Bao lâu nên vệ sinh tai

By Victoria Healthcare 31 Tháng 8 2020

Bao lâu nên vệ sinh tai

Các bác sĩ Tai Mũi Họng luôn khuyên bệnh nhân không nên dùng tăm bông hay bất cứ dụng cụ gì để ngoáy tai và lấy ráy tai, có 3 lý do chính như sau:

1. LÁY RÁY TAI LÀ KHÔNG CẦN THIẾT

Tai có cơ chế tự làm sạch, nên việc làm vệ sinh tai thường xuyên là không cần thiết. Ráy tai được hình thành ở bên trong ống tai và theo tự nhiên sẽ chảy từ trong ra ngoài để làm sạch. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ như một số người có lượng ráy tai tiết ra nhiều hơn bình thường, hay một số người khác (đặc biệt là người lớn tuổi) có ráy tai khô hơn, cứng hơn so với ráy tai thông thường. Kể cả như vậy thì cũng không cần thiết dùng dụng cụ gì để vệ sinh tai.

2. LẤY RÁY TAI CÓ THỂ NGUY HIỂM

Khi dùng dụng cụ để vệ sinh tai, có thể gây ra các vấn đề như sau:

- Dụng cụ vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong ống tai, gây khó khăn cho quá trình làm sạch tự nhiên của tai. Lâu dần hình thành nút ráy tai, làm giảm nghe, ù tai.

- Dụng cụ gây trầy xước da ống tai, làm tổn thương hàng rào bảo vệ vốn có của da trong ống tai, tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng, vi nấm phát triển gây viêm ống tai. Việc dùng tăm bông lâu ngày cũng làm thay đổi độ pH trong ống tai (vốn là acid nhẹ), làm giảm khả năng bảo vệ chống tác nhân gây bệnh.

- Nguy hiểm hơn, dụng cụ ráy tai được đưa vào quá sâu gây chấn thương, chảy máu và tệ nhất là thủng màng nhĩ.

3. CÓ NHIỀU RÁY TAI KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ BẠN VỆ SINH KÉM

Nhiều quan điểm cho rằng có nhiều ráy tai nghĩa là bản thân người đó kém vệ sinh, khiến họ thiếu tự tin và luôn tìm cách ngoáy tai cho khô, cho sạch. Thực ra đây là sự hiểu lầm lớn.

Ráy tai bản chất là cơ chế tiết dịch tự nhiên của cơ thể, như là nước bọt ở miệng, hay dịch nhầy ở mũi.

Nên hiểu đúng về ráy tai như sau:

- Ráy tai là chất dưỡng ẩm tự nhiên, giúp ngăn ngừa da ở bên trong ống tai không bị quá khô.

- Ráy giúp bắt dính bụi bẩn tránh đi sâu vào bên trong ống tai.

- Ráy tai giúp hấp thu da chết và các mảng biểu bì trong tai.

- Ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi trùng, vi nấm trong ống tai nhờ pH acid.

Vậy nên, có người có nhiều ráy tai, có người có ít. Nhiều người ráy tai ướt hơn, một số khác có ráy tai khô hơn. Khác biệt về ráy tai có thể do giới tính, tuổi tác, môi trường, hay do ăn uống..

Ráy tai là biểu hiện của tai bình thường, khỏe mạnh.

Khi ráy tai gây ra những vấn đề như giảm sức nghe, ù tai, gây đau thì cần được lấy ra khỏi ống tai. Một số trường hợp cần quan sát rõ màng nhĩ trong điều trị viêm tai giữa, ráy tai cũng nên được làm sạch.

LẤY RÁY TAI THẾ NÀO CHO AN TOÀN?

Bác sĩ tai mũi họng nên là người lấy ráy tai vì bác sĩ hiểu rõ bản chất và lý do để lấy ráy tai. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng nắm rõ giải phẫu, cấu trúc của tai nên sẽ hạn chế được nguy cơ gây tổn thương tai trong quá trình lấy ráy tai.

Bs. Lê Hồ Xuân Duy - CK Tai Mũi Họng

(Bài viết của sử dụng hình ảnh từ Shutterstock)

Nhiều thói quen tưởng như vô hại trong việc vệ sinh tai hàng ngày lại vô tình gây tích tụ, tổn thương tai và có nguy cơ dẫn đến giảm thính lực sớm.

Ráy tai được tạo ra trong ống tai để bảo vệ tai khỏi bụi bẩn, vi sinh vật và các yếu tố lạ từ môi trường bên ngoài, giúp da ở ống tai không bị kích ứng khi gặp nước.Nếu các tuyến tạo ra nhiều ráy tai hơn mức cần thiết sẽ tích tụ gây khó chịu, đau/ ù tai. Tuy nhiên, nếu làm sạch tai không đúng cách còn có thể gây tổn thương và khiến ống tai dễ bị nhiễm trùng hơn.

1. Những cách lấy ráy tai chưa đúng

Dùng tăm bông ngoáy sâu vào ống tai: hành động này vô tình khiến ráy tai bị đẩy sát hơn vào khu vực màng nhĩ, lâu dài sẽ tích tụ mảng bám gây nhiễm trùng lỗ tai. Thông thường tai có khả năng tự làm sạch và sẽ tự rơi ra khi ráy tai khô đi thông qua việc nhai hay nói chuyện. Lâu ngày, nếu cảm thấy ngứa tai, mọi người chỉ nên dùng tăm bông vệ sinh vùng ngoài vành và vùng nông của lỗ tai.

Vệ sinh tai cho trẻ nhỏ quá sâu: Các bác sĩ khuyến cáo, ba mẹ chỉ nên dùng tăm bông cho các bé từ 3 tuổi trở lên. Đối với trẻ sơ sinh, lỗ tai thường rất nhỏ và mong manh, vì thế ba mẹ chỉ cần sử dụng bông gòn hoặc khăn giấy mềm lau nhẹ ngoài viền tai cho bé.

Vệ sinh tai bằng dụng cụ cứng hoặc dùng ngón tay ngoáy tai: Nhiều người thường chọn lấy ráy tai bằng những dụng cụ cứng như tăm gỗ hay các cây kim loại cứng. Điều này rất dễ gây nguy cơ tổn thương cho tai, trầy xước. Ngoài ra, cũng không nên dùng ngón tay để ngoáy tai bởi bởi móng tay vốn chứa nhiều vi khuẩn cũng có thể gây nhiễm khuẩn cho tai.

2. Cách làm sạch tai đúng cách ở nhà  

Tai có cơ chế tự làm sạch nhờ vào khả năng kháng khuẩn ở ráy tai. Bạn chỉ nên làm sạch tai khi xuất hiện các triệu chứng như Đau tai, tai có mùi, ù tai, khả năng nghe giảm hay ho hoặc chóng mặt. Dưới đây là một số cách làm sạch tai tại nhà an toàn cho cả gia đình:

  • Dùng vải mềm làm sạch tai: Bạn có thể dùng vải mềm thấm ướt rồi nhẹ nhàng lau sạch vùng ngoài tai. Khi lau, bạn nhớ cử động nhẹ nhàng để tránh làm xước hoặc gây thêm những thương tổn cho tai nhé.
  • Dùng dung dịch làm sạch tai: Các dung dịch nhỏ tai thường được bán tại các nhà thuốc như dầu khoáng, dầu dưỡng cho em bé baby oil,... Bạn có thể dễ dàng làm sạch tai theo các chỉ dẫn và liều dùng ghi trên nhãn dung dịch.
  • Vệ sinh tai bằng ống tiêm: Trong quy trình này, bạn sẽ nhẹ nhàng rửa tai với nước sạch hoặc nước muối sinh lý bằng ống tiêm. Phương pháp này thường có hiệu quả hơn nếu bạn sử dụng dung dịch làm mềm ráy tai trước đó khoảng 15–30 phút. Sau khi thực hiện phương pháp này, bạn có thể hơi bị chóng mặt đôi chút nhưng triệu chứng này hoàn toàn bình thường.

Cũng như nhiều bộ phận khác trên cơ thể, bạn có thể tự làm sạch tai ngay tại nhà. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng là nên vệ sinh đúng cách để tránh các nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe. Nếu bạn vẫn gặp vấn đề khó chịu sau khi vệ sinh tai thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời nhé.

Ráy tai được tạo ra nhằm mục đích làm sạch bụi bẩn trong ống tai và bảo vệ đôi tai của chúng ta. Tuy nhiên ráy tai quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe và hình thành nút ráy tai nên việc vệ sinh tai hợp lý và đúng cách là vấn đề hết sức quan trọng.

Bao lâu nên vệ sinh tai
Ráy tai có khả năng bảo vệ đôi tai của chúng ta

1. Ráy tai sinh ra từ đâu?

Ống tai ngoài được lót bởi da tương tự như da bên ngoài cơ thể. Ráy tai được hình thành do tế bào da chết. Các tuyến nhỏ xíu trong các kênh ở tai ngoài liên tục tiết ra nước vì vậy ráy tai thường là một chất lỏng dính có khả năng tự làm sạch với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ tai. Ráy tai tạo tính acid trong ống tai giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn.

Ráy tai và những sợi lông trong lỗ tai là “cái bẫy” để bụi và các hạt nước bên ngoài không vào được bên trong tai. Vì vậy, ráy tai giúp giữ tai sạch sẽ và ngăn ngừa vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào tai. Bên cạnh đó ráy tai còn có thể ngăn ngừa tắc nghẽn và nhiễm trùng.

>> Xem thêm Thông tin tổng quan về bệnh ù tai

2. Cơ chế tự làm sạch của ống tai

Do cấu trúc tai chếch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài tiếp giáp với khớp cắn và được phủ bằng một lớp lông tơ, nên khi nhai các khớp xương hàm tác động vào ống tai giúp đẩy ráy tai ra ngoài mang theo bụi và các chất bẩn. Sau đó nó khô thành cục và rơi ra khỏi vành tai trong khi tắm.

3. Khi nào cần làm sạch tai?

Rất nhiều người không bao giờ cần phải làm sạch tai. Tuy nhiên, đôi khi, việc vệ sinh tai là cần thiết khi ráy tai hình thành quá nhiều, không thể rơi ra ngoài như cách thông thường được và gây ảnh hưởng đến khả năng nghe. Khi ráy tai quá nhiều còn được gọi là tình trạng nút ráy tai với một số dấu hiệu như:

  • Cảm thấy ngứa ở bên tai có nhiều ráy tai
  • Cảm thấy đầy hoặc ù tai
  • Giảm khả năng nghe ở bên tai có nhiều ráy
  • Bên tai có nhiều ráy tai có mùi khó chịu
  • Chóng mặt
  • Ho.
Bao lâu nên vệ sinh tai
Ráy tai quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe

4. Vệ sinh tai đúng cách như thế nào?

Không nên sử dụng những vật nhỏ như tăm bông để vệ sinh tai. Điều này có thể sẽ đẩy ráy tai sâu hơn vào trong ống tai. Phần đầu nhọn, cứng của tăm bông khi được đưa vào tai có thể làm tổn thương da, màng nhĩ và bộ phận xương nhỏ trong tai. Mặt khác, một nguy cơ có thể sẽ gặp phải là phần bông bị tụt ra, nằm lại trong tai.

Quy tắc thường được các bác sĩ khuyên các bệnh nhân để đảm bảo an toàn cho tai đó là: không đưa vật gì nhỏ hơn khuỷu tay của bạn vào trong tai.

>> Xem thêm Bệnh tai mũi họng – Khởi đầu của những rắc rối sức khỏe khác

Bao lâu nên vệ sinh tai
Không nên sử dụng tăm bông để vệ sinh tai, lấy ráy tai

Cách làm sạch tai an toàn:

Vải ẩm: Tăm bông chỉ nên sử dụng để vệ sinh vùng ngoài của tai, hoặc tốt nhất là phủ một tấm vải ấm, và ẩm lên bên ngoài tai.

Sử dụng các chất làm mềm ráy tai: Có một số loại thuốc nhỏ tai không cần kê đơn có tác dụng làm mềm ráy tai:

  • Dầu khoáng
  • Glycerin
  • Peroxide
  • Hydrogen peroxide
  • Nước muối.

Nhỏ vài giọt thuốc vào tai, đợi một vài phút và sau đó làm sạch hoặc rửa sạch tai. Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc. Gọi cho bác sĩ ngay nếu tai có cảm giác khó chịu hoặc có dấu hiệu bất thường.

Bao lâu nên vệ sinh tai
Hình minh họa: Sử dụng dung dịch làm mềm ráy tai

Dùng ống tiêm: Có thể sử dụng ống tiêm để rửa tai. Trong quá trình này, ống tai sẽ được rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc nước muối ấm với nhiệt độ bằng nhiệt độ cơ thể để tránh chóng mặt. Phương pháp này thường sẽ hiệu quả hơn nếu các phương pháp làm mềm ráy tai được áp dụng trước đó 15-30 phút.