Bé 3 tuổi cách ly 1 mình

Trên trang facebook của mình, nhà báo Đào Tuấn chia sẻ: “N.V.M (tên em bé) công dân thôn Tân Trúc, xã Tiên Sơn- trong một khu cách ly ở Việt Yên, Bắc Giang. M. diện F1. Cả bố mẹ, và anh, chị của M. đều là F0 và đang được cách ly điều trị. M. mới chỉ 3 tuổi, nói còn chưa sõi”.  

Bé 3 tuổi cách ly 1 mình
Hình ảnh em bé 3 tuổi nằm một mình ngủ trưa trong khu cách ly khiến nhiều người nghẹn lòng. Ảnh: Chụp màn hình. 

Được biết, em bé có người chú cũng đi cách ly cùng khu. Tuy nhiên, cảnh em bé còn nhỏ tuổi phải xa cha mẹ khiến nhiều facebooker thương cảm. Tài khoản Hải Đường bình luận: “Khóc luôn khi đọc tút này… Thương mà bất lực”.

Tài khoản Yến Hải bình luận: “Thương các con quá. Cầu mong mọi điều tốt lành nhất tới các con. Nhìn thương quặn ruột mà chẳng biết làm sao. Có cách nào gửi được quà hay đồ chơi cho các con không ạ”.

Bé 3 tuổi cách ly 1 mình
Những bình luận của cộng đồng mạng về hình ảnh em bé. Ảnh: Chụp màn hình.

Cùng nhiều bình luận bày tỏ sự xót xa vì sắp 1/6 mà em bé phải đi cách ly và mong muốn hỗ trợ, tài khoản Nguyễn Huyền Trang bình luận: “Tôi đã đọc tin tương tự như thế này mấy hôm nay, cảm thấy thương xót khi ngày 1/6 tới gần và không biết cách nào để hỗ trợ các con”. 

Bé 3 tuổi cách ly 1 mình
Rất nhiều bình luận, chia sẻ động viên em bé. Ảnh: Chụp màn hình. 

Bên cạnh những bình luận bày tỏ sự thương cảm, không ít bình luận thể hiện sự chia sẻ, động viên em bé. Tài khoản Mai Hoàng Hải chia sẻ:  “Em còn mạnh hơn cả COVID. Em mới 3 tuổi nằm một mình không người thân dưới cái nóng gần 40 độ. Đây có lẽ là lịch sử có 102 của em. Nhìn mà thương em quá! Cố lên em nhé rồi con sẽ chiến thắng và về nhà với bố mẹ sớm thôi”.  

Ở khía cạnh khác, một số facebooker có lượng người theo dõi đông cũng đã bày tỏ quan điểm riêng.  

Nhà báo Đào Tuấn đặt vấn đề: “Chúng ta có thể gọi cậu là một “chiến binh”. Ừ thì đấy, M nói chưa sõi nhưng rất ngoan, tự ăn cơm, chơi một mình và không quấy khóc. Nhưng thực tế, để một đứa trẻ 3 tuổi 2 lần xét nghiệm âm tính trong khu cách ly dường như đang có vấn đề”.  

Trang facebook của nhà báo Đào Tuấn cũng có đoạn clip em bé trốn xuống gầm giường trước giờ cơm. Nhà báo viết: “Hãy để ý rằng đang có 4.000 đứa trẻ trong các khu cách ly; Hãy để ý hình ảnh trong clip, M. đang ở dưới gầm giường, gọi không ra. Có lẽ, chúng mình không muốn chứng kiến những “chiến binh nhí” như thế”, nhà báo Đào Tuấn chia sẻ.

Điều mà nhà báo Đào Tuấn mong muốn, cũng là điều được không ít người trao đổi, phân tích, đó là: ..."thí điểm cách ly các F1 tại nhà. Điều đó ít nhất sẽ không gây xáo trộn cuộc sống, ko xảy ra những bất tiện sinh hoạt, và phải nói thật- cả vấn đề tâm lý nữa…nhất là đối với người già, nhất là đối với những đứa trẻ"...

Và điều này được nhà báo Trương Anh Ngọc chia sẻ, thể hiện bằng những dòng nêu quan điểm trên facebook cá nhân: ..."Hãy để ý rằng đang có 4.000 đứa trẻ trong các khu cách ly.... nhiều trong số đó ít tuổi như em bé đang ngủ này. Và nếu thương con, có lẽ không chỉ nên nói là thương, mà nghĩ ra cơ chế nào đó để các con sớm được cách ly tại nhà...". Lý do mà nhà báo Trương Anh Ngọc đưa ra  được nhiều ý kiến comment đồng thuận: .."Để những đứa trẻ thế này vào các khu cách ly tập trung trong một thời gian dài thế, nếu mọi việc ổn là 3 tuần, và trong các khu cách ly có nguy cơ lây nhiễm chéo, đặt ra rất nhiều vấn đề cho người lớn, những người chắc chắn đau lòng khi chứng kiến cảnh này"....

Những bí quyết về cách chăm sóc người ốm và phòng tránh COVID-19 cho những người xung quanh.

UNICEF

  • Ngôn ngữ tài liệu bằng:
  • English
  • Tiếng Việt

Nhiều người mắc COVID-19 chỉ có triệu chứng nhẹ và tự khỏi bệnh ở nhà. Trong trường hợp nhiều gia đình sống chung với nhau, rất khó để phòng tránh lây lan vi-rút cho người khác. Sau đây là một số bí quyết về cách xử lý khi bạn hay một thành viên khác trong gia đình mắc COVID-19.

  Những người dương tính với COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng có thể được chăm sóc tại nhà một cách an toàn, nếu như không có nguy cơ diễn tiến nặng. Những người có nguy cơ diễn tiến nặng – bao gồm người cao tuổi, phụ nữ mang thai hay người mắc bệnh mãn tính hoặc ức chế miễn dịch – cần liên hệ với cơ sở y tế để được hướng dẫn.

Chuyển đến:
Cách chăm sóc cho người mắc COVID-19
Cách trao đổi với con khi gia đình có thành viên đổ bệnh
Cần làm gì nếu bạn đổ bệnh
Cần làm gì nếu con bạn bị ốm


Cách chăm sóc cho người mắc COVID-19

Dù chăm sóc cho người thân ốm bệnh, bạn cũng đừng quên chăm lo cho bản thân mình.

Hạn chế số lượng người chăm sóc. Lý tưởng nhất, hãy giao cho một người có sức khỏe tốt và rủi ro diễn biến nặng không cao nếu mắc COVID-19 – chẳng hạn như đã tiêm phòng đầy đủ, dưới 60 tuổi và không mắc bệnh mãn tính. 

Hỗ trợ người ốm làm theo các chỉ dẫn của bác sỹ. Nhìn chung, người ốm nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Theo dõi triệu chứng 

Ngay lập tức tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế nếu người ốm có triệu chứng:

  • Khó thở
  • Đau tức ngực
  • Lú lẫn
  • Mất khả năng nói hoặc vận động

Một số triệu chứng xuất hiện tùy vào độ tuổi. Bạn cần liên hệ khẩn cấp với cơ sở y tế nếu trẻ sơ sinh không thể bú mẹ, trẻ nhỏ sốt cao, hoặc trẻ đột nhiên trở nên lú lẫn, không chịu ăn, hoặc mặt hoặc môi chuyển xanh tím.

Theo dõi xem bản thân hoặc người khác trong gia đình có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 hay không – bao gồm sốt, đau họng, đau cơ hoặc đau người, nghẹt hoặc sổ mũi, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy, thở gấp, ho khan hoặc mệt mỏi. Các triệu chứng ở trẻ em rất đa dạng. Những triệu chứng ở trẻ sơ sinh có thể kể đến khó bú, thở gấp và ngủ lịm. Hãy xét nghiệm nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên.

Phòng bệnh

Kể cả khi đã tiêm phòng đầy đủ, bạn và các thành viên khác trong gia đình vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Không có vắc-xin nào bảo vệ bạn tuyệt đối, và nếu mắc COVID-19, bạn có thể làm lây lan vi-rút cho người khác.

Hãy trao đổi với con về các biện pháp phòng, tránh dịch này và tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm những biện pháp đó nhằm góp phần ngăn chặn vi-rút lây lan. 

Giữ khoảng cách: Tránh tiếp xúc với người ốm khi không cần thiết. Người ốm nên ở trong phòng riêng nếu có thể, hoặc cách các thành viên khác trong hộ tối thiểu 1 mét để giảm nguy cơ lây lan vi-rút.

Đeo khẩu trang: Mọi người phải đeo khẩu trang y tế vừa khít với khuôn mặt của mình khi ở cùng phòng với người ốm (người ốm cũng phải đeo khẩu trang). 

Giữ cho nhà cửa thông thoáng: Đảm bảo rằng các không gian sinh hoạt chung (ví dụ: phòng bếp, phòng tắm/vệ sinh) được thông thoáng (bằng cách mở cửa sổ). 

Vệ sinh: Cho người ốm sử dụng đĩa, cốc chén, dụng cụ ăn, ga giường và khăn tắm riêng. Giặt/rửa tất cả những đồ dùng đó bằng xà phòng và nước nóng.

Xác định các bề mặt mà người ốm thường xuyên tiếp xúc (như bàn ghế, thành giường, tay nắm cửa và đồ chơi) và vệ sinh, khử khuẩn những bề mặt đó hàng ngày.

>> Đọc thêm: Mẹo làm sạch và khử trùng

Sau mỗi lần người ốm sử dụng, hãy đeo găng tay (nếu có) để vệ sinh, khử khuẩn phòng tắm/vệ sinh nếu họ không thể tự làm. 

Có thể giặt chung quần áo bẩn của người ốm với đồ của những người khác, nhưng cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau: 

  • Đeo găng tay (nếu có) khi giặt đồ của người ốm. 
  • Giặt đồ bằng xà phòng hoặc nước giặt và nước ở nhiệt độ ấm nhất có thể và sấy khô quần áo hoàn toàn – cả hai bước này nhằm tiêu diệt vi-rút.
  • Rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn ngay sau khi giặt đồ xong. 
  • Cân nhắc việc để quần áo cần giặt/phơi vào túi dùng một lần thay vì giỏ đựng hàng ngày.

Dùng một túi rác riêng để đựng giấy ăn, khẩu trang và những thứ khác mà người ốm thải bỏ sao cho an toàn.

Không tiếp khách đến thăm cho đến khi người ốm khỏi hẳn và không còn dấu hiệu hoặc triệu chứng của COVID-19.

Tuân thủ hướng dẫn của quốc gia về việc cách ly tại nhà đối với người ốm và những thành viên khác trong gia đình. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người ốm nên tự cách ly trong vòng 10 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng, cộng thêm 3 ngày sau khi hết triệu chứng.

Làm thế nào để rửa tay sạch


Cách trao đổi với con khi gia đình có thành viên đổ bệnh

Gia đình có người bị ốm là điều khó khăn đối với mọi người, kể cả những người không ốm. Phản ứng của trẻ trước tình hình đó phụ thuộc nhiều vào độ tuổi. Trẻ nhỏ có thể không hiểu chuyện gì đang xảy ra và vì sao đột nhiên các em lại không được gặp cha mẹ hay anh chị em. Trẻ lớn có thể cảm thấy lo lắng và đau buồn. Một số trẻ còn đổ lỗi cho bản thân về chuyện đang xảy ra.

Hãy trao đổi với trẻ về vấn đề đang xảy ra và cố gắng giải đáp mọi băn khoăn của trẻ bằng ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi. Lưu ý, trẻ em đọc được các biểu hiện từ người lớn, vậy nên hãy cố gắng tiếp cận cuộc trao đổi một cách bình tĩnh.

Trao đổi với trẻ về vi-rút, lý do vì sao người thân bị ốm cần được bố trí không gian riêng và vì sao mọi người cần cẩn thận không làm phát tán vi-rút (đặc biệt nếu trong nhà bạn có thành viên là đối tượng dễ bị tổn thương). 

Cho trẻ tham gia vào các kế hoạch giải quyết vấn đề của gia đình. Tìm các cách để sinh hoạt chung nhưng vẫn giữ khoảng cách an toàn, chẳng hạn như gọi video trong bữa ăn hoặc đọc truyện cùng nhau qua cánh cửa. Bạn cũng có thể khuyến khích trẻ vẽ tranh hoặc viết thư để biểu đạt cảm xúc và động viên cho người thân bị ốm. 


Cần làm gì nếu bạn đổ bệnh

Nếu bạn đổ bệnh hoặc dương tính với COVID-19, hãy ở nhà. Nếu tình trạng của bạn xấu đi hoặc bạn cảm thấy khó thở, hãy gọi điện ngay cho cơ sở y tế. 

Nếu bạn là người chăm sóc duy nhất cho con, hãy xem xét xem ai có thể chăm sóc cho con nếu bạn trở bệnh nặng đến mức không thể làm điều đó. Lý tưởng nhất, người chăm sóc thay thế đó nên là người không có nguy cơ diễn tiến nặng nếu mắc COVID-19. 

Hãy nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng. 

Cố gắng ở phòng riêng nếu có thể, hoặc cách những người xung quanh tối thiểu 1 mét. Giữ cho phòng ốc thông thoáng bằng cách mở cửa sổ hết mức có thể.

Đeo khẩu trang vừa khít với khuôn mặt khi có người khác ở xung quanh. Sau khi sử dụng, cẩn thận tháo khẩu trang, tránh tiếp xúc với các bề mặt có khả năng nhiễm khuẩn cao trên khẩu trang. Thải bỏ khẩu trang vào một thùng/túi rác kín ngay sau khi sử dụng.

Vệ sinh

Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che miệng bằng khuỷu tay hoặc dùng giấy ăn và thải bỏ sau khi sử dụng. 

Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn. 

Không ăn chung, dùng chung dụng cụ ăn, ga giường hoặc khăn tắm/khăn mặt với người khác. 

Tránh sờ chạm vào các đồ vật và bề mặt ở nơi sinh hoạt chung.

Nếu đủ sức, hãy vệ sinh, khử khuẩn phòng tắm/vệ sinh sau mỗi lần sử dụng. 

Cách ly 

Kiểm tra thông tin với cơ sở y tế về thời gian tự cách ly tại nhà. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người ốm nên tự cách ly trong vòng 10 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng, cộng thêm 3 ngày sau khi hết triệu chứng. 

Tự cách ly có thể là một trải nghiệm khó khăn. Việc trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau như căng thẳng, lo âu, buồn bã, sợ hãi hay cáu giận là chuyện bình thường. Duy trì lối sống năng động, lịch sinh hoạt điều độ và trò chuyện với những người bạn tin tưởng qua điện thoại hoặc trên trực tuyến là những điều có thể tạo nên sự khác biệt lớn. 

Lời khuyên về việc cho con bú

Nếu bạn đang trong giai đoạn cho con bú, bạn nên tiếp tục làm điều này nhưng áp dụng các biện pháp phòng tránh thích hợp. Chưa phát hiện trường hợp nào vi-rút COVID-19 lây lan qua đường sữa mẹ và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ.

>> Đọc thêm: Các mẹo cho con bú trong COVID-19


Cần làm gì nếu con bạn bị ốm

Nếu con bạn có triệu chứng mắc COVID-19, hãy xin tư vấn của bác sỹ ngay khi con bắt đầu cảm thấy không khỏe, kể cả trong trường hợp triệu chứng nhẹ.

Nếu bác sỹ nói rằng bạn có thể tự chăm sóc cho con ở nhà, hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc bằng cách cử một người chăm sóc con duy nhất. Điều này giúp bảo vệ các thành viên khác trong gia đình khỏi việc mắc COVID-19, đặc biệt những người có nguy cơ diễn tiến nặng. Nếu có thể, người chăm sóc được cử nên là người khỏe mạnh, không có bệnh lý nền và đã tiêm phòng đầy đủ. Nếu không thể tách trẻ và người chăm sóc khỏi các thành viên khác trong gia đình, hãy cố gắng tách những người có nguy cơ diễn tiến nặng xa khỏi trẻ bị ốm và người chăm sóc. 

Đừng để trẻ cách ly một mình. 

Trao đổi với con về COVID-19 và vì sao con cần cố gắng giữ khoảng cách với những thành viên khác trong gia đình một thời gian. 

Người chăm sóc và nếu có thể, trẻ (từ 6 tuổi trở lên) nên đeo khẩu trang vừa khít với khuôn mặt khi tiếp xúc gần và rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn.

Nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng sẽ giúp con bạn hồi phục nhanh hơn.

Trấn an con rằng bạn sẽ ở bên chăm sóc con và rằng sau một thời gian nghỉ ngơi, con sẽ dần cảm thấy khá hơn.

Lắng nghe câu hỏi hay băn khoăn của con

Đại dịch đã gây ra nhiều lo lắng và bất an cho tất cả mọi người. Việc mắc COVID-19 có thể làm phát sinh nhiều cảm xúc khác nhau, từ cáu giận, lo lắng đến buồn bã. Hãy ghi nhận những cảm xúc đó ở con và trấn an con rằng việc con cảm thấy như vậy là bình thường.

Một số trẻ có thể nghe được thông tin sai lệch về COVID-19 từ bạn bè hay trên mạng nên cảm thấy lo âu hoặc xấu hổ. Kiểm tra xem con đã biết được những gì, và nếu cần, chia sẻ với con những thông tin chính xác bằng cách sử dụng các trang thông tin chính thống như WHO và UNICEF. 

Đáp ứng các nhu cầu của con

Cùng con nghĩ ra các cách khác nhau để duy trì kết nối với những thành viên khác trong gia đình và bạn bè.

Cố gắng tạo không gian cách ly càng thân thiện càng tốt đối với trẻ em cho trẻ và người chăm sóc.

Nếu con bạn cảm thấy đủ khỏe, hãy cố gắng tìm những cách sáng tạo để con vui chơi và kích thích sự phát triển. Vui chơi và học tập vẫn là một phần quan trọng trong cuộc sống của trẻ. 

Theo dõi triệu chứng

Nếu triệu chứng của con bạn trở nặng, hãy gọi ngay cho cơ sở y tế. 

Bạn cần liên hệ khẩn cấp với cơ sở y tế nếu trẻ sơ sinh không thể bú mẹ, trẻ đột nhiên trở nên lú lẫn, không chịu ăn, hoặc mặt hoặc môi chuyển xanh tím.

Lời khuyên về việc cho con bú

Tiếp tục cho con bú nếu con bị ốm. Nếu con mắc COVID-19 hoặc một bệnh khác, cần tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cho con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ, và kháng thể trong cơ thể bạn sẽ được truyền cho con thông qua sữa mẹ - điều này giúp cơ thể con đề kháng vi-rút COVID-19.

>> Đọc thêm: Các mẹo cho con bú trong COVID-19


Bài báo này được xuất bản vào ngày 18 tháng 1 năm 2022. Để biết thêm thông tin, hãy xem WHO's website.