Bầu 14 tuần là bao nhiêu tháng

  • Tam cá nguyệt thứ 1
  • Tam cá nguyệt thứ 2
  • Tam cá nguyệt thứ 3
Tam cá nguyệt thứ 1Tam cá nguyệt thứ 2Tam cá nguyệt thứ 3
Tuần 01Tuần 02Tuần 03Tuần 04Tuần 05Tuần 06Tuần 07Tuần 08Tuần 09Tuần 10Tuần 11Tuần 12Tuần 13Tuần 14Tuần 15Tuần 16Tuần 17Tuần 18Tuần 19Tuần 20Tuần 21Tuần 22Tuần 23Tuần 24Tuần 25Tuần 26Tuần 27Tuần 28Tuần 29Tuần 30Tuần 31Tuần 32Tuần 33Tuần 34Tuần 35Tuần 36Tuần 37Tuần 38Tuần 39Tuần 40

Mang thai tuần 14Sự Phát triển của thai nhi & Thay đổi cơ thể mẹ

Đây là lúc các bà mẹ tương lai đến bác sĩ khám thai thường xuyên hơn (mỗi tháng 1 lần). Một phần không thể thiếu trong quy định khám thai ở giai đoạn này là xét nghiệm máu. Điều quan trọng là Mẹ cần phải được kiểm tra, xác định về nhóm máu, công thức máu và miễn dịch đối với một số bệnh, cũng như kiểm tra sức khỏe của bé qua mỗi lần gặp bác sĩ để đảm bảo hai mẹ con đều khoẻ mạnh trong suốt thai kỳ.

Phát triển ở bé

Khi được 14 tuần tuổi, bé có chiều dài bằng khoảng nắm tay. Phần lớn sự tăng trưởng và phát triển của bé trong tuần này tập trung vào hệ sinh sản:

  • Ở các bé trai, tuyến tiền liệt hình thành. Ở các bé gái, buồng trứng di chuyển từ vùng bụng vào khung chậu.
  • Tuyến giáp của bé giờ đây bắt đầu hoạt động và sản xuất hoócmôn.
  • Vào tuần thứ 14 của thai kỳ, hàm ếch của bé còn được gọi là vòm miệng đã hình thành hoàn toàn.
  • Bé có thể đã có hoặc sẽ sớm có lông tơ với chức năng tạm thời giữ ấm cho bé cho đến khi lớp mỡ trong bé hình thành.
  • Đầu của bé sẽ phát triển gấp 4 lần so với kích thước hiện tại và tăng 60 lần về thể tích vào lúc được sinh ra.

Thay đổi của mẹ

Khi mang thai được 14 tuần, Mẹ có thể nhận thấy lượng dịch âm đạo (vaginal discharge) tăng lên, hiện tượng này là bình thường, có thể đây là cách cơ thể ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại.
Ham muốn tình dục vào thời điểm này có thể cao hơn hoặc giảm đi. Cả hai trạng thái này đều là bình thường.
Sau 14 tuần mang thai, tình trạng đen sạm da xung quanh hai đầu vú có thể biểu hiện rõ ràng
Giống hầu hết các phụ nữ mang thai, Mẹ cũng có thể nhanh chóng nhận thấy một đường sẫm màu kéo dài từ trung tâm bụng xuống phía dưới.
Vùng da xung quanh lỗ rốn, nách hoặc đùi trong có thể đen sạm, đặc biệt nếu Mẹ có làn da sậm màu. Thông thường tình trạng tăng sắc tố da sẽ mờ đi sau khi sinh.
Mẹ cũng có thể nhận thấy một vùng da hơi đen sạm trên trán, thái dương, má, cằm và mũi (đôi khi gọi là "mặt nạ của thai kỳ"). Thông thường tình trạng này sẽ mờ đi sau khi sinh.

Mẹ cần làm gì

Đây là giai đoạn mà Mẹ đã dần lấy lại được năng lượng và làm những việc cần thiết.
Lúc này, Mẹ nên tìm hiểu và lên kế hoạch rõ ràng hơn về chế độ nghỉ thai sản và những quỹ chi tiêu cho thời gian sắp tới.

Dinh dưỡng

Mẹ hãy ghi chú các lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho tuần thứ 14 của thai kỳ bên dưới nhé:

  • Loại thức ăn nào càng tiện lợi thì càng nhiều khả năng được mẹ chọn ăn đầu tiên.
  • Đảm bảo luôn sẵn có các loại thức ăn ưa thích có lợi cho sức khoẻ.
  • Luôn cố gắng mang theo một số loại thức ăn nhanh có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt khi mẹ đi xa nhà.

Vận động

Luyện tập đều đặn sẽ giúp Mẹ duy trì sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ đó Mẹ ơi!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Các hoạt động tương tác của mẹ và bé trong thai kỳ

Tìm hiểu thêm

Giai đoạn phát triển trí não của thai nhi

Sự phát triển trí não của thai nhi từ trong bụng mẹ là một quá trình vô cùng kì diệu

Tìm hiểu thêm

Khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai

Trong thời gian mang thai, thai phụ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển về thể chất và trí não....

Tìm hiểu thêm

Video liên quan

Chủ đề