Bao nhiêu tiền mới kiện được

Thời gian gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng đang có xu hướng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi. Luật sư hỗ trợ tư vấn kiến thức pháp luật để hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.

1. Luật sư tư vấn.

Thực tế cho thấy rằng phần lớn đối tượng mà tội phạm hướng tới là người già, người chưa thành niên và những người không có kiến thức pháp luật. Tuy nhiên, nếu không thận trọng hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn diến ra chính những người thân trong gia đình hoặc những chủ thể có mối quan hệ thân thiết. Do đó, để tự bảo vệ mình và những người xung quanh, mỗi người cần nâng cao cảnh giác, đồng thời trang bị cho mình kiến thức pháp luật nhất định. Nếu bạn đang trong tình huống khó khăn này và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như :

- Tư vấn về thẩm quyền tiếp nhận tố giác tội phạm, trình tự, thủ tục tố giác tội phạm.

- Tư vấn về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thời hiệu thi hành án đối với tội danh này.

- Giải đáp thắc mắc về thời gian tối đa giữ phương tiện liên quan đến vụ án để phục vụ công tác điều tra.

Để có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề, chúng tôi xin gửi đến bạn vụ việc dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Điều kiện để khởi tố hành vi lừa đảo tài sản?

Câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn như sau: Thân chào Luật sư. Vào khoảng tháng 2 em có quen 1 người bạn qua mạng xã hội, và cũng thường xuyên gặp nhau đi ăn uống hoặc qua nơi làm việc của bạn ấy chơi. Nói chung là mới quen nhưng cũng hơi thân. Vào khoảng giữa cuối tháng 3, điện thoại bạn ấy bị hư, em có nói là cho bạn ấy mựon đỡ tiền để mua máy điện thoại khác. Nhưng bạn ấy nói là thích cái máy tỉnh bản samsung galaxy tab 3, nhưng bạn ấy không đủ tiền và đầy đủ giấy tờ. Nên bạn ấy có nhờ em đứng tên mua trả góp. Bạn ấy nói là mỗi tháng sẽ đưa tiền trả góp cho em để em thanh toán cho công ty tài chánh. Vì thấy bạn ấy cũng hiền, và thấy ở chỗ làm cũng đựoc chủ tin tưởng nên em đồng ý. Nhưng khi mua xong được vài ngày thì bạn ấy nói về quê có đám. Nhưng khi sau đám thì bạn ấy chặn tất cả các liên lạc từ em trên mạng xã hội. Gần đến ngày đòng tiền em có điện thoại cho bạn ấy, thì bạn ấy nói là không có tiền, và nói em là ai bảo ngu thì ráng chịu, tự mà lo đóng tiền, bạn ấy không liên quan và rồi đổi luôn số điện thoại. Đến nay em không liên lạc đuợc nữa.

Vậy cho em hỏi như thế có đựoc gọi là lừa đảo chiếm đọat tài sản không? Nếu có, thì các thủ tục tố cáo như thế nào? Mong luật sư hướng dẫn cụ thể giúp em ạ. (Các giấy tờ liên quan đến máy tính bảng đều mang tên em và em đều giữ, và còn có chứng minh nhân dân photo của bạn đó nữa).

Trả lời: Công ty luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:

Chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức. Căn cứ theo dấu hiệu cấu thành tội phạm, người bạn kia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự một trong hai tội sau:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS 2015), theo đó:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015), theo đó:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 100

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Trường hợp này, nếu A có hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho bạn tin tưởng và tự nguyện đứng tên thay A mua trả góp máy tính bảng, sau đó thì không chịu trả tiền và chiếm đoạt luôn cái máy tính bảng đó thì A có thể bị xử lý về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp nếu A không có chủ đích từ đầu mà chỉ nhờ bạn đứng tên thay mua trả góp máy tính, sau đó do không trả được tiền nên nảy sinh những thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 BLHS 2015.

Như vậy, trường hợp này bạn có thể gửi đơn trình báo tới cơ quan công an về vụ việc nói trên và cung cấp những thông tin cần thiết để cơ quan công an xác định hành vi của người bạn kia. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh nào phải chờ kết luận của cơ quan điều tra.

>> Giải đáp thắc mắc về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gọi: 1900.6169

-------------

Câu hỏi thứ 2 - Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Chào luật sư! xin luật sư hướng dẫn cho tôi gửi đơn như thế nào? nội dung ra sao? vào ngày 17 tháng 11 tôi co chuyển tiền qua số tài khoan ngân hàng agribank với số tiền 700 000 ngàn đồng để mua 1 chiếc xe của hảng honda hieu way alpha . người bán xe cho tôi nói là xe tịch thu tron thuế nện rẻ. kêu tôi chuyên tiền đặt cọc 10 phần trăm.để làm thủ tục làm giấy tờ.khi giao xe trả đủ số tiền còn lạy và tôi đồng ý chuyển tiền vào tài của họ nhưng không người đó đứng tên.mà là 1 người khác.người bán xe hẹn thứ 2 giao xe.tôi củng chờ.đến khi đến thứ 2 thì họ chặn face book tôi gà dt họ không nghe máy.mong luat su giup đỡ.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Tư vấn về tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

>> Hỏi về mẫu đơn tố giác tội phạm.

A/c có thể trình báp sự việc trên đến Cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ và ngăn chặn kịp thời hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản này. 

Lừa đảo là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản tin tưởng và giao tài sản nhằm mục đích chiếm đoạt.

Để đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, người thực hiện hành vi lừa đảo có thể sử dụng nhiều cách khác nhau như: nói dối; giả mạo giấy tờ; giả danh cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; giả danh người có chức vụ, quyền hạn…

Tùy thuộc vào giá trị tài sản chiếm đoạt được, người có hành vi lừa đảo có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu giá trị tài sản mà họ chiếm đoạt có trị giá từ 02 đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:

- Đã bị phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản của mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội: cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cướp giật tài sản; cưỡng đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; lạm dụng uy tín nhằm chiếm đoạt tài sản… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội;

- Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Mức phạt của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khung hình phạt cơ bản của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, tội này còn quy định các khung hình phạt tăng nặng khác như:

- Phạt tù từ 02 - 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường:

+ Phạm tội có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

- Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để lừa đảo.

- Phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân khi lừa đảo tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để chiếm đoạt tài sản.

Các hình phạt bổ sung của tội này là: phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chưa đến mức xử lý hình sự, hành vi lừa đảo bị phạt hành chính bao nhiêu?

Trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự, người thực hiện có thể bị phạt hành chính.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng.

Lừa đảo bao nhiêu tiền thì bị đi tù? (Ảnh minh họa)
 

Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. 2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm: a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Theo quy định trên, người bị lừa đảo chiếm đoạt tài có thể tố giác, báo tin tại cơ quan điều tra Công an cấp huyện hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người bị lừa đảo hoặc của người lừa đảo.

Trên đây là giải đáp về câu hỏi: Lừa đảo bao nhiêu tiền thì bị đi tù? Nếu có thắc mắc liên quan đến lĩnh vực hình sự, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>>​ Bị lừa đảo qua mạng: Làm thế nào đòi được?

Video liên quan

Chủ đề