Bảo sơn thiên tử xuất nghĩa là gì

Bảo sơn thiên tử xuất nghĩa là gì

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)

Đây là phần cuối của bản trường thiên Sấm Trạng Trình, Sở Cuồng-Mai Lĩnh (1930), dài 487 câu. Phần đầu làm theo thể thơ lục bát. Phần cuối từ câu 395 là tiếng Hán Việt, ngoại trừ 8 câu từ 402-409 là bài thất ngôn bát cú chữ Nôm. Người viết sẽ giải từng đoạn theo khả năng hiểu biết của mình, và có thể sẽ cập nhật khi có ý tưởng mới.  Bài viết có nhiều nhóm chữ màu xanh, là những link trực tiếp với một trang khác, dùng như dẫn chứng, hoặc đưa tới một đoạn khác trong bài. Hãy nhấn vào nếu muốn biết thêm thông tin.

Căn bản, người viết không tin đây là sản phẩm của Trạng Trình, mà là một bài ‘diễn sấm’, (tức diễn bài sấm thành thơ, xem phụ chú 1) của một hậu nhân nào đó trong quá khứ, có thể trong thời Pháp thuộc, vì:
– Thể thơ lục bát chưa xuất hiện, hoặc đã xuất hiện nhưng chưa được phổ thông thời Trạng Trình. Rõ ràng qua cả ngàn bài thơ của ngài, chúng ta chỉ thấy ngài dùng đa số dạng thất ngôn bát cú, vói hai loại chữ Hán và Nôm (xem Trang Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm).
– Sấm thường phải cô động, và làm theo khuôn khổ những đoạn 2 hoặc 4 câu. Khổng Minh dùng 4 câu, mỗi câu 4 chữ để nói về một triều đại trong bài Mã Tiền Khoá.  Bài này 487 câu, thì phải là bài giải, chớ không thể là nguyên bản. – Bản trường thiên này, phần lục bát có những câu rất chung chung, không phải là sấm.  Và đầu bài nói về sử Việt từ thời lập quốc, trải qua các triều đại Đinh Lê Lý Trần Lê Mạc.  Sấm phải là những tiên đoán về sự việc sẽ xảy ra trong thời tương lai sau khi nhà tiên tri đặt bút viết.

– Phần chữ Hán Việt cuối bài, có độ khả tín cao hơn, vì đa số các đoạn theo khuôn khổ ngũ ngôn.  Và rất dễ dàng để thấy đa số đây là những cặp câu, đối từ và ngữ nghĩa, tức là, khi giải, các từ loại phải đi với nhau (danh từ theo danh từ, động từ theo động từ, ..).  Đây là một cách để xác định lại những chữ bị viết sai.

Có nhiều người giải sấm trên các trang mạng nhất là các trang ở hải ngoại, tuy nhiên độ thuyết phục rất thấp do bị thiên kiến chính trị che lấp, lời giải thích một chiều, và đa số chấp ngữ (xem phụ chú 2). Người viết quan niệm, để có thể hiểu sấm rốt ráo, ta phải ở ngoài 2 bên, nhìn sự kiện một cách khách quan, không thiên vị.

Vì bài sấm được viết với chữ quốc ngữ mẫu tự Latin, nên chắc chắn lỗi chính tả sẽ có. Nếu không cẩn thận xem xét từng chữ, thì lời giải sẽ đi theo một hướng khác.  Phần sấm dưới đây (chữ đỏ) được copy trực tiếp từ bài Sấm Trạng Trình Toàn Tập của tác giả Nguyễn Thiên Thụ. Không hiểu ông đánh máy lại, hay copy từ cuốn sách, do đó không biết những lỗi chính tả (chữ xanh) này xuất hiện bao giờ.

Người viết sẽ lướt qua phần chính tả, bằng cách so sánh với những chữ nghi ngờ với các bài viết trên mạng, hay những bản sấm khác.  Bản sao ở Gia Hội Thư Trang có thêm phần chữ Hán, dịch từ âm Hán Việt, rất tiện dụng cho bài viết, tuy nhiên chưa được thẩm định, nên có nhiều chữ không đúng.

Trước khi thử giải bài sấm, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu đại ý mà bài sấm muốn nói đến. Không gì bằng xem đoạn 6 câu, được tác giả Lưu Văn Vịnh đánh giá “đây mới là bài sấm đích thực của Trạng Trình” đăng trong Việt Sử Siêu Linh:

Bốc đắc Càn thuần quái
Sơ cửu thoái tiềm long
Ngã bát thế chi hậu
Binh qua khởi trùng trùng
Ngưu tinh tụ Bảo giang (hoặc Tinh tụ Bảo giang thượng)
Đại nhân cư chính trung

hàm ý 8 đời sau thời Trạng Trình, chiến tranh sẽ xảy ra trên đất nước Việt Nam không dứt, cho đến khi các vì tinh tú tụ trên sông Bảo giang, thì vị đại nhân, tức thánh nhân, sẽ ra đời, Việt Nam sẽ trở thành trung tâm thế giới. Đây là giai đoạn gọi là Thượng Nguyên Thánh Đức.

Ở miền Nam, các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo, Hồng Tâm, .. đều nói đến giai đoạn này, trực tiếp từ các vị giáo chủ, hay qua cơ bút (xem phụ chú 3). Và trước khi đến giai đoạn này, Hội Long Hoa sẽ được thành lập. Đây là thời ‘hạ nguơn’ hay ‘hạ nguyên’, có lẽ đang xảy ra trên toàn thế giới, bao gồm thiên tai, địa ách, dịch bệnh, chiến tranh cục bộ, khu vực rồi lan ra thành chiến tranh thế giới, .. Do vậy, bài sấm liên hệ rất nhiều đến tài liệu của các tôn giáo này, như đã giải thích một phần nào qua bài Thử Giải Bài Hố Hò Khoan Của Đức Huỳnh Phú Sổ, và Định Vị Bảo Giang.

Những đoạn sấm phần Hán Việt của bản Sở Cuồng-Mai Lĩnh (1930), được Nguyễn Thiên Thụ đánh giá là bản chữ quốc ngữ xưa nhất, dù nguyên bản chữ Nôm chưa tìm được, cho là viết về giai đoạn hiện tại và tương lai, nhưng không theo một trình tự thời gian, mà lại lộn xộn, không hiểu vì lý do gì, hoặc ai làm. Và đặc biệt, ít nhất những câu đầu lại không thấy xuất hiện ở những bản sau, cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa những bản sấm, được “viết” bởi rất nhiều người, với nhiều mục đích, mà chính trị có lẽ là nguyên nhân.

PHẦN GIẢI THÍCH

Sấm Trạng Trình có rất nhiều chữ liên hệ đến 12 con giáp. Những chữ nêu đích danh các năm, tháng như Tý, Sửu, .. thì không thành vấn đề. Tuy nhiên những chữ như ‘long’, ‘xà’, .. chắc phải có ẩn ý gì đó, ngoài ý nghĩa tháng, năm. Ý nghĩa này có thể là biểu tượng, ví dụ như ‘long’ là vua, ‘xà’ là kẻ ác độc, hoặc gồm cả 2 (thời gian và biểu tượng).

Có hai danh từ được nói đến trong các đoạn sấm: ‘thiên tử’ và ‘thánh nhân’, hàm ý có thể không phải để chỉ cùng một nhân vật. Người viết nghĩ thánh nhân chỉ là người phụ tá cho thiên tử, nhưng với sứ mạng rất lớn lao (xem phụ chú 4).

Để tiện việc theo dõi, các phân đoạn được cài vào những page jumps ở đầu câu. Chỉ cần nhấn vào một câu đầu nào đó, sẽ dẫn đến đoạn muốn đọc.

395. Canh niên Tân phá
398. Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
410. Cửu cửu kiền khôn dĩ định
414. Bảo Giang thiên tử xuất
418. Dục thức thánh nhân hương
422. Thượng đại nhân bất nhân
426. Bắc hữu kim thành tráng
430. Phú quí hồng trần mộng
434. Nam Việt hữu Ngưu tinh
438. Ký mã xu dương tẩu
442. Phân phân tùng Bắc khởi
446. Thủy trung tàng bảo cái
452. Mại dữ lê viên dưỡng
456. Thiên dữ thần thực thụy
460. Nhân nghĩa thùy vi địch
464. Vận đáo dương hầu ách
468. Can qua tranh đấu khởi
472. Kiền khôn phú tái vô lường

Trở lên đầu trang
Đi xuống cuối trang

Canh niên tàn phá (->tân)
Tuất hợi phục sinh
Nhị ngũ dư bình

Chỉ 3 câu nhập này không chúng ta cũng thấy có vấn đề. Tại sao 3 câu, mà không phải 2 hoặc 4, như những đoạn theo sau?  Có khả năng một câu bị mất không? (Nếu vậy, người viết nghĩ câu kế phải là ‘Lục thất miên diên‘ 六七綿延, tức triều đại ‘lục thất’ dài dặc liên miên, hay ‘Lục thất vĩnh yên’ 六七永安, tức triều đại ‘lục thất’ vĩnh viễn bình yên).

Câu đầu, rất nhiều trang mạng viết ‘canh niên tân phá‘ chớ không phải ‘canh niên tàn phá’ như trên. Rõ ràng đây là lỗi chính tả.

Hai câu sau, ta thấy các cặp ‘tuất hợi‘ của 12 con giáp, và ‘nhị ngũ‘ của các số, hay hào của quẻ Dịch. Do vậy, ở trên ‘canh’ và ‘tân’, một cặp trong thập can, rất hợp lý để đi với ‘tuất hợi’, để chỉ các năm Canh Tuất, Tân Hợi.  Chữ “phá” là động từ, do vậy chữ “niên” cũng là động từ, , nghĩa là giẩm, đạp, xua, đuổi, mới hợp lý về mặt ngữ vựng.  Bản Hương Sơn (1950) dùng “canh tân tàn phá” cũng cùng ý nghĩa, và người viết thích hơn, vì các cặp chữ đều xuất hiện đầu câu.

Như vậy, đoạn này được chỉnh lại:

Canh niên Tân phá
Tuất Hợi phục sinh
Nhị ngũ dư bình

Canh niên Tân phá 庚撚辛破

Canh Tân tàn phá

Tuất Hợi phục sinh 戌亥復生

Tuất Hợi phục sinh

Nhị ngũ dư bình 二五餘平

2, 5 dư bình

Chữ ‘nhị ngũ‘ được dùng 2 lần trong nguyên đoạn sấm này. Theo lý số, đây là hào 2 và 5 của các quẻ. Hào 2, âm, chỉ dân, trong khi hào 5, dương, chỉ vua (xem Tương Quan Giữa Các Hào). ‘Nhị ngũ‘ cũng có nghĩa là 2 lần 5, tức 10, và có lẽ là ý nghĩa trong đoạn này. (Xin xem thêm phần phụ chú 5).  Câu này cũng có thể hiểu: Sau (, hậu) cuộc thư hùng của khối CS/TB (nhị: âm, Chấn, Đông; ngũ: dương, Đoài, Tây) sẽ thái bình (bình).

Như vậy, bắt đầu bằng năm Canh/Tân nào đó, trải qua những biến cố lớn lao (giẩm đạp, xua đuổi, tàn phá), 10 năm sau đó, cho tới Canh Tuất 2030/Tân Hợi 2031 mới phục sinh. Hai năm đó có thể là Canh Tý 2020/Tân Sửu 2021.  Tuy nhiên vì vị trí của chữ ‘Tân’ không nằm kế ngay sau ‘Canh’, có thể để chỉ 2 năm không liên tục nhau, mà phải trải qua một con giáp khác (như Canh Tý 2020, Tân Hợi 2031, hoặc Canh Tuất 2030, Tân Dậu 2041) mới đủ diễn tả sự tàn phá xảy ra (11 năm, tức ‘nhị ngũ dư‘).

Cho dù giữ nguyên câu ban đầu ‘canh niên tàn phá‘, tức năm Canh sẽ có chiến tranh, hay một sự tàn phá nào đó, vì năm Canh gồm 2 số cuối là bội số của 10, thì cũng phải là Canh Tý 2020, hoặc trễ lắm là bắt đầu từ Canh Tuất 2030 để phải qua một chu kỳ 12 (nghĩa của chữ ‘‘, 10 dư tức hơn 10) năm nữa mới phục sinh. Đây vẫn còn trong thời hạ nguyên (1983-2044) (Xem ‘Chúng Ta Đang Sống Trong Thời Đại Hạ Nguyên‘).

(Xin xem thêm phần phụ chú A).

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

Long hổ xà đầu khởi chiến tranh (->vĩ)
Can qua tứ xứ khởi đao binh (->xứ, khổ)
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình.

Đa số các bài trên mạng dùng ‘long vĩ‘, đối với ‘xà đầu‘ hợp lý hơn. Và ‘xứ xứ‘ tức khắp các nước, hơn là ‘tứ xứ’ nghĩa là 4 xứ, mặc dù hàm ý khắp các nước. Câu 2 có lẽ là chữ ‘khổ‘, chớ không phải ‘khởi’, theo ý nghĩa.

Như vậy, đoạn này được chỉnh lại:

Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân Dậu niên lai kiến thái bình

Đoạn này nói về Thế Chiến Thứ 3.  Xin xem bài “Đệ Tam Thế Chiến” và phụ chú 6 để chiêm nghiệm.

Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh 龍尾蛇頭起戰爭

Đuôi rồng đầu rắn khởi chiến tranh

– Đa số cho rằng đây chỉ thời gian: cuối năm Thìn, đầu năm Tỵ, tức khoảng 4 tháng. Tại sao phải cần khoảng thời gian như vậy để khởi chiến tranh? Và tại sao phải dùng 2 mốc thời gian? Tại sao không phải một để chỉ không gian, và một để chỉ thời gian mới rõ ràng hơn?

Người viết cho rằng đây để chỉ trận chiến Thất Sơn, gồm những ngọn núi cuối cùng thuộc dãy Trường Sơn, phát nguyên từ tổ long Hy Mã Lạp Sơn, do vậy nên gọi là ‘long vĩ‘ (đuôi rồng), và ‘xà đầu‘ là can đầu của năm Tỵ, tức Ất Tỵ 2025. Thất Sơn trong các đạo giáo miền Nam được gọi là Non Tần, và Tần để chỉ nước Miên, là nơi sẽ xảy ra trận chiến bởi 18 nước tranh giành châu báu khi những ngọn núi này nổ (xem nguồn).

Can qua xứ xứ khổ đao binh 干戈處處苦刀兵

Can qua mọi xứ khổ đao binh


– Lôi kéo tất cả các nước trên thế giới vào cuộc Thế Chiến Thứ 3, mọi nơi sẽ đau khổ nạn binh đao.

Mã đề dương cước anh hùng tận 馬啼羊腳英雄盡

Móng  ngựa  chân dê anh hùng tận


– Ngựa là hình tượng chiến tranh, dê là hình tượng tế thần, tức chỉ sự chết chóc. Móng, chân: chỉ sự giẩm đạp, dày xéo. Anh hùng để chỉ những người chiến sĩ trong trận mạc. Những năm Ngọ, Mùi, chiến tranh sẽ huỷ hoại phần lớn trai trẻ.

Thân Dậu niên lai kiến thái bình 申酉年來見太平

Đến năm Thân Dậu thấy thái bình


– Mới có dấu hiệu thái bình từ các năm Thân Dậu, ví dụ như các trận chiến thưa dần.

(Xin xem thêm phần phụ chú B).

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

402.
Non đoài vắng vẻ bấy nhiêu lâu
Có một đàn xà đánh lộn nhau
Vượn nọ leo cành cho sỉ bóng
Lợn kia làm quái phải sai đầu
Chuột nọ lăm le mong cắn tổ
Ngựa kia đủng đỉnh bước về tầu
Hùm ở trên rừng gầm mới dậy
Tìm về quê cũ bắt ngựa tầu.

Bài thất ngôn bát cú tiếng Nôm này được biết là bài thơ Thế Sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được tác giả bài sấm đặt vào đây chắc có thâm ý.  Người viết cho rằng để ám chỉ những sự kiện xảy ra trên thế giới và chủ yếu là Việt Nam từ Thế Chiến Thứ 2 cho đến 1954.

Non đoài vắng vẻ bấy nhiêu lâu
– Non Đoài: Đoài là hướng Tây, để chỉ thế giới Tây phương Âu Mỹ. Non: núi, đỉnh cao, ám chỉ văn minh.  Vắng vẻ: không có chuyện gì lớn sau Thế Chiến Thứ 1.

Có một đàn xà đánh lộn nhau
– Xà: xà trong Kinh Thánh, phần Sáng Thế Ký, là con rắn hình tượng của quỷ Satan, quyến dụ bà Eve ăn trái cấm trong Vườn Địa Đàng. Hầu hết các nước phương Tây theo đạo độc thần Thiên Chúa giáo, đồng thời cũng để chỉ năm Tân Tỵ 1941, chiến tranh đã xảy ra ở Âu châu và Á châu từ 1939. Ngày 22/6/1941, Đức tấn công Nga sô, và tháng 12 Nhật tấn công những vùng lãnh địa của Mỹ và Anh. Năm này Nhật đưa quân vào miền Nam Việt Nam để chuẩn bị cho chiến dịch chiếm Indonesia khi đó thuộc chế độ thực dân Hà Lan.

Vượn nọ leo cành cho sỉ bóng
– Vượn: con vật hay bắt chước, để chỉ Hitler dùng chữ vạn 卐 của Phật giáo, sửa nghiêng 45 độ làm dấu hiệu cho Đức Quốc Xã, và để chỉ năm Giáp Thân 1944, leo: chiến tranh leo thang, sỉ: 纚, âm khác là sủy: dài thườn thượt, lòng thòng. Có lẽ để chỉ bóng ma chết chóc.  Năm 1944 là đỉnh cao của chiến tranh Nga sô và Đức, và phe Đồng minh với Đức trong cuộc đổ bộ Normandie.

Lợn kia làm quái phải sai đầu
– Lợn: con vật để tế lễ, chỉ Thủ tướng Hideki Tojo bị buộc tội gây chiến để Nhật phải thua và ông bị xử treo cổ (13/12/1948, năm Mậu Tí). Sai: 搓, xoắn, để chỉ cổ bị dây thừng thắt lại. Nhật đầu hàng sau khi bị Mỹ dội 2 quả bom nguyên tử (15/8/1945). Theo điểu ước, quân đội Nhật ở Đông Dương sẽ bị giải giới bởi quân đội Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc, và quân Anh ở miền Nam.

Chuột nọ lăm le mong cắn tổ
– Chuột: con vật phá hoại; lăm le: có ý định; tổ: đất tổ, nơi phát sinh đất nước, dân tộc Việt Nam. Để chỉ quân đội Tưởng Giới Thạch do các tướng Lư Hán, Tiêu Văn vào miền Bắc giải giới quân Nhật. Binh Tàu cướp phá thủ đô, và không có ý định rút về.

Ngựa kia đủng đỉnh bước về tầu
– Ngựa: để chỉ Pháp (ngựa và dê cùng loài, dê là dương thường để chỉ người Tây) theo chân Anh trở lại Đông Dương ngày 23/9/1945.  Đủng đỉnh: thong thả, chậm rãi, ý chỉ không cần dùng sức. Tầu: để chỉ toàn cõi Đông Dương.

Hùm ở trên rừng gầm mới dậy
– Hùm: chúa sơn lâm, để chỉ Hồ Chí Minh với quân kháng chiến ở rừng núi Việt Bắc, mở màn cho Chiến dịch Thu Đông 1950 Canh Dần.

Tìm về quê cũ bắt ngựa tầu.
– Ngựa: để chỉ năm Giáp Ngọ 1954, Pháp thua trận Điện Biên Phủ, tướng De Castries (ngựa) bị bắt.

(Xin xem thêm phần phụ chú C).

410. 
Cửu cửu kiền khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập trường an.

Có rất nhiều giải thích về đoạn này. Đa số cho rằng đây là sự kiện quân Việt Minh kéo về Hà Nội năm 1945 (link). Có ý kiến cho rằng đây là giai đoạn quân giải phóng chiếm Sàigòn 1975 (link, phần, 10 thoughts on “Sấm Trạng Trình toàn tập”). Và có người cho đây là những sự kiện xảy ra trong tương lai (link).

Hãy xem bản Trình Công Ngữ Vịnh Thái Bình có phần chữ Nôm, để xem sự tam sao thất bổn của đoạn này, có ý nghĩa gần như tương phản, khiến người viết không biết phải tin bản nào:

Cửu cửu Càn Khôn định
Thanh minh thời tiết khai
Đầu hình như quá mã
Hồ binh bách vạn hồi gia

Tuy nhiên, người viết vẫn tin tưởng đây chỉ giai đoạn tương lai, sẽ xảy ra tại vùng Thất Sơn. Bốn câu này tương đương với 2 câu ở bài lục bát dưới “Kiền khôn phú tái vô lương, Đào viên đỉnh phí quần dương tranh hùng“. ‘Hồ binh’ thường mang ý nghĩa xấu, mà người tàu dùng để chỉ quân ngoại xâm người Hồ ở phía Bằc, Tây Bắc TQ. Trong trường hợp này, chữ lại dùng để chỉ quân TQ, Tây dương và các nước tham dự trận Thất Sơn.

Có thể thấy đoạn 15 câu từ đầu (không kể bài thất ngôn bát cú Thế Sự chữ Nôm), những thông báo về thời gian và sự kiện xảy ra liên tục: Thìn Tỵ (long vĩ xà đầu), Ngọ Mùi (mã đề dương cước), Thân Dậu (thân dậu niên lai), Tuất Hợi (tuất hợi phục sinh): chiến tranh, chết chóc, dấu hiệu thái bình và phục sinh. Đây là giai đoạn mà Đức Huỳnh Phú Sổ, trong bài Vén Màn Bí Mật, gọi là “Năm năm lục ngoạt cơ hàn thừ” (cuối Thìn và đầu Hợi).

Cửu cửu kiền khôn dĩ định 九九乾坤已定

Chín chín càn khôn đã định


Cửu: là số 9 trong hệ thống thập phân, là số cuối cùng để chuyển qua một dãy số mới bắt đầu từ 0, để chỉ sự chấm dứt của một sự kiện lớn lao gì đó. Câu có 2 chữ cửu, tức có 2 sự kiện trọng đại sẽ xảy ra trên đất nước Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam, có lẽ khi chúng ta mất đi chủ quyền.

(1) Chữ thứ nhất chỉ cuộc chiến thắng Pháp ở Điện Biên Phủ năm Giáp Ngọ 1954 giành lại độc lập, chấm dứt sự đô hộ gần trăm năm của thực dân, rồi sau đó là chiến tranh với Mỹ để thống nhất đất nước 1975.

(2) Chữ thứ hai dành cho giai đoạn tương lai.

Thanh minh thời tiết hoa tàn 清明時節花殘

Thanh minh thời tiết hoa tàn


Thanh minh: trong sáng, không còn u tối. Thời: lúc. Thanh minh thời: về thời gian để chỉ tháng 3 âm lịch. Tiết 洩: tiết chế, kềm hãm. Hoa: tinh hoa, văn minh. Tàn: tàn lụi, thua cuộc.

(1) Đế quốc Pháp được đánh giá là một đất nước văn minh, có lực lượng quân sự thành công nhất trong lịch sử từ 1495 (nguồn 1, và 2).  Và Mỹ sau Thế Chiến Thứ 2 là nước hùng mạnh nhất gần như về mọi phương diện.  Việt Nam đã thắng hai đế quốc này một cách oanh liệt (đều diễn ra ở tháng 3 âm lịch), và rõ ràng sau đó những nước này bắt đầu đi xuống, không còn hùng mạnh như xưa.  Sau 1975, Việt Nam thật sự được độc lập, thống nhất, bắt đầu cho giai đoạn không còn chiến tranh ít nhất là gần 5 thập kỷ qua.

(2) Đây là giai đoạn gọi là thời Thượng Nguyên Thánh Đức, tinh hoa nhân loại của thời hiện tại sẽ bị tàn lụi, để thay thế bằng một nền văn minh chú trọng về đạo đức.

Trực đáo dương đầu mã vĩ 直到羊頭馬尾

Thẳng đến đầu dê đuôi ngựa


Trực đáo: thẳng đến, đến liền

(1) Dương 羊: dê, đồng âm với dương 洋: biển, để chỉ các nước phương Tây.  Đầu: thủ lĩnh, trùm. Dương đầu: thủ lĩnh của thế giới phương Tây để chỉ Mỹ.  : ngựa, và : đuôi, hàm ý sau năm Giáp Ngọ 1954, tức sau khi Pháp thất trận Điện Biên Phủ, Mỹ liền thay Pháp nhảy vào tiếp tục cuộc chiến tranh.

(2) Có thể đỉnh điểm thời gian quân giặc xâm lấn VN vào cuối năm Ngọ, đầu Mùi, hoặc là đỉnh điểm của chết chóc (như ‘Mã đề dương cước anh hùng tận‘). Các nước đang có chiến thuyền ngoài biển (dương: 洋) đến trước (đầu), các nước gần biên giới VN đem xe tăng, bộ binh () đến sau ().  Ngoài ra, ‘mã dương’, tức ngựa dê, cùng loài, ám chỉ ‘quần dương’ như trong ‘Đào viên đỉnh phí quần dương tranh hùng‘ ở phần cuối.

Hồ binh bát vạn nhập trường an 胡兵八萬入長安

Binh Hồ tám vạn vào kinh


Trường An từng là kinh đô của nhiều triều đại TQ. Hồ: là người phương Bắc của TQ, luôn gây khó khăn cho các triều đại. Sấm mượn chữ để chỉ (1) thủ đô miền Nam, hay rộng ra là miền Nam trước 1975, và (2) kinh đô Việt Nam tương lai thuộc địa phận Thất Sơn-Cửu Long.

(1) Để chỉ 8 nước tham gia cuộc Chiến Tranh Việt Nam gồm: Mỹ, Campuchia, Lào, Thái, Phillippines, Hàn quốc, Úc và Tân Tây Lan

(2) Binh 18 nước vào Thất Sơn. Trường An từng là kinh đô của TQ qua 13 triều đại, còn có tên gọi khác là Nam Kinh, tức kinh đô phía Nam, và Kim Lăng 金陵, nghĩa là mộ vàng. Nhà Tần 秦 gọi mả vua là sơn 山, nhà Hán 漢 gọi là lăng 陵. Đây ám chỉ vùng núi non Thất Sơn (xem phụ chú 7).

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

Bảo Giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Lê dân đào bão noãn
Tứ hải lạc âu ca

Bảo giang thiên tử xuất 寳江天子出

Sông quí vua xuất hiện


– Xem bài “Định Vị Bảo Giang“.

Bất chiến tự nhiên thành 不戰自然成

Không đánh cũng tự thành

Lê dân đào bão noãn 犁民醄飽煖

Dân đen vui no ấm

Tứ hải lạc âu ca 四海樂謳歌

Bốn biển vui hát ngâm

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

Dục thức thánh nhân hương
Quá kiều cư Bắc phương
Danh vi Nguyễn gia tử
Kim tịch sinh ngưu lang

Dục thức thánh nhân hương 欲識聖人鄕

Muốn biết quê thánh nhân


– Quê quán hàm nghĩa gốc tích.

Quá kiều cư Bắc phương 過橋居北方

Qua cầu về phương Bắc


– Nhiều người cho rằng Bắc phương là miền Bắc VN, không hiểu có phải vì tính địa phương hay là một lý do nào đó, do vậy không thể giải nghĩa chữ Bảo giang rốt ráo. Phương nghĩa là hướng, Bắc phương là hướng bắc một nơi nào đó. Qua cầu ở hướng bắc, như vậy cây cầu phải duy nhất và có ý nghĩa lịch sử. Nổi tiếng là cầu Hiền Lương và Tràng Tiền. Tuy nhiên với hai cầu này thì khó định được hương quán của thánh nhân.

Theo thiển ý, Trạng cố ý lắc léo trong câu này.  Qua cầu tức là qua sông.  Qua sông phải đi từ hướng Nam tới Bắc chớ không phải hướng khác.  Như vậy sông phải chảy theo hướng Tây-Đông  hay Đông-Tây hoặc gần như vậy.  Đây chính là Bảo giang, là sông Vàm Nao nối liền hai sông Tiền và Hậu giang.  Xin xem “Định Vị Bảo Giang“.

Danh vi Nguyễn gia tử
名為阮
Tên gọi con nhà Nguyễn
– Theo ý của nguyên đoạn thì ‘danh‘ là đại danh từ chỉ ‘hương‘, do vậy, chữ ‘danh vi’ nghĩa là nơi ấy có tên là … ‘Nguyễn gia‘ là chữ nhấn mạnh của ‘Nguyễn Gia Miêu‘, nơi dựng nghiệp của các chúa Nguyễn, để đối với ‘Nguyễn Tây Sơn’. ‘Gia Miêu‘ 嘉苗, là lúa tốt, cũng đồng nghĩa với ‘hoà hảo’, một hình thức chơi chữ.  ‘Tử‘ là con, hàm ý danh từ ‘Hoà Hảo’ có sau ‘Gia Miêu’. Như vậy, thánh nhân hương là làng Hoà Hảo.

Kim tịch sinh Ngưu lang
生牛郞
Buổi tối vàng sinh chàng Ngưu
Kim tịch: buổi tối vàng, tức hoàng hôn 黄昏.  Hoàng là sắc vàng của kim loại, cũng là họ Hoàng (hay Huỳnh).  Buổi tối ám chỉ thời mạt hạ. Sinh tức xuất hiện. Ngưu lang có lẽ đơn giản là chàng nông dân.  Hành Kim chỉ phương Tây là thế giới của Đức A Di Đà, và một chữ tịch khác 籍 nghĩa là quê quán. Ám chỉ Đức Huỳnh Phú Sổ. (Về thiên tượng, hành Kim chỉ mùa Thu, vào tháng 9 và tháng 10, sao Kim Ngưu có thể nhìn thấy vào buổi tối ở chân trời phía Đông).

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

Thượng đại nhân bất nhân
Thánh ất dĩ vong ân
Bạch hổ kim đai ấn
Thất thập cổ lai xuân

Vai trò của vị thánh nhân?

Thượng đại nhân bất nhân
堙不仁
Thượng đại diệt bất nhân
– Có lẽ là chữ ‘đại‘ 代: thay thế, đại diện. Câu có ý nghĩa: thay mặt đấng hoàng thiên tức cao xanh (thượng) để tiêu diệt (nhân) người bất nhân.

Thánh ất dĩ vong ân 聖乙已忘恩

Thánh ất trừ vong ân


– Vị thánh đó (ất) không chấp nhận, dung túng () bọn vong ân.
– Tự điển: (Danh) Viết có chỗ mất, ngoặc cái dấu 乙 để chữa cũng gọi là ất. Có phải một chữ bị mất trong nguyên bản?

Bạch hổ kim đai ấn 白虎今帶印

Cọp trắng nay đai ấn


– Hổ trắng là hình ảnh của đấng minh quân, đồng thời tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền của vị tướng quân dũng mãnh, can trường (xem Hình Tượng Con Hổ Trong Văn Hóa).

Trong chữ sỉ (褫 ) có chữ hổ (虎), như vậy Bạch hổ tức là Bạch Sỉ, hay Bạch Xỉ (齒, răng), hay Bạch (士) qua luật đồng âm.
Do vậy, câu này nghĩa là Bạch Sĩ thời nay (kim) sẽ là công hầu/vua chúa (đai ấn). Bạch Sĩ tức tên gọi tắt từ hiệu Bạch Am Cư Sĩ của Trạng Trình, sẽ tái sinh thời nay giữ chức quân sư, như đã giải thích trong bài ‘Hố Hò Khoan‘ và ‘Tứ Bửu Linh Tự‘.  Và cũng đồng nghĩa với sự trở lại của Đức Huỳnh Phú Sổ.

Thất thập cổ lai xuân 七十古來春

Bảy mươi xưa đến xuân


– ‘Thất thập‘ có lẽ hàm ý giống như Khương Tử Nha lúc 72 tuổi mới gặp Văn Vương, mới thật sự đem tài năng ra thi thố với đời, giống như cây cỏ gặp mùa xuân. (Xem Khương Tử Nha Và Những Thời Điểm Cùng Cực Trong Cuộc Đời và ‘Tứ Bửu Linh Tự‘). Đây cũng là khoảng thời gian Đức Huỳnh Phú Sổ ẩn dạng từ biến cố 1947.

Bàn thêm về đoạn này: Theo luận giải của bài Sấm Trạng Trình – Thầy Nhân Thập, thì đây là đoạn để chỉ trách nhiệm của ngài.  Đoạn có 4 chữ nhân 人 (bộ nhân 人 trong các chữ 代 đại, 仁 nhân, 今 kim, 來 lai), và chữ thập 十.  Chữ xỉ 齒 cũng có 4 chữ nhân 人.  Những hạng người bất nhânvong ân chắc chắn sẽ không tồn tại sau Hội Long Hoa.

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

Bắc hữu kim thành tráng
Nam tạc ngọc bích thành
Hỏa thôn đa khuyển phệ
Mục giả dục nhân canh

Đoạn này, bản Anh Phương và Trịnh Văn Thanh (xem Sấm Trạng Trình Toàn Tập) chỉ giống 2 câu đầu, gợi ý rằng có thể các đoạn sấm ngũ ngôn được thiết lập chỉ 2 câu. Rõ ràng đoạn có 2 cặp câu đối nhau. Trong “Tận Thế và Hội Long Hoa”, phần Thiên Thơ (link) của tác giả Vương Kim, cho rằng Kim Thành là huyệt ở Thất Sơn, Ngọc Bích là huyệt ở Bà Rịa. Điều này khó thể xảy ra vì Thất Sơn-Bà Rịa chạy theo hướng Tây-Đông. Vả lại, ở Bà Rịa núi Kỳ Vân là huyệt Bích Ngọc, chớ không phải Ngọc Bích.

Người viết nghĩ rằng đây là giai đoạn sau Hiệp định đình chiến Geneva 20/7/1954, nước Việt Nam bị những thế lực Tây phương chia cắt thành 2 miền Bắc Nam.  Cụ thể là giai đoạn 1954 đến 1963. Xem phụ chú 8.

Bắc hữu kim thành tráng
北有金城
Bắc có thành vàng giữ
– Miền Bắc có thành trì xã hội chủ nghĩa bền vững. Vàng là kim loại không bị hen rỉ bởi oxygen. Thành được xây dựng để bao bọc một thành phố lớn, trong trường hợp này ám chỉ toàn miền Bắc.  Phải là chữ ‘tráng‘ 杖: (v) cầm, giữ. Tức là miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, giữ dân chúng ở lại. Đồng nghĩa với câu ‘hắc hắc thiết vi‘ trong bài Giáng Bút của Tuệ Trung Thượng Sĩ.

Nam tạc ngọc bích thành 南鑿玉璧城

Nam đắp tường ngọc theo


– Miền Nam tạo lập một bức tường đẹp đẽ với Sàigòn được mệnh danh là ‘hòn ngọc Viễn Đông’. Ngọc là vật xa hoa, làm dáng, dễ vỡ. Tường dùng để bao bọc chung quanh khu nhà lớn, trong trường hợp này là ám chỉ các thành phố ở miền Nam.  Rõ ràng rất dễ nhận thấy thời VNCH, an ninh chỉ ở phạm vi các thành phố. Nếu bảo rằng ‘kim thành‘ là bức thành trì xã hội chủ nghĩa bao bọc miền Bắc, thì giai đoạn này, ở miền Nam, các hàng rào ấp chiến lược cũng đang được dựng lên, tức là ‘ngọc bích‘.  Chữ ‘thành‘ 城: (v) đắp thành, động từ đối với ‘tráng‘ câu trên. ‘Tạc‘ hàm ý bắt chước (theo khuôn mẫu).

Hỏa thôn đa khuyển phệ 火村多犬吠

Thôn lửa nhiều chó sủa


Thôn: một đơn vị hành chánh nhỏ, làng xóm, hoả: lửa, tức hành hoả trong ngũ hành, chỉ phương Nam. “Hỏa thôn” ám chỉ miền Nam VN. “Khuyển“, như đã giải trong bài “Giai Đoạn Cận Đại VN” chỉ những người TCG VN. Nguyên câu hàm ý miền Nam VN phải sống dưới sự ảnh hưởng, áp lực của TCG tức thời VNCH. (Vì khi đàn chó sủa, mọi người ai cũng phải lắng nghe để định xem chuyện gì đang xảy ra).

Mục giả dục nhân canh 牧者欲人耕

Kẻ chăn cầu người cày


Mục giả: người chăn, chỉ giới linh mục TCG. Dục: muốn, dục: 浴, tắm gội, một hình thức rửa tội của TCG. Đây là giới TCG muốn công giáo hoá nông dân miền Nam.

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

430.
Phú quí hồng trần mộng
Bần cùng bạch phát sinh
Anh hùng vương kiếm kích
Man cổ đổ thái bình (-> Manh)

Có lẽ để chỉ những giai đoạn mà thế giới, con người chúng ta sẽ trải qua từ thời cuối hạ nguyên, cho tới chu kỳ của thượng nguyên tới.

Phú quí hồng trần mộng 富貴紅塵夢

Giàu sang bụi hồng mộng  


Hồng trần: bụi hồng, thế tục, cõi đời, nơi phồn hoa náo nhiệt.
Giai đoạn hiện tại của chúng ta đang sống, giàu mạnh về của cải vật chất.

Bần cùng bạch phát sinh 貧窮白髮生

Nghèo hèn tóc trắng sinh


Bạch phát: tóc trắng.
Kế tiếp là giai đoạn nghèo đói, có thể từ thiên tai, địa ách, dịch bệnh, khiến nền kinh tế các nước kiệt quệ.

Anh hùng vương kiếm kích 英雄迋剑戟

Anh hùng đến kiếm kích


Vương: đi tới, đến. Kiếm kích: vũ khí sát thân.
Giai đoạn chiến tranh theo qui luật cá lớn nuốt cá bé, cuối cùng là thế chiến.

Manh cổ đổ thái bình 盲瞽睹太平

Người mù thấy thái bình


Manh cổ: người mù, không bị sắc dục chi phối.
Chỉ những ai sống như người mù tức không bị vật dục chi phối, luôn tu tỉnh, sẽ có cơ hội thấy thái bình thời  Thượng Nguyên Thánh Đức.

Bàn thêm về câu 1 và 2: phú quí tức nhiều, hồng (huyết mẹ) chỉ âm, bần cùng tức ít, bạch (tinh cha) chỉ dương. Đây là giai đoạn âm thịnh dương suy tức thời hạ nguyên này.

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

Nam Việt hửu Ngưu tinh (->hữu)
Quá thất thân thủy sinh
Địa giới vị bạch (-> xỉ)
Thủy trâm nhi bắc kinh (->trầm nhĩ bất)

Đoạn này nói về vùng thánh địa tương lai. Xem phụ chú 9.

Nam Việt hữu Ngưu tinh 南越有牛精

Nam Việt có Ngưu tinh


– Rõ ràng Trạng viết Nam Việt, tức miền Nam nước Việt. Như vậy Ngưu tinh xuất hiện ở miền Nam, chứng minh Bảo giang ở miền Nam chớ không phải ở miền Bắc như nhiều người cố giải. Ngưu tinh là sao chủ mạng của dân Việt tương lai.  Ám chỉ vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Quá thất thân thủy sinh
過七身
Qua 7 mạng nước sinh
– Sông Cửu Long phát nguyên từ Tây Tạng, rặng Hy Mã Lạp Sơn, chảy qua vùng Vân Nam Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Miên và  Việt Nam, mỗi khúc qua một nước gọi là thân (body of water). Như vậy ‘thuỷ sinh‘, tức từ nước sinh ra (thuỷ: 水, nước) để chỉ lượng phù sa bồi đắp (như là cù lao, từ từ nhô lên giữa dòng nước và ngày càng lớn thêm). Qua 7 quốc gia theo Phật giáo và sinh từ nước, để tạo thành vùng địa linh bậc nhất, để sinh nhân kiệt ở Bảo giang. [Chữ 身 thân: (Danh) Lượng từ: số tượng Phật. ◎Như: giáp đạo lưỡng bàng hữu bồ tát ngũ bách thân 夾道兩旁有菩薩五百身 sát theo hai bên đường có năm trăm bức tượng Bồ-tát, hàm nghĩa theo Phật giáo].

Ðịa giới xỉ vị bạch 地界齒未白

Địa giới răng chưa lộ


– Đây là khu vực Bảo giang để chỉ vùng đất, hay đúng hơn là một đại cù lao, bao bọc bởi các sông Tiền Giang, Vàm Nao, Hậu Giang và Kinh Xáng. Nhìn giống như chiếc răng với chân ở Vàm Nao, đầu là Kinh Xáng. Vì bị các dòng nước bao quanh, nên nhìn như chiếc răng chưa mọc (lộ). Xin dùng google map để nhìn vùng sông Vàm Nao. Còn nếu nhìn rộng hơn là toàn miền Tây, với ranh giới mặt Tây Nam giáp Campuchia, Bắc là dòng sông Cửu Long đi theo hướng Tiền giang, và phần còn lại tiếp giáp với biển, với chân răng là mũi Cà Mau.

Thủy trầm nhĩ bất kinh 水沈耳不驚

Nước chìm tai chẳng kinh


– Hàm ý: nước tới lổ tai nhưng không sợ vì quen rồi. Có lẽ là nghĩa này để chỉ quê hương thánh nhân “thuỷ trung“. Đây là hiện tượng mùa nước nổi ở miền Tây, nhất là các tỉnh An Giang, Châu Đốc. Xem phụ chú 10.

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

Ký mã xu dương tẩu
Phù kê thăng đại minh (->khuyển)
Chư thử giai phong khởi  (->Trư)
Thìn mão xuất thái bình

Giai đoạn Việt Nam cận đại từ 1954 tới nay.

Ký mã khu dương tẩu 驥馬驅羊走

Ngựa ký đuổi dê chạy

Phù kê thăng khuyển minh 扶雞升犬鳴

Chó sủa gà phù thăng 

Trư thử giai phong khởi 猪鼠佳風起

Heo chuột gió lành khởi

Thìn Mão xuất thái bình 辰昴出太平

Thìn Mão hiện thái bình

Phần này xin xem “Giai Đoạn Cận Đại VN Trong STT” đã viết

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

Phân phân tùng Bắc khởi
Nhiểu nhiểu xuất Ðông chinh (->Nhiễu nhiễu)
Bảo sơn thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành

Có lẽ là giai đoạn gần trước, cho đến khi Hội Long Hoa xảy ra. Xem phụ chú 11.

Phân phân tùng Bắc khởi 紛紛從北起

Rối loạn theo Bắc khởi


– Khởi từ phương Bắc (VN? TQ?), rối loạn (phân) này theo (tùng) rối loạn (phân) khác

Nhiễu nhiễu xuất Ðông chinh 擾擾出東征

Nhiễu loạn xuất Đông chinh


– Chinh chiến ở biển Đông, nhiễu loạn này làm ra (xuất) nhiễu loạn khác. Đây chính là Thế Chiến Thứ 3 mặt trận Thái Bình Dương

Bảo sơn thiên tử xuất 寳山天子出

Núi quí vua xuất hiện


– Ở trên đã nói ‘Bảo giang thiên tử xuất‘, bây giờ lại nói ‘Bảo sơn thiên tử xuất‘, tạo nhiều nghi vấn:
1. Bảo giang và Bảo sơn phải cùng một nơi. Chính vì lý do này, mà nhiều người tin rằng thiên tử sẽ xuất hiện vùng Thất Sơn/Cửu Long
2. Câu sau có thể hàm ý thiên tử xuất từ phái Bảo sơn, tức Bửu Sơn Kỳ Hương? Nếu nghĩ ‘thiên tử’ không phải là vua, mà là một vị con trời, tức trời sai xuống để làm một sứ mạng nào đó, thì điều này khả dĩ hợp lý.

Bất chiến tự nhiên thành 不戰自然成

Chẳng đánh tự nhiên thành

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

Thủy trung tàng bảo cái
Hứa cập thánh nhân hương
Mộc hạ châm châm khẩu
Danh thế xuất nan lường
Danh vi Nguyễn gia tử
Tinh bản tại Ngưu lang

Quê hương thánh nhân ở đâu?

Thủy trung tàng bảo cái 水中藏寳蓋

Trong nước ẩn lọng quí


– Đây là hình tượng lá sen hay súng vì có cuống giống như thân cây lọng (cái).  Để chỉ vùng nước nổi miền Tây với những cánh đồng mênh mông hoa súng (tiếng Hán thụy liên, tức sen ngủ). Bảo chỉ Phật, tàng tức đang ẩn để chờ thời cứu đời. Xem phụ chú 12.

Hứa cập thánh nhân hương
許及聖人
Hẹn đến quê thánh nhân
– Theo cách giải ở những câu kế, mà nghiệm ý nghĩa câu này.  Hẹn đến quê thánh nhân để làm gì?  Chính là để kế tục sự nghiệp còn dang dở của vị thánh nhân (cập : 及 (Động) Kế tục). Tại địa danh Hòa Hảo, Đức Huỳnh Phú Sổ đã mở đạo Phật Giáo Hoà Hảo năm 1939, và tự nhận là người thừa kế tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương của Đức Phật Thầy Tây An (nguyên gốc làng Tòng Sơn, An Giang). Như vậy thánh nhân chỉ Đức Phật Thầy Tây An.  Nghiên cứu sự liên hệ giữa Đức Phật Thầy Tây An và Đức Huỳnh Phú Sổ, người viết gặp bài này: Tìm hiểu về bài thơ Bát Nhẫn.

Mộc hạ châm châm khẩu 木下針針口

Dưới cây khâu cài miệng


– Rất nhiều người giải theo lối chiết tự câu này. Hãy dùng google search trên mạng sẽ thấy nhiều lời giải khác nhau. Ở đây, do đã định vị Bảo giang, tức sông Vàm Nao, như vậy, câu này có liên hệ đến giáo phái Hoà Hảo hay không?
Mộc hạ: nghĩa là dưới cây, chỉ phần gốc, rễ. Châm châm: chích chich (bằng mũi nhọn). Đây là hành động cấy lúa ngày xưa, và có lẽ vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay, bằng cách dùng cái nọc cấy, hay có thể dùng vài ngón tay, đâm xuống đất bùn cho có lỗ nhỏ (khẩu), rồi nhét phần gốc rễ của lúa non (cũng là nghĩa của chữ ‘miêu‘ trong ‘gia miêu‘, gọi là mạ) xuống, hết cây này tới cây khác. Toàn bộ 4 chữ ‘mộc hạ châm châm‘  cho ta chữ ‘hoà‘ là lúa. Cộng thêm ‘khẩu‘ thành ‘hoà‘ (和).

Bản khác:
Mộc hạ liên đình khẩu: liên (連 nối liền) đình (停 đặt để) tức là liên tục đặt để phần gốc rễ của cây mạ (được chữ hòa tức lúa) vào lỗ nhỏ trên bùn (tức khẩu),   thành hoà (和).

Danh thế xuất nan lường 名世出難量

Danh thế hiện khó lường


– Tên ở thế gian xuất hiện một cách rất khó lường (hàm ý chẳng ai nghĩ tới).  Câu trên chỉ mới cho ta được chữ hoà (和), nhưng chưa khẳng định ở đâu.

Danh vi Nguyễn gia tử 名為阮家子

Tên gọi con nhà Nguyễn


– Như đã bàn ở đoạn ‘Dục thức thánh nhân hương‘, tên đó là Gia Miêu, nghĩa là lúa tốt, Hán dịch ngược lại thành ‘hòa hảo‘ để chỉ vùng Hoà Hảo (和 好).  Một chữ tử khác, , gồm chữ hòa là lúa và tử , dịch nghĩa là hạt giống, hay động từ nghĩa là lấy đất lắp vào gốc lúa cho chắc, cũng dẫn đến Gia Miêu và Hòa Hảo.

Tinh bản tại Ngưu lang 精本在牛郞

Sao mạng tại Ngưu lang
– Vùng này có tinh bản là sao Ngưu, như trong ‘Ngưu tinh tụ Bảo giang‘ (đã dẫn ở đầu bài), là chủ mệnh tinh của dân Việt tương lai.

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

452.
Mại dữ lê viện dưỡng
Khởi nguyệt bộ đại giang
Hoặc kiều tam lộng ngạn
Hoặc ngụ kim lăng cương

Hành trạng của 4 vị phật. Xin xem Sấm Trạng Trình – Thầy Nhân Thập.

Mại dữ lê viên dưỡng 賣與棃園養

Bán cho vườn lê nuôi

Khởi nguyệt bộ đại giang
起月大江
Trăng lên bước sông lớn

Hoặc kiều tam lộng ngạn
三弄岸
Hoặc đậu bờ tam lộng

Hoặc ngụ kim lăng cương
金陵岡
Hoặc ở biên non vàng

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

Thiên dữ thần thực thụy
Thụy trình ngũ sắc quang
Kim kê khai lựu điệp
Hoàng cái xuất quí phương

Giai đoạn thiên tử xuất hiện

Thiên dữ thần thực thụy 天與神殖瑞

Trời cùng thần dựng điềm

Thụy trình ngũ sắc quang 瑞呈五色光

Điềm bày 5 sắc sáng


– Theo quan niệm đông phương, khi các vị tiên phật giáng thế thì có mây ngũ sắc xuất hiện.  Cũng có thể đây để chỉ các đền đài vàng ngọc lộ ra khi núi Cấm nổ (thụy còn nghĩa là ngọc).

Kim kê khai lựu diệp
金雞開橊葉
Gà vàng mở lựu điệp
– Chắc chắn liên hệ tới năm Dậu. Kim là vàng, màu vàng thuộc hành thổ, can Mậu Kỷ. Có lẽ là Kỷ Dậu 2029. Các trang mạng viết ‘lựu điệp’ có lẽ hợp lý hơn. Lựu 餾: (v) luyện lọc, điệp 牒: công văn. Đây là Hội Long Hoa, Phật xuất hiện, gạn lọc con người, như bảng Phong Thần thuở xưa.

Hoàng cái xuất quí phương 黄蓋出癸方

Lọng vua ở quí phương


– ‘Quí‘ cũng đồng nghĩa với ‘bảo‘ 寶, và ‘phương‘ 芳: hương thơm của cỏ hoa, đồng nghĩa với ‘hương‘ 香, chữ đầu và cuối trong ‘Bửu Sơn Kỳ Hương‘.

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

Nhân nghĩa thùy vi địch.
Ðạo đức thùy dữ đương (->thục)
Tộ truyền nhị thập ngũ
Vận khải ngũ viên trường

Vị thánh vương là chân mệnh thiên tử. Chú ý đoạn này có các cặp câu đối từ và ngữ nghĩa.

Nhân nghĩa thùy vi địch 仁義誰為敵

Nhân nghĩa khó ai địch

Ðạo đức thục dữ đương 道德孰與當

Đạo đức chẳng ai đương

Tộ truyền nhị thập ngũ 祚傳二十五

Ngôi truyền 25 đời

Vận khải ngũ diên trường 運啓五延長

Vận mở 5 vạn năm


– Vì thời Thượng Nguyên Thánh Đức con người sống rất thọ. (Họ Hồng Bàng với 18 đời Hùng Vương, 4000 năm). Đồng nghĩa với: Lục thất dư ngũ vạn xuân (Triều đại Lục Thất kéo dài trên 5 vạn năm).

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

Vận đáo dương hầu ách
Chấn đoài cương bất trường
Quần gian đạo danh tự
Bách tính khổ tai ương

Đây là chuyện tương lai, chỉ bàn chớ không nắm vững. Chưa chắc mọi người còn sống đến giai đoạn này để kiểm chứng.

Vận đáo dương hầu ách 運到羊猴厄

Vận đến dê khỉ ách


– Có thể là “Qua năm dê [Mùi] tới lúc mùa hè (tháng Thân 7), Trong bá tánh biết ai hữu chí” (Đức Huỳnh Phú Sổ)? (link).  Trong ‘Dự Ngôn Của Lưu Bá Ôn Trên Bia Đá‘ có câu: ‘Cho dù là La Hán làm bằng đồng bằng sắt, khó qua ngày mười ba tháng Bảy‘. Tháng 7 là tháng Thân, chắc chỉ giai đoạn này. Đến tượng La Hán làm bằng đồng mà cũng không chịu nổi, có lẽ bị nạn lửa trời, hoặc bom hạch nhân.

Chấn đoài cương bất trường 震兌綱不長

Đông Tây cứng không trường


Đông: CS, đỏ (hồng), âm, ma. Tây: TB, trắng (bạch), dương, quỷ. Hai thế lực dùng sức mạnh (cương) không trường thọ. Đồng nghĩa với ‘Đông Tây vô sự‘ ở câu chót.

Quần gian đạo danh tự 群奸盜名字

Bầy gian trộm danh tự


– Có lẽ nhiều người trộm xưng danh hiệu phật tiên để lừa người

Bách tính khổ tai ương 百姓苦災殃

Trăm họ khổ tai ương


– Người dân sẽ chịu đủ mọi thứ tai trời ách đất. Âu cũng là do con người tạo nghiệp làm ra.

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

Can qua tranh đấu khởi
Phạm địch thán hung hoang.
Ma vương sát đại quỉ
Hoàng thiên tru ma vương

Chiến Tranh Thế Giới 3

Can qua tranh đấu khởi 干戈争鬥起

Chiến tranh thế giới khời

Phạm địch thán hung hoang 犯敵嘆兇荒

Phạm địch thán hung hoang


– Kẻ thù (địch) xâm phạm (phạm) bờ cõi làm trăm họ ta thán (thán), bất an (hung), khắp nơi tan hoang (hoang)

Ma vương sát đại quỉ 魔王殺大鬼

Vua ma giết quỉ lớn


– Theo câu này thì thế lực CS (ma) sẽ thắng TB (quỷ). Xem phụ chú 13.

Hoàng thiên tru ma vương 皇天誅魔王

Trời cao diệt vua ma


– Cuối cùng trời cũng diệt bọn ma vương.

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

Kiền khôn phú tái vô lường
Ðào viên đỉnh phí quần dương tranh hùng
Cơ nhị ngũ thư hùng vị quyết
Ðảo Hoành Sơn tam liệt ngũ phân
Ta hồ vô phụ vô quân
Ðào viên tán lạc ngô dân thủ hành.
Ðoài phương phúc địa giáng linh
Cửu trùng thụy ứng long thành ngũ vân.
Phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ nhược hải mưu thần như lâm.
Trần công nãi thị phúc tâm
Giang hồ xử sĩ Đào Tiềm xuất du
Tướng thần hệ xuất Y Chu
Thứ ky phục kiến Ðường Ngu thi thành
Hiệu xưng thiên hạ thái bình
Ðông Tây vô sự Nam thành quốc gia.

Trận chiến ở Thất Sơn, thánh vương cùng bầy tôi xuất hiện và kết quả

Kiền khôn phú tái vô lường 乾坤覆載無量

Đất trời che chở không bao dung


–  Trong Bát quái, quẻ Kiền (hay càn) chỉ trời, quẻ Khôn chỉ đất. Hàm ý thiên phú: trời che, địa tái: đất chở, nhưng hình như không còn sức chứa nữa, tức mất thăng bằng, phải có cuộc thay đổi.

Ðào viên đỉnh phí quần dương tranh hùng
桃園鼎沸群羊争雄
Vườn đào lộ vạc bầy dê tranh giành
Đào viên: vườn đào, là nơi quần tiên tụ hội theo tích Tây Vương Mẫu mở hội Bàn Đào. Ý chỉ vùng núi Thất Sơn. Có câu “sơn bất tại cao, hữu tiên tất danh; thuỷ bất tại thâm, hữu long tất linh” (thơ Lậu Thất Minh của Lưu Vũ Tích), hay “Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi” (nguồn) rất thích hợp để chỉ vùng Thất Sơn và Cửu Long.

Núi ở Thất Sơn (đào viên) nổ, vạc (đỉnh) là vật truyền đời nắm giữ uy quyền của nước bá chủ (như ‘cửu đỉnh‘ của TQ từ thời Hạ Vũ) lộ ra (phí), các nước (quần dương) tranh giành (tranh hùng). Quần dương hàm ý đa số là các nước Tây phương.  Bản Anh Phương dùng ‘phát‘ 發: (Động) hiện ra, lộ ra chớ không phải ‘phí‘, có lẽ đúng hơn.  Người viết nghĩ chữ đỉnh 頂, tức đỉnh đầu, chỗ cao nhất để chỉ đỉnh núi thì hợp lý hơn.

Cơ nhị ngũ thư hùng vị quyết
機二五雌雄決->位
Cơ nhị ngũ thư hùng định ngôi vị
– Người viết nghĩ 位: vị: ngôi, cấp bậc, chức vị; 決: quyết: cạnh tranh thắng bại, tức hai phe quyết tranh đấu để định ai hơn ai. Cơ nhị ngũ có thể xảy ra 2 giai đoạn: 1) Chấn (CS, hồng, âm, ma) với đoài (TB, bạch, dương, quỷ) như trong ‘chấn đoài cương bất trường‘, và 2) Hoàng thiên với ma (nhóm chiến thắng ở trên) như trong ‘hoàng thiên tru ma vương‘.

Đảo Hoành sơn tam liệt ngũ phân
橫山三裂五分
Đảo Hoành sơn xẻ 3 phân 5
– Chữ ‘Hoành sơn‘ ý chỉ toàn miền Nam Việt Nam từ sự tích của câu ‘hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân‘ của Nguyễn Bỉnh Khiêm bày kế cho Nguyễn Hoàng.  Có lẽ chữ ‘đảo’ , nghĩa là sụp đổ, phá sản.

Ta hồ vô phụ vô quân 嗟乎!無父無君

Than ôi! Không cha không vua


– Ta ở vào tình trạng không còn người đứng đầu.

Ðào viên tán lạc ngô dân thủ thành
桃園散落吾民守
Vườn đào tán lạc dân ta giữ thành
– Vùng Thất Sơn sẽ bị 18 nước hùng mạnh xâm chiếm, dân chúng sẽ lâm vào cảnh không còn thủ lĩnh, phải tự lo bảo vệ sinh mạng và nơi mình đang sống. Người viết nghĩ 誠: thành: lòng chân thật, tức dân chúng giai đoạn này chỉ còn biết tin tưởng vào đấng thiêng liêng.

Ðoài phương phúc địa giáng linh 兌方福地降靈

Hướng Tây đất phúc giáng linh


– Hướng Tây là hướng của Phật A Di Đà. Ý chỉ vị phật sẽ giáng linh ở đất phúc, tức vùng Bảo giang. Hướng này cũng còn gọi là hướng Dậu, ám chỉ phật sẽ xuất hiện năm Dậu.

Cửu trùng thụy ứng long thành ngũ vân 九重瑞應龍成五雲

Điềm trời ứng thành rồng 5 sắc mây


– Câu có chữ cửungũ, chỉ bậc chí tôn.  Long thành có lẽ là Núi Cấm.  Mây ngũ sắc hiện trước ở long thành, đón chào vị minh chúa.  Câu trên có bản viết ‘Đà giang phúc địa giáng linh‘, đà tức phật đà 佛佗, và đà giang tức Bảo giang, để chỉ sông Vàm Nao nối liền hai nhánh sông Tiền và Hậu giang Cửu Long (xem Định Vị Bảo Giang).  Câu này có địa danh Cửu Long.

Phá điền thiên tử giáng trần 破田天子降塵

Phá ruộng vua xuống trần


– Nhiều người giải ‘phá điền‘ bằng cách chiết tự chữ ‘điền‘ để tìm vị thánh nhân. Nhưng người viết nghĩ rằng, ‘phá điền thiên tử‘, hàm nghĩa vị thiên tử phá điền, tức phá ruộng, tức cày ruộng, là công việc của con trâu, ám chỉ Ngưu tinh. Giáng trần hàm ý từ trên trời giáng xuống, khi thời cơ đến, chớ không phải đã xuất hiện ở nhân gian.  Câu trên chỉ phật, câu này chỉ vua, chính là vị phật vương tương lai. Sau khi thánh vương xuất hiện, không thấy nói tới chiến tranh, rõ ràng ‘Bất chiến tự nhiên thành‘.

Dũng sĩ nhược hải mưu thần như lâm 勇士若海謀臣如林

Dũng sĩ nhiều như nước ở biển, mưu thần nhiều như cây trong rừng

Trần công nãi thị phúc tâm 塵公乃是腹心

Vị mang chức công thời xưa ấy là người tâm phúc


Trần 塵: nghĩa là bụi, dấu vết, tung tích, chớ không phải họ Trần 陳 như nhiều người giải thích. Vị tâm phúc (phúc tâm) giúp vua chính là (nãi thị) người đã từng có dấu vết (trần 塵) là một vị quan mang chức công (công) trong quá khứ, tức Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm tái sinh với vai trò quân sư.  Đây là vị thánh nhân.

Giang hồ xử sĩ Đào Tiềm xuất du 江湖處士陶潛出遊

Sông hồ ẩn sĩ Đào Tiềm xuất du


– Đào Tiềm: ẩn sĩ phiêu diêu ngoại vật. Giai đoạn này những ẩn sĩ thanh cao mới xuất hiện giúp đời.

Tướng thần hệ xuất Y Chu 相臣系出[伊周

Hệ tướng thần xuất Y Chu


– Y Doãn (Y) thời Thương, Chu Công (Chu) thời Châu bên tàu thuở xưa, là những bậc tài giỏi giúp vua dựng nước.

Thứ ky phục kiến Đường Ngu thi thành 庶機復見唐虞施成

Nhiều kế sách phục lại thành thời Đường Ngu


– Đường Nghiêu (Đường), Ngu Thuấn (Ngu) là 2 vị vua thượng cổ của TQ, 2 triều đại thái bình an lạc.  Còn nhớ Hồ Quý Ly sau khi chiếm ngôi nhà Trần, đặt tên nước là Đại Ngu, hàm ý họ Hồ là con cháu vua Thuấn.

Hiệu xưng thiên hạ thái bình 號 稱天下太平

Xưng hiệu thiên hạ thái bình


– Hàm ý sau khi xưng hiệu nước “Đại Nam Quốc”, thì thiên hạ thái bình.

Ðông Tây vô sự Nam thành quốc gia 東西無事南城國家

Đông Tây không tích sự, Nam thành quốc gia


Đông: CS, đỏ (hồng), âm, ma. Tây: TB, trắng (bạch), dương, quỷ.  Đông Tây rốt cuộc chẳng làm nên trò trống gì, trong khi Nam, tức VN, sẽ trở thành quốc gia gọi là Đại Nam Quốc! Thiên hạ thái bình!

(Trở về tiểu mục lục phân đoạn)

KẾT LUẬN

Qua những kiến giải trên, người viết có thể kết luận như sau: 1. Những tài liệu của các giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Hoà Hảo, Hồng Tâm, chính là chìa khoá để giải bài sấm này. 2. Thánh nhân hương, tức quê quán thánh nhân, là làng Hoà Hảo, thánh địa của đạo Phật Giáo Hoà Hảo. 3. Thiên tử tức Ngưu tinh, và thánh nhân là Trạng Trình tái sanh, tức Đức Huỳnh Phú Sổ (sẽ trở lại trong tương lai như ngài hứa).

4. Bảo Giang là sông Vàm Nao (xem Định Vị Bảo Giang). Nơi đây thiên tử và vị thánh nhân sẽ đồng xuất hiện.

PHỤ CHÚ

1.
Theo tổng kết của Nguyễn Thiên Thụ trong Sấm Trạng Trình Toàn Tập, có rất nhiều phiên bản sấm khác nhau.  Vì sao?  Người viết nghĩ rằng mỗi phiên bản là một kiến giải của một người nào đó, dựa vào một bản sấm nguyên thủy nào đó, qua hình thức thơ ca để tạo vẻ huyền bí.  Họ cắt xén, thêm bớt, hoặc di chuyển thứ tự các đoạn sấm.  Những câu thuần Hán Việt mà có lẽ khó hiểu thời của họ, vẫn còn sót lại, nên chúng ta vẫn còn gặp rải rác ở vài phiên bản sấm, nhưng lại không thống nhất với nhau.

2.
Người viết sống ở Mỹ, có tham gia một vài diễn đàn ‘bàn sấm’. Qua một thời gian, thấy rằng mỗi khi nói ‘xấu’ (tức sự thật) về VNCH, mặc dù người viết là dân miền Tây, đã từng sống dưới 2 chế độ VNCH, liền bị chụp mũ này mũ nọ. Cảm thấy không thích hợp với môi trường đầy sân hận, và biết không đi tới đâu, nên người viết tự ý rút lui, về nhà tự mình nghiên cứu, hy vọng giải đáp được những ẩn ý người xưa để lại.

Ở hải ngoại, là di sản của VNCH, nên hiện tượng ‘đa khuyển phệ’ (xin xem lời giải thích của ‘hoả thôn đa khuyển phệ‘ ở trên) vẫn tiếp diễn, mạnh nhất là giai đoạn 1975-80s. Những năm gần đây có vài phong trào làm sống lại bóng ma VNCH, Ngô Đình Diệm, thành lập những ‘chính phủ lưu vong’, .., của những người vẫn còn mơ tưởng về hào quang quá khứ, dù kết quả chẳng đi đến đâu. Những câu sấm lục bát của Trạng Trình, và bài cơ bút của công chúa Liễu Hạnh, đã nói lên được điều này:

Nực cười những kẻ bàng quan,
Cờ tàn lại muốn toan dường chống xe
Lại còn áo mũ sum soe,
Còn ra xe ngựa màu mè khoe khoang hay

Thôi thôi mặc lũ trò hề


Gió mây ta lại đi về gió mây

Xin xem những bài viết liên quan:
– Một Cách Nhìn Khác Về Bài Giáng Bút Kim Ô Của Tuệ Trung Bồ Tát Năm 1944
– Thử Giải Thích Một Bài Thơ Đáng Chú Ý Về Vận Mệnh Đất Nước
– Giai Đoạn Cận Đại VN Trong Sấm Trạng Trình

3.
Để đi tìm vị trí sông Bảo giang, và tung tích vị thánh nhân, người viết tốn rất nhiều thời giờ nghiên cứu những bài thi văn, cơ bút của các vị đắc đạo tiên phật từ Nam chí Bắc, vì nghĩ rằng, qua đó sẽ thấy được những lời tiên tri xa gần. Khi tìm được Bảo giang ở đâu, sẽ biết vị thánh nhân là ai. Người viết rất tin tưởng về thuyết ‘địa linh sinh nhân kiệt’, nên dùng đó để định vị trí sông Bảo giang, và cuối cùng vài năm trước, đã kiến giải được đây chính là sông Vàm Nao, qua những lời tiên tri của Đức Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ đạo Phật Giáo Hoà Hảo, và bài thơ thần của bà Trúc Lâm Nương, giáo chủ tiên phái Hồng Tâm. Trước khi post bài Định Vị Bảo Giang lên trang phatgiaohoahaohaingoai.com, người viết đã rất đắn đo, vì sợ tiết lộ thiên cơ, vốn không phải cho quảng đại quần chúng biết, nhưng cảm nhận rằng thời cơ gần tới, có lẽ thánh thần cũng muốn càng nhiều người biết càng tốt để họ có thể tu tĩnh phần nào, nên đã thành tâm xin phép qua quẻ bói dịch.

4.
Trong bài “Khúc Hát Giữa Mùa Thu“, Bà Trúc Lâm Nương có viết:

Siêu nhiên mùa hoa nở
Muôn hướng đón Thánh Nhân!
Xuân về đưa nhân loại
Gặp gỡ đức Chân Nhân!
Thánh Nhân và Chân Nhân
Ẩn bóng tự thuở nào?…
Lạnh lùng nước trôi chảy
Bàng bạc mây bay cao;
Tìm đâu thấy bóng người!

Rõ ràng thánh nhân xuất hiện trước, thu xếp mọi công chuyện, rồi dẫn dắt nhân loại gặp gỡ đức chân nhân, một vị chuyển luân thánh vương.  Điều này rất dễ thấy trong truyện Phong Thần Diễn Nghĩa (xem Thử Giải Bài ‘Tứ Bửu Linh Tự’) vai trò quan trọng của Khương Tử Nha, phải cáng đáng mọi công chuyện để giúp nhà Châu dựng nghiệp, và cuối cùng Võ Vương mới xuất hiện.

Tuy nhiên, theo định nghĩa, thánh 聖: (Tính) Sáng suốt, đức hạnh cao, thông đạt. ◎Như: thánh nhân 聖人, thần thánh 神聖, và trong các bản sấm lục bát cùng ngũ ngôn, có rất nhiều danh tự để chỉ người như thánh nhân, thiên tử, thánh quân, Ngưu tinh, đại nhân, song thiên, chân nhân, thầy tăng, thầy nhân thập, .. rất khó hiểu.  Tất cả danh tự trên ai cũng có thể là thánh nhân cả. Có lẽ người viết sẽ tìm hiểu thêm và viết một bài khác trong tương lai về đề tài này.

5.
Bàn thêm về ‘nhị ngũ‘:

Trong Sấm Trạng Trình, từ ‘nhị ngũ’ và ‘lục thất’ rất khó hiểu. Người viết có tìm được một số định nghĩa như sau:

5.1. Cao Đài Dịch Lý: Bởi Bát-quái Tiên-thiên do Đức Phục-Hi sáng lập ra, nói rằng vua Phục-Hi trị thủy trên sông Mạnh-Hà mới thấy trên lưng của Long-Mã có xuất hiện nhiều điểm, dưới dạng chữ thập, nhờ tài trí thông-minh quán thế, ông mới toán ra bằng số, tổng cộng là 55 điểm, như trên có nói đến. Có nghĩa là trong 10 con số này đã có âm dương, chẵn lẻ của nó. Nếu cộng cả hai tổng-số của âm-dương-số lại sẽ được là: Tổng-số dương là: 1+3+5+7+9 = 25 Tổng-số âm là: 2+4+6+8+10 = 30 Cộng hai tổng-số lại: 25+30 = 55. Tổng-số là 55. Hai con số 5 đi liền nhau Dịch nói là nhị ngũ, tức là hai con số (5) ngũ. Ngũ đây là Ngũ-hành, nên mới phân ngũ-hành dương và ngũ-hành âm; đấy là lý-do tại sao không đọc là 55 mà nói là cơ nhị ngũ. Bởi Dịch là biến, có biến mới có hóa, sự biến-hóa từ xưa đến giờ là vô cùng tận; nếu không như vậy thì địa-cầu này sẽ bị tiêu-diệt mà thôi. Thật vậy, đó là nguyên-lý: Bát-quái biến hóa vô-cùng, phân định Ngũ-hành, càn-khôn muôn vật. Thái-cực sanh LƯỠNG NGHI và cứ thế tiếp-tục biến-hóa ra mãi.

Ấy cũng gọi là số của Hà-đồ, hay còn gọi là cơ nhị ngũ, tức là Khí-Hư-Vô phát-khởi, là trung-tâm điểm của vũ-trụ.

5.2. Ý Nghĩa Các Hào
Hào chẵn là âm, lẻ là dương

Những sự trùng hợp về ‘nhị ngũ’ âm dương:

5.2.1. Trong Kinh Thánh, Revelation 12:2
The woman and the dragon:
And a great sign appeared in heaven: a woman clothed in the sun, with the moon under her feet and a crown of twelve stars on her head. She was pregnant and crying out in the pain and agony of giving birth. 3 Then another sign appeared in heaven: a huge red dragon with seven heads, ten horns, and seven royal crowns on his heads.
Một con rồng đỏ khổng lồ với 7 đầu, 10 sừng, và 7 vương miện trên những đầu của nó.
Người viết lý giải như sau: 7 đầu, 10 sừng tức 5 đầu rồng đực với 2 sừng mỗi đầu, 2 đầu còn lại không sừng là rồng cái. Vương miện ám chỉ vua chúa, người đứng đầu một nước. Giai đoạn hiện tại có thể đây là G7 gồm Canada, Pháp, Mỹ, Ý, Nhật (thủ lĩnh đàn ông), và Anh, Đức (đàn bà). Sẽ trở lại đề tài này trong một bài viết khác, nếu có dịp.

5.2.2. Núi Thất Sơn:
– Thiên Cẩm Sơn – núi Ông Cấm (thân, center)
– Phụng Hoàng Sơn – núi Cô Tô (south)
– Ngọa Long Sơn – núi Dài Giảng Liên (east????)
Thuỷ Đài Sơn – núi Nước (west, west of núi Tượng)
– Liên Hoa Sơn (Kỳ Hương Sơn) – núi Tượng (west)
– Ngũ Hồ Sơn – núi Dài Năm Giếng (southwest, southeast of núi Tượng)
– Anh Vũ Sơn – núi Ông Két (north)
5 dương: gấm trời, phụng hoàng, long, tượng, két, và 2 âm: nước, năm giếng

5.2.3 Đông-Tây

Dựa vào câu ‘Chấn Đoài cương bất trường‘, có thể hiểu nhị-ngũ để chỉ các nước thuộc nhóm Chấn (Đông, âm, nhị, khối CS) gồm TQ và Nga, nhóm Đoài (Tây, dương, ngũ, khối TB) gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada, Tân Tây Lan, và phương Tây như Pháp, Đức.

6.
Bàn về ‘long vĩ xà đầu‘.

Xà đầu: đầu rắn. Nước Syria có bản đồ giống như chiếc đầu rắn quay về hướng Tây Nam (xem bản đồ), với biên giới tiếp giáp: Bắc – Thổ Nhĩ Kỳ, Đông – Iran, Nam – Jordan, Tây – Israel và Lebanon. Hiện chiến tranh đang xảy ra (10/10/2019). Rắn sống trên đất nên đây là trận địa chiến. Đầu mang ý nghĩa xảy ra trước.
Long vĩ: theo truyền thuyết vịnh Hạ Long là phần đuôi của con rồng. Tức cuộc chiến sau chiến tranh Trung Đông sẽ xảy ra ở biển Đông, mà thủ phạm gây chiến không ai khác hơn là Trung Quốc. Rồng sống dưới nước nên đây là cuộc thủy chiến. Vĩ hàm nghĩa xảy ra sau.

7.

Bàn thêm về đoạn này:
Cửu, tức số 9 là số lớn nhất trong dãy số, được hiểu là sự hoàn thành một chu kỳ.  Rất dễ nhận thấy trong hệ số thập phân, đi từ 0 tăng lên đến 9, chấm dứt để bắt đầu một chu kỳ mới (10, 11, .., 19). Không biết từ lúc nào, chúng ta cộng 2 số cuối của năm dương lịch tống số thành 9, và nghiệm rõ ràng những năm này kết thúc những sự kiện lớn lao, như:

– 1918: kết thúc Chiến Tranh Thế Giới 1 – 1945: kết thúc Chiến Tranh Thế Giới 2 – 1954: VN đánh đuổi thực dân Pháp dành lại độc lập – 1963: chấm dứt chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam

– 1972: mùa hè đỏ lửa, mở màn cho hiệp định Paris, thống nhất đất nước

Như vậy, ‘cửu cửu‘ chính là sự hoàn thành một chu kỳ lớn hơn, tức là sự chấm dứt hạ nguyên. Theo thuyết ‘tam nguyên cửu vận‘, chúng ta đang ở giai đoạn nguyên cuối (hạ) và vận 2, sắp vào vận 3, để rồi sau đó sẽ trở lại giai đoạn nguyên đầu (thượng). Đây là thời kỳ ‘đi ngược’, giống như đang ở mùa đông sắp trở lại xuân, mọi sinh vật khó mà tồn tại với thời tiết khắc nghiệt

Để giải đoạn sấm khó hiểu này, cần liên hệ tới 4 câu trong bài “Hố Hò Khoan” của Đức Huỳnh Phú Sổ:

Thất sơn tiếng nổ
Quy cổ diệt kim
Cửu cửu y nhiên
Tình riêng tham báu

Do vậy, câu ‘Thanh minh thời tiết hoa tàn‘ ứng với câu ‘Quy cổ diệt kim‘ và được phân thành 2 vế: ‘thanh minh thời tiết‘ ứng với ‘quy cổ‘, và ‘hoa tàn‘ ứng với ‘diệt kim‘. Giai đoạn ‘diệt kim‘ giống như cuối mùa đông, nền văn minh hiện tại (tức tinh hoa) sẽ tàn lụi, như đã từng xảy ra trong quá khứ (nền văn minh Atlantis). Khi trái đất trở lại giai đoạn thượng nguyên, sẽ mở ra một khoảng thời gian trong sáng (‘thanh minh‘).

Sấm Trạng Trình không nói rõ ràng về vụ sấm nổ ở Thất Sơn, nhưng cho biết sẽ có một số nước đem quân vào Trường An,  như đã dẫn giải ở trên, ám chỉ vùng Thất Sơn (Trường An, tức Kim Lăng, tức kim sơn, là mộ vàng, là núi vàng) được hiểu là kinh đô của nước Việt sau khi trở lại nguyên thượng. Các nước sẽ tranh giành, chiếm đoạt trong một khoảng thời gian 5, 6 năm, cho đến khi vị thiên tử xuất hiện ở Bảo giang (4 câu đoạn sau) thì mới yên.

Bàn về ‘tam nguyên‘.

7.1. Thiệu Khang Tiết (1011-1077) trong Hoàng Cực Kinh Thế: 12 canh/ngày 30 ngày/tháng 12 tháng/năm 30 năm/thế 12 thế/vận 30 vận/hội 12 hội/nguyên

Như vậy: nguyên = 12^2 x 30^2 = 129600 năm

Luật Lịch Chí trong Hán Thư, nguyên = 4617 năm

7.2. Theo Vũ trụ quan, Nhân sinh quan của đạo Phật Giáo Hòa Hảo:

(trích)
Nhưng về Vũ trụ quan, PGHH hay có thể nói cả giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương đã phân tách tinh tế về quá trình diễn biến của Vũ trụ qua ba thời kỳ mà Môn phái Bửu Sơn Kỳ Hương gọi là Tam nguơn : Thượng Nguơn, Trung nguơn, và Hạ nguơn. Cái chu kỳ Tam nguơn cứ diễn đi diễn lại mãi trong suốt lịch trình diễn biến của kiếp trụ.

Mỗi một Nguơn còn chia ra làm ba thời kỳ nữa. Như Thượng nguơn chia ra làm : Thượng Nguơn Thượng, Thượng nguơn Trung, Thượng nguơn Hạ; đến Hạ nguơn cũng vậy, có Hạ nguơn Thượng, Hạ nguơn Trung, và Hạ nguơn Hạ. Mỗi thời kỳ có mỗi hoàn cảnh và đời sống con người khác nhau.

Ở thời kỳ Thượng nguơn hoàn cảnh cưc kỳ tinh khiết, con người rất mực khinh thanh có đủ huyền năng của con người ở cõi Thiên sa xuống.

Đến thời kỳ Trung nguơn thì hoàn cảnh có phần ô trược và con người cũng mất bản tính huyền linh.

Nhưng xuống đến thời Hạ nguơn thì hoàn cảnh trở nên ác liệt và con người trở nên hung ác để rồi đi đến hoại diệt, trở lại thời kỳ Thượng nguơn. Nghĩa là thời kỳ Thượng xuống đến thời kỳ Hạ nguơn con người càng ngày càng trở nên thối hóa.

Cứ theo Sấm Giảng của Môn phái Bửu Sơn Kỳ Hương thì nhân loại ngày nay đã bước vào Hạ nguơn Hạ, giai đoạn cùng cuối của chu kỳ Tam nguơn.
(hết trích)

8.
Lời giải đoạn này dù hợp lý, tuy nhiên theo trình tự thời gian lại xuất hiện trước giai đoạn “Ký mã xu dương tẩu“, do vậy người viết thử kiến giải lại như sau cho phù hợp lịch sử:

Bắc hữu kim thành tráng
Kim chỉ quặng mỏ kim loại có nhiều ở miền Bắc, vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc. Thành: bức thành tự nhiên tức đồi núi. Tráng trong trường hợp này là 壯 tráng (Tính) mạnh mẽ, cường kiện, hàm ý châm ngôn miền Bắc hay dùng sức mạnh, quân sự để giải quyết vấn đề.

Nam tạc ngọc bích thành
Ngọc chỉ lúa gạo (như bài Hạt ngọc Việt). Tường: thấp và nhỏ hơn thành hàm ý bình nguyên miền Nam tức vùng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa. Tạc hàm ý một quá trình có công sức của con người. Thành trong trường hợp này là 誠 thành (Tính) Thật, không dối, tức lấy tôn chỉ đạo đức, tôn giáo làm phương châm.

Hai câu đầu làm nhớ tới đoạn sấm khác:
Nước Nam thường có thánh tài,
Sơn hà vững đặt ai hay tỏ tường
Kìa nhị thủy, nọ đảo sơn
Bãi ngọc đất nổi, âu vàng trời cho
Bãi ngọc chính để chỉ lúa gạo trên vùng đất phì nhiêu của đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, âu vàng là vùng quặng mỏ miền Bắc. Nhị thủy: 2 dòng nước, ám chỉ nước ngọt và mặn chan chứa, bao phủ khắp đất nước với biết bao con sông, và một vùng biển từ Nam chí Bắc. Đảo sơn: nhiều đảo và núi.

Hỏa thôn đa khuyển phệ
– Đây là giai đoạn Nam Bộ Kháng Chiến 1945-46. Hành Hỏa chỉ phương Nam và thuộc can Bính Đinh. Thôn là một đơn vị địa lý, cũng như bộ. Khuyển là chó, thuộc chi Tuất. Chỉ năm Bính Tuất 1946. Đa khuyển phệ: nhiều chó sủa, thường chỉ xảy ra khi chúng cắn nhau, hay hùa nhau. Chỉ chiến tranh của Việt Minh với Anh, Pháp và Nhật. Giai đoạn này , “nhân sĩ yêu nước theo lời kêu gọi của Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ rời bỏ Sài Gòn và các thành phố khác về nông thôn”, khiến chó sủa nhiều vì có lẽ các hoạt động ban đêm. Hỏa là lửa cũng chỉ chiến tranh, tức giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng”. Bản Anh Phương có câu: “Chó kêu ầm ỉ mùa đông” để chỉ việc này.

Mục giả dục nhân canh
– Giai đoạn sau Nam Bộ Kháng Chiến, VN tiếp tục công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. 牧 Mục: (Động) Tu dưỡng, nuôi dưỡng (Động) Cai trị, thống trị. Giả: người. 欲 Dục (Động) Muốn. 更 Canh: (Động) Sửa đổi, cải biến; (Động) Thay thế.  Toàn câu nghĩa là những nhà lãnh tụ các đảng muốn nhân dân tham gia cách mạng chống Pháp.

9.
Đoạn này thật khó hiểu, và mặc dù đã giải thích, người viết cũng cảm thấy chưa hoàn toàn thuyết phục, nên bỏ công ra nghiên cứu một chút về thiên văn:

Nam Việt hữu Ngưu tinh
– Trích từ Việt Sử Tiêu Án: “Xét theo thiên Vũ Cống, nước Việt ở về phía nam đất Dương Châu. Theo sách Thiên Quan, từ sao Đẩu mười một độ qua sao Khiên Ngưu đến sao Chức Nữ bảy độ là Tinh Kỷ. Kể về sao thì ở về ngôi Sửu, cùng một phận dã tinh truyện với nước Ngô. Cõi nam là Việt môn, có rất nhiều nước như Âu Việt, Mân Việt, Lạc Việt, cho nên gọi là Bách Việt. Bởi vì miền này ở phía nam Dương Châu, nên lại gọi là Nam Việt. Vùng đất từ núi Ngũ Lĩnh xuống phía nam thuộc về Nam Việt. An Nam là miền đất ở phía nam nước Việt nay là quốc hiệu thường gọi”. Như vậy, Nam Việt là vùng thuộc phạm vi thần Tinh Kỷ, thứ Sửu (Ở trên trời có 12 Thần, 12 Thứ, thì ở dưới đất có 12 nước (dã), 12 châu. Xem Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa, Chương 6).  Sao Đẩu, Ngưu, Nữ thuộc nhóm Huyền Vũ của Nhị Thập Bát Tú.

Bảo sơn thiên tử xuất nghĩa là gì

Quá thất thân thủy sinh
– Đây để chỉ vùng Thủy Chân Lạp 真臘. Chân 真 (Tính) Thật, không phải giả, đồng nghĩa với thân 信: (Danh) Sự thành thực, lòng thành thực.  Lạp 臘: (Danh) Người sinh ra, bảy ngày sau gọi là lạp. Quá 過: (Động) Trải qua, sống qua. Quá thất và sinh: Sinh qua 7 ngày, như vậy tức là lạp.  Với chữ thủy ta được Thủy Chân Lạp (tương ứng với khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam và miền nam Campuchia ngày nay).

– Hoặc có thể giải thích: Qua 7 thân mạng sẽ xuất hiện trở lại như ban đầu (thuỷ: 始): 1. Trạng Trinh 2. Đức Phật Thầy Tây An 3. Đức Bổn Sư Ngô Lợi 4. Đức Phật Trùm 5. Sư Vãi Bán Khoai 6. Đức Huỳnh Giáo Chủ

7. Trong bài Tứ Bửu Linh Tự, cho biết “Quân sư Trạng Trình, minh mệnh tái sanh”, hay là sự trở lại của Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Địa giới xỉ vị bạch
– Như đã giải, đây là vùng đất chứa làng Hòa Hảo, như cái cù lao bao bọc bởi các con sông Tiền, Vàm Nao, Hậu và Kinh Xáng, như chiếc răng chưa lộ.

Thủy trầm nhĩ bất kinh
– Để chỉ lá hoa súng giống lỗ tai, nước muốn nhấn chìm nhưng nó không sợ, vì loài này nước càng lên cao thì cuống và lá cũng lớn theo. Cũng chỉ vùng nước nổi miền Tây, chủ yếu là An Giang, Đồng Tháp.

Như vậy, đoạn này có thể được giải thích như sau: Vùng Nam Việt, cụ thể là Thủy Chân Lạp, hay hẹp hơn là địa phận Hòa Hảo, xuất hiện Phật (biểu hiện bởi hoa súng thụy liên).

10.
Thủy trầm nhĩ bất kinh
Lỗ tai (nhĩ) cũng là hình tượng của lá bông súng có một bên bị khuyết. Bông súng có nhiều khắp miền Tây (xem Bông Súng – Đặc Sản Mùa Nước Nổi Miền Tây). Đặc điểm của loài cây này là vươn lên theo con nước. Nước càng dâng cao thì cuống lá và thân càng dài ra. Mùa nước nổi thì khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng, nhưng có lẽ mực nước dâng cao nhiều ở An Giang, Đồng Tháp, nên các nhà thường là nhà sàn. Xem Những ngôi nhà đặc trưng vùng sông nước miền Tây.  Câu sấm có ý nghĩa: Nước (muốn nhấn) chìm những lá bông súng, nhưng nó không sợ, vì nước lên tới đâu, nó lớn tới đó, để chỉ vùng An Giang, Đồng Tháp.

11.
Có thể đây là giai đoạn được diễn tả ở tượng từ 52 đến 54 trong Sấm Ký Trung Quốc – Thôi Bối Đồ.

12.
Thủy trung tàng bảo cái
Nhân đọc bài “Trao đổi thêm về mấy câu sấm ký nói về làng Kim Liên và khe Bò Đái ở Nam Đàn” của tác giả Nguyễn Cảnh Phức đăng trên trang vanhoanghean.com.vn, giải thích từ ‘cái‘ tức lá sen, vì giống như chiếc lọng. Đây là hình tượng khá thuyết phục, do vậy thử liên hệ với lời giải thích của người viết ban đầu xem sao. Nước VN nơi nào cũng có hoa sen thường mọc trong đầm lầy. Ở các tỉnh miền Tây, nhất là An Giang, Đồng Tháp, ngoài hoa sen còn có hoa súng, tiếng Hán là thụy liên 睡莲, hoặc tí ngọ liên 子午链. Người miền Tây gọi là cây bông súng, thân của nó làm được nhiều món ăn ngon. Lá bông súng không vươn lên khỏi mặt nước như lá sen, mà lại nằm sát mặt nước. Hoa súng vua gốc Amazon, Nam Mỹ vừa lớn và tròn nhìn giống cái lọng hơn hết. Sen và súng, cái nào tiếng Hán cũng có chữ liên, có rất nhiều ở VN, nhưng chỉ miền Tây thì hoa súng nhiều vô kể, diễn tả qua chữ thủy trung, trong mùa nước nổi mênh mông. Tức chỉ Phật (chữ bảo) ẩn tàng vùng này.

Tóm lại: chữ ‘cái để chỉ lá hoa súng, mà chẳng phải lá sen vì:
1)  lá sen mọc khỏi mặt nước (tức không còn ‘thủy trung‘), 2) lá sen bung ra, hướng lên chẳng giống cái lọng (hướng xuống), 3) sen ở đâu cũng có chẳng phải đặc thù một vùng như là hoa súng miền Tây,

4) lá súng hình giống lỗ tai (nhĩ) và ‘bất kinh‘ chẳng sợ khi bị nước nhấn chìm (đoạn ‘Thủy trầm nhĩ bất kinh‘),


5) hoa súng nở sáng, chiều khép lại để giải thích sự ẩn tàng và trở lại của 4 vị phật (đoạn ‘Mại dữ lê viên dưỡng‘).

13.
Cũng giống như Sấm Trạng Trình, người Âu Mỹ đua nhau giải sấm Nostradamus, với đoạn sau đây mà người viết không tìm được ở đâu trong nguyên bản Centuries hoặc nguồn wiki Les Propheties:

Nostradamus wrote, “the big war will start in France and all Europe will be attacked, it will be long and terrifying for everyone and then finally there will be peace but only a few will enjoy it – a war will start between the two great world powers and it will last for a period of 27 years.”

Tạm dịch:

Nostradamus viết, “Cuộc chiến tranh lớn (hàm ý Thế Chiến Thứ 3) sẽ bắt đầu ở Pháp và tất cả Âu châu sẽ bị tấn công, cuộc chiến này sẽ dài và sẽ là nỗi kinh hoàng cho mọi người, và rồi cuối cùng hòa bình sẽ lập lại, nhưng chỉ có số ít người được hưởng thụ nó – một cuộc chiến xảy ra giữa hai đại cường và sẽ kéo dài tới 27 năm.”

27 năm có lẽ tính từ lúc châu Âu khủng hoảng (như giai đoạn hiện tại bắt đầu từ Pháp), chớ cuộc Thế Chiến Thứ 3 chắc khoảng 5-7 năm, như Thế Chiến Thứ 1 (1914-1918), Thứ 2 (1939-1945).

A.
Canh Tân tàn phá
Tuất Hợi phục sinh
Nhị ngũ dư bình

Trong Kinh Dịch, nhị là số 2, chẵn, có vị trí âm; ngũ là số 5, lẻ, có vị trí dương. Nhị ngũ để chỉ cuộc thư hùng của 2 thế lực âm dương, hay tà chính. 餘: thừa, hơn, để chỉ hơn một lần thư hùng. Bình 平: yên, thái bình. Nhị ngũ dư bình: để chỉ nhiều cuộc thư hùng giữa 2 thế lực tà chính từ Thế Chiến Thứ 2, và tương lai là cuộc Thế Chiến Thứ 3, rồi sau đó là thái bình .

Trong Thế Chiến Thứ 2, nhị là phe Trục, và ngũ là cánh Đồng Minh. Nhị gồm liên minh Đức Ý ở mặt trận Âu châu, và Nhật ở Á châu; trong khi ngũ gồm Mỹ, Anh, Nga, Pháp và Trung quốc. Canh Tân là các năm Canh Thìn 1940, Tân Tỵ 1941 là những năm khốc liệt của chiến tranh, cho đến năm Ất Dậu 1945 mới dứt, để sau đó các năm Bính Tuất 1946, Đinh Hợi 1947 các nước hồi phục trở lại, thế giới được thái bình.

Thế Chiến Thứ 3 chắc chắn sẽ xảy ra, với 2 khối Cộng Sản (nhị): Nga, Trung Quốc; và Tư Bản (ngũ): Mỹ, Anh, Canada, Úc, Tân Tây Lan và Pháp. Theo câu “Ma vương sát đại quỷ, Hoàng thiên tru ma vương” hàm ý khối CS sẽ thắng, để sau đó sẽ bị trời phật tiêu diệt.

B.
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân Dậu niên lai kiến thái bình

Đoạn này cũng vậy, có thể giải thích cho trận Thế Chiến Thứ 2 và Thế Chiến Thứ 3.

Trong Thế Chiến Thứ 2, Đức đã khởi đầu cuộc chiến năm 1939 ở Âu châu, và sau đó Nhật tham gia ở Á châu, nhập vào khối Trục. ‘‘ là Nazi Đức đi trước (đầu), ‘long‘ là Nhật theo sau () , và mãi tới Ất Dậu (1945) mới thấy thái bình. Đức Quốc Xã dùng chữ vạn 卍 của Phật giáo (chánh 正) sửa nghiêng 45 độ (tà 邪). Một trong những âm của tà 邪 là (shé) trùng âm với xà 蛇 (shé) là rắn. Nhật Bản, một con rồng châu Á, tham dự Thế Chiến Thứ 2 vào 27/9/1940, năm Canh Thìn.
Còn Thế Chiến Thứ 3, theo Đức Huỳnh Phú Sổ trong bài Đệ Tam Thế Chiến, sẽ bắt đầu ở Trung Đông, sau đó tạm dừng rồi mới qua Á Đông, và có lẽ Biển Đông là chiến trường khốc liệt.

C.

Trở lên đầu trang