Bao nhiêu năm phải đổi thẻ căn cước năm 2024

(PLO)- CCCD có hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Tuy nhiên, có những trường hợp CCCD sẽ có giá trị vô thời hạn.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật CCCD 2014, căn cước công dân (CCCD) là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của luật này. CCCD gắn chip đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

CCCD gắn chíp tích hợp các thông tin cá nhân như: hộ khẩu, bảo hiểm, bằng lái xe, số CMND cũ,… mã hóa các dữ liệu cá nhân cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, đặc điểm nhận dạng. Đây phiên bản tối ưu, hiện đại, nhiều tiện ích vượt trội hơn, tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý của Chính phủ.

Giống với CMND thì CCCD cũng có giá trị sử dụng. Tuy nhiên, thay vì CMND có giá trị sử dụng 15 năm thì CCCD lại có giá trị sử dụng đến những độ tuổi nhất định, đến độ tuổi đó bắt buộc người dân phải đi đổi thẻ CCCD mới.

Bao nhiêu năm phải đổi thẻ căn cước năm 2024

Luật đã quy định rất rõ về giá trị sử dụng của CMND cũng như CCCD. Ảnh: HUỲNH THƠ

CCCD gắn chíp có thời hạn sử dụng

Trao đổi vấn đề này, luật sư Hoàng Anh Sơn, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật CCCD 2014, công dân Việt Nam được cấp thẻ CCCD lần đầu khi đủ 14 tuổi trở lên. Cũng theo quy định của luật này, Bộ Công an đã cho ban hành mẫu thẻ CCCD gắn chíp. CCCD gắn chíp có giá trị sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và người dân phải đi đổi thẻ CCCD mới nếu hết hạn sử dụng.

Cụ thể, Điều 21 Luật CCCD 2014 quy định về độ tuổi phải đổi thẻ CCCD. Theo đó, CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước những độ tuổi quy định trên thì vẫn còn giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, CCCD (CCCD mã vạch hay CCCD gắn chíp) đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nhưng nếu đã được cấp trong 2 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.

Ví dụ: Chị K sinh ngày 18-10-2000, chị đi làm CCCD gắn chip năm 2021 (khi đó chị đang 21 tuổi) thì thẻ căn cước của chị có giá trị sử dụng đến ngày 18-10-2025 (khi chị đủ 25 tuổi) và chị phải đi đổi lại CCCD mới. Tuy nhiên, nếu chị K đi làm CCCD vào năm 2024 (khi đó chị đang 24 tuổi) thì thẻ căn cước của chị có giá trị sử dụng đến 18-10-2040 (khi chị đủ 40 tuổi).

Trường hợp CCCD gắn chíp có giá trị vô thời hạn

Bên cạnh những quy định về giá trị sử dụng của CCCD, có những quy định về các trường hợp CCCD sẽ có giá trị sử dụng vô thời hạn.

Luật sư Hoàng Anh Sơn cũng cho biết CCCD sẽ có giá trị sử dụng vô thời hạn đối với trường hợp công dân đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ của họ là đến suốt đời, tức được sử dụng cho đến khi người đó mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…

Hoặc những người đi làm CCCD gắn chíp khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi.

Bao nhiêu năm phải đổi thẻ căn cước năm 2024

Tài khoản định danh điện tử và thẻ CCCD gắn chip khác nhau như thế nào?

(PLO)- Nhiều người thắc mắc tài khoản định danh điện tử và thẻ CCCD gắn chip có gì khác nhau, vì sao đã được cấp CCCD rồi vẫn cần đăng ký tài khoản định danh?

Khi đến độ tuổi nhất định, công dân phải thực hiện thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân gắn chip mới. Nếu sử dụng thẻ đã hết hạn, người dân có thể bị xử phạt hành chính.

Bao nhiêu năm phải đổi thẻ căn cước năm 2024
Người dân cần chú ý thời hạn sử dụng của thẻ Căn cước công dân gắn chíp. Ảnh: Huyên Nguyễn

Cần đổi lại ở mốc tuổi quy định

Chị Thu Thuỷ (sinh năm 1985) trú tại quận Tân Bình, TPHCM thắc mắc: “Hai vợ chồng tôi cùng đi làm thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip nhưng khi nhận thì thấy hạn dùng của tôi chỉ đến năm 2025, trong khi chồng tôi sinh năm 1980 thì có hạn sử dụng tới năm 2042. Tại sao lại có sự chênh lệch này, nếu như vậy thì CCCD của tôi chỉ dùng 3 năm là phải đi làm lại. Nếu tôi không làm lại có bị sao không?”.

Thắc mắc của chị Thuỷ cũng là tình trạng chung của một số người dân khi CCCD gắn chip.

Về vấn đề này, luật sư Lưu Phương Nhật Thùy – Giám đốc Công ty Luật Thùy và Cộng sự lý giải: Theo quy định của Luật CCCD 2014, Bộ Công an đã ban hành mẫu thẻ CCCD gắn chip có thời hạn sử dụng theo Điều 21 như sau:

Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Theo đó, công dân cứ đến độ tuổi theo quy định ở các mốc 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi phải tiến hành đổi CCCD. Tại mặt trước của thẻ có ghi thời hạn sử dụng, người dân rất thuận tiện để theo dõi thời hạn của thẻ.

Bao nhiêu năm phải đổi thẻ căn cước năm 2024
Đến độ tuổi theo quy định ở các mốc 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi, người dân phải tiến hành đổi CCCD. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Với trường hợp của chị Thuỷ nêu, do chị Thuỷ sinh năm 1985, tức năm nay 37 tuổi, nên đến năm 2025 chị Thuỷ sẽ 40 tuổi, đến thời hạn đổi CCCD theo quy định. Ví dụ chị Thuỷ sinh ngày 1.1.1985 thì CCCD gắn chip vừa được cấp sẽ có thời hạn sử dụng đến ngày 1.1.2025. Còn chồng chị Thuỷ sinh năm 1980 tức năm nay 42 tuổi, đã qua mốc đủ 40 tuổi nên thời gian cần đổi lại CCCD là mốc đủ 60 tuổi.

Luật sư viện dẫn thêm một số trường hợp đặc biệt để người dân lưu ý.

Nếu công dân đi làm thẻ CCCD gắn chip năm 24 tuổi, thì thẻ CCCD gắn chip này có giá trị sử dụng đến năm công dân 40 tuổi. Những công dân đi làm CCCD gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi.

Trong trường hợp công dân đi làm CCCD gắn chip đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ là đến suốt đời. Như vậy, công dân được sử dụng cho đến khi mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng,…

Những công dân trên 60 tuổi đang sử dụng CCCD mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip.

Dùng thẻ Căn cước công dân hết hạn có bị phạt không?

Bên cạnh thắc mắc CCCD có thời hạn bao lâu, rất nhiều người dân còn băn khoăn khi thẻ CCCD quá hạn thì nếu vẫn sử dụng có bị xử phạt hay không.

Luật sư Lưu Phương Nhật Thuỳ cho biết theo quy định của pháp luật, sử dụng CCCD hết hạn bị xem là một trong các hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đổi thẻ. Người dân có thể bị phạt hành chính theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: “Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD". Mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Căn cước công dân hết hạn làm lại mất bao lâu?

Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; 2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp; 3.

Khi nào hết hạn sử dụng Chứng minh nhân dân?

Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước. Bên cạnh đó, Luật Căn cước cũng quy định về thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân (CMND). theo đó, trường hợp CMND còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

thẻ Căn cước công dân có từ bao giờ?

Thẻ Căn cước công dân có từ năm nào? Bộ Công an bắt đầu triển khai cấp những thẻ Căn cước công đầu tiên cho công dân từ ngày 01/01/2016 theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014. Mẫu thẻ Căn cước công dân đầu tiên được cấp là mẫu thẻ có in mã vạch.

Căn cước công dân là do Ai Cập?

Bộ Công an là đầu mối duy nhất cấp thẻ căn cước Ư tới địa phương trong việc cấp và quản lý thẻ căn cước. Trong đó, cơ quan quản lý căn cước công an cấp tỉnh, cấp huyện là đơn vị trực tiếp thực hiện tiếp nhận yêu cầu và làm các thủ tục cấp thẻ căn cước của công dân.