì mới phải mua đũa dùng một lần ăn. Dùng xong là cũng vứt đũa dùng một lần đi luôn. Nhưng còn đũa nhà chị ăn hàng ngày, chị toàn dùng đũa tre cho an toàn.

Nhiều bà nội trợ lăn tăn về thời điểm thau mới đũa ăn cho chính gia đình mình. Ảnh minh họa.

“Nhà mình toàn dùng đũa tre chưa bao giờ dùng đũa sơn hay đũa inox. Ngay cả đũa tre có họa tiết trang trí mình cũng không dùng vì sợ độc, không an toàn” – chị Thảo tâm sự.

Do ngày nào dùng đũa xong chị Thảo cũng rửa sạch sẽ và để chỗ thoáng gió, cho nên đũa dùng mấy năm mà nhà chị vẫn không bị mốc, còn như mới. Bởi thế, chị cứ “tiếc của” không thay mới.

“Mình nghe nhiều người nói vài tháng hoặc 1 năm nên thay đũa mới. Song thật sự nhà mình đũa dùng mấy năm rồi mà vẫn tốt, chưa một lần bị mốc” – chị Thảo khẳng định.

Sau bao lâu thì nên thay mới đũa ăn một lần?

Bất kì loại đũa ăn nào cũng có hạn sử dụng, nếu quá hạn sử dụng mà vẫn tiếp tục dùng đũa thì nguy cơ hại sức khỏe sẽ càng tăng.

Thông thường, các loại đũa có hạn sử dụng 3-6 tháng. Sau khoảng thời gian này, màu đũa có thể chuyển sang đậm hoặc nhạt dần do tần suất sử dụng. Màu sắc của đũa thay đổi cho thấy vật liệu làm ra đôi đũa chắc chắn bị thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần thay đũa vì mức độ an toàn khi dùng đũa đã giảm.

Thông thường, tuổi thọ của đũa là 3 – 6 tháng, nếu đũa đổi màu phải thay ngay. Ảnh minh họa.

Đối với các loại đũa tre, gỗ, nếu dùng quá lâu có thể sản sinh ra nhiều loại nấm mốc, nhẹ thì gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.

Thông thường, tuổi thọ của đũa là 3 – 6 tháng, nếu đũa đổi màu phải thay ngay.

Từ góc độ sức khoẻ mà nói chọn lựa loại đũa có nguồn gốc tự nhiên là tốt nhất. Đũa càng đẹp càng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, do đó khi chọn đũa nên chọn loại đũa mộc mạc được làm từ tre trúc tự nhiên.

Tuy nhiên đũa tre trúc khó rửa sạch, dễ bị nấm mốc, cho nên sau bữa ăn nên chú ý rửa thật sạch sẽ, rửa xong nên lau khô bằng vải sạch, để vào ống đựng đũa thoáng khí, bảo quản khô ráo, đừng quên định kỳ tiêu độc đũa.

Theo Người đưa tin

Những năm gần đây chúng ta nói nhiều đến túi nilon, hộp xốp, hộp nhựa, giấy bọc thực phẩm…và nguy cơ có thể dẫn đến ung thư. Nhưng có một thứ được sử dụng hằng ngày như truyền thống của Việt Nam hay Trung Quốc và một số nước châu Á, đó là đôi đũa thì gần như chúng ta quên mất.

Mà thực tế một đôi đũa sử dụng trong mấy năm là việc thường xảy ra trong nhiều gia đình. Gần đây các chuyên gia Trung Quốc qua thử nghiệm đã phát hiện ra rằng, đũa gỗ sau thời gian dài sử dụng sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn. Những vi khuẩn có độc tố aflatoxin nếu xâm nhập vào cơ thể sẽ dẫn đến ung thư.

Đũa dùng lâu ngày màu sắc sẽ thay đổi hoặc chuyển màu nhạt hoặc màu đậm theo thời gian và mức độ sử dụng, chứng tỏ bản chất vật liệu đã thay đổi. Mà nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi đó là do các vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây ra.

Hằng ngày khi sử dụng đũa chúng ta nên quan sát bề mặt đũa nếu có các vết khác thường (không phải màu gỗ hay tre) thì đũa nhiều khả năng đã bị mốc, là lúc nên thay đũa mới. Có 4 câu hỏi đặt ra trong việc sử dụng đũa như sau:

Sử dụng đũa quá 3 tháng có dẫn đến ung thư?

Theo báo cáo khảo sát, thông thường khi sử dụng từ 3-6 tháng, màu sắc của đũa sẽ thay đổi đậm hoặc nhạt. Vượt quá thời gian đó đũa sẽ sinh ra các loại vi khuẩn nấm mốc, nhẹ thì có thể dẫn đến tình trạng nhiểm trùng tiêu chảy, nôn mửa…

Đũa mốc nghiêm trọng sẽ sinh ra độc chất aflatoxin. Chất này được tổ chức y tế thế giới chỉ định là độc chất gây ung thư, nó phá hoại các tổ chức mô gan của người và độ vật dẫn đến ung thư gan.

Có hai nguyên nhân khiến cho đôi đũa chúng ta sử dụng hằng ngày dễ nhiễm nấm mốc:

Thứ nhất, để kéo dài thời gian sử dụng các loại đũa bằng chất liệu gỗ, các cơ sở sản xuất thường sơn lên bề mặt đũa một lớp sơn sống (sơn ăn được) để vi khuẩn không dễ bám vào. Nhưng khi thời gian sử dụng quá dài thì lớp sơn bị bong ra hoặc hư hỏng và vi khuẩn lại có không gian để sinh sống.

Thứ hai, trong các gia đình sau bữa ăn thường rửa đũa rồi dồn vào để trong tủ bếp khiến cho đũa luôn trong tình trạng ẩm và môi trường ấy là điều kiện rất tốt cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Độc tố aspergillus flavus (một độc tố gây ung thư) thường có trong lương thực bị mốc, nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng: "Đũa cũ mốc cũng có khả năng sinh ra độc tố aspergillus flavus". Trong môi trường ẩm ướt không có mặt trời, các loại nấm mốc rất dễ sinh sôi, độc tố aspergillus flavus cũng không là ngoại lệ.

Chất gây ung thư có thể rửa sạch?

Một nguyên tắc khi sản xuất đũa là "không quá khô hoặc quá ẩm mà luôn có tiêu chuẩn nước nhất định". Bởi vì nếu sấy khô quá mức sẽ làm cho đũa làm từ tre gỗ biến dạng cong vênh.

Hiện nay đa phần trong các gia đình chỉ là rửa sạch đũa để vào hộp đũa cho khô tự nhiên. Cách làm này khó tránh khỏi đũa sẽ tích lũy nước và luôn trong tình trạng ẩm mà ẩm ướt thì sinh ra nấm mốc.

Đôi khi ta cho rằng nhiệt độ nấu ăn có thể loại bỏ được độc tố trên đũa nhưng độc tố aspergillus flavus lại chịu nhiệt, nên nhiệt độ nấu ăn hằng ngày khó có thể loại trừ được.

Theo khảo sát thì cứ 20 người, chỉ có 2 người thay đũa 6 tháng/lần. Chuyên gia khuyến cáo các gia đình rằng mỗi tuần nên luộc đũa trong nước sôi nửa tiếng đồng hồ, phơi khô rồi mới sử dụng. Như thế có thể có tác dụng tốt trong việc loại bỏ độc tố.

Đũa có hạn sử dụng không?

Khảo sát trong một số siêu thị thì có nửa số đũa được làm từ tre, gỗ còn lại là đũa làm từ thép không gỉ và đũa hợp kim… Và trong 8 nhãn hiệu đũa bày bán thì chỉ có 4 nhãn hiệu có ghi chú trên nhãn "sử dụng 3-6 tháng là tốt nhất" hoặc "hãy thay đũa khi thích hợp".

Đối với hạn sử dụng của đũa, chuyên gia nhà máy sản xuất đũa cho rằng nói như vậy cũng chưa chính xác. Bởi đôi khi đũa không quá hạn sử dụng đã có thể biến chất, nên thời hạn nửa năm hoặc 3-5 tháng này hiện nay chưa có tiêu chuẩn dữ liệu chính xác.

Ông Đổng Kim Sư, Tổng thư kí hiệp hội bao bì thực phẩm quốc tế cho biết, trong cùng điều kiện, thời gian sử dụng đũa càng dài lượng vi khuẩn càng nhiều. Do đó, nửa năm thay đũa một lần là thời điểm khá thích hợp.

Vào năm 2010 hiệp hội bao bì thực phẩm quốc tế đã đề xuất cần khởi thảo "tiêu chuẩn vệ sinh cho đũa có thể sử dụng nhiều lần", nhưng tiêu chuẩn này hiện nay cũng chưa có được phản hồi chính xác.

Vậy lựa chọn đũa như thế nào là an toàn?

Trên thị trường ngoài đũa tre thông thường, các loại đũa gỗ cũng ngày càng đa dạng, đũa gỗ mun, đũa gỗ đàn hương và các loại đũa gỗ khác nhau, ngoài ra còn có đũa kim loại, đũa melamine…

Theo thống kê đũa gỗ, đũa tre chiếm phần lớn thị trường. Theo ông Đổng, các gia đình chọn mua đũa tốt nhất chọn đũa tre hoặc đũa gỗ được sơn một lớp sơn an toàn.

Hiện nay ở các nhà hàng sử dụng các loại đũa làm bằng chất liệu nhựa, nếu như rửa sạch, tỷ lệ vi khuẩn độc tố sẽ thấp, nhưng cần chú ý đến tiêu chuẩn chất lượng để tránh sản phẩm giả mạo và một lưu ý nữa là loại đũa nhựa này không thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao.

*Theo Health.huanqiu

7 món ăn chứa nhiều chất phụ gia: Nhiều người rất thích nhưng nên hạn chế

Video liên quan

Chủ đề