Bệnh hen suyễn có tiêm được vaccine không

Tôi bị hen phế quản mạn tính thì có tiêm vaccine Covid-19 được không? Nếu tiêm thì cần chuẩn bị những gì? (Chung Đức, 38 tuổi, ở Vĩnh Phúc)

Trả lời:

Hen phế quản mạn tính nằm trong danh mục không chống chỉ định tiêm vaccine, chỉ trì hoãn nếu người bệnh đang trong tình trạng hen phế quản cấp tính. Người có bệnh lý hen phế quản cần tiếp tục duy trì hoặc chuẩn bị sẵn các thuốc điều trị được bác sĩ chỉ định, đang sử dụng.

Sau tiêm trở về nhà, người bệnh hen phế quản chú ý ăn đầy đủ dinh dưỡng, thức ăn nên được chế biến dưới các dạng dễ sử dụng như cháo, súp. Ngoài ra, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau, củ, quả...

Người bệnh hạn chế các loại thức ăn dễ gây dị ứng và khởi phát cơn hen như hải sản, các loại thức ăn lạ và các loại thực phẩm có tính kích thích như rượu, bia, cà phê... Chú ý nghỉ ngơi điều độ, không nên vận động nặng và gắng sức sau khi tiêm vaccine Covid-19.

Bác sĩ CKII Nguyễn Đặng Khiêm
Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị

Bé trên 5 tuổi bị hen suyễn có tiêm vắc-xin Covid-19?

Chị Trần Khả N., có con 6 tuổi, thường hay lên cơn suyễn, cứ trở trời là cháu khò khè hoặc ăn phải đồ biển thì lên cơn suyễn phải đi khám bác sĩ điều trị mới hết cơn.

  • Xây dựng kế hoạch tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 4 trước 15-4

  • Dịch Covid-19 ở Hà Nội được kiểm soát, xin ý kiến phụ huynh cho trẻ mầm non đến trường

  • Hoàn thành tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em trong quý 2

Trước thông tin Bộ Y tế chuẩn bị kế hoạch tiêm ngừa Covid-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến 11 tuổi, chị N. sợ bé gặp rủi ro, nên hỏi bác sĩ cháu chích ngừa Covid-19 được không?

Tất cả trẻ em mắc các bệnh tiềm ẩn như hen suyễn nên được chủng ngừa Covid-19, vắc-xin cúm và tất cả các loại vắc-xin thông thường khác, miễn là các bé không có phản ứng dị ứng tức thì hoặc nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin.

Về chuyên môn, các phản ứng dị ứng với vắc xin nói chung và vắc-xin phòng Covid-19 nói riêng thường không phải do thành phần chính có hoạt tính kích thích miễn dịch gây ra, mà là do các chất phụ gia, tá dược, chất bảo quản hoặc các thành phần kháng sinh và protein tồn dư trong quá trình sản xuất vắc-xin. Riêng với vắc-xin phòng Covid-19, tác nhân chính gây ra phản ứng phản vệ được cho là các chất phụ gia thuộc nhóm polyethylene glycols (PEG) như PEG2000 hoặc polysorbate 80. Đây đều là những chất phụ gia đã được sử dụng trong nhiều loại thuốc, mỹ phẩm và các đồ gia dụng khác nhau với nguy cơ gây dị ứng khá thấp. Thuốc có chứa PEG bao gồm một số loại viên nén, thuốc nhuận tràng, thuốc tiêm vào mô chứa steroid và một số sản phẩm nội soi đại tràng. Vắc-xin mRNA Pfizer BioNTech, vắc-xin Covid-19 duy nhất được phê duyệt sử dụng khẩn cấp dành cho trẻ em và thanh thiếu niên, có chứa PEG. Nếu các bé từng bị dị ứng với các thuốc trên thì phải cẩn trọng và báo với bác sĩ sàng lọc trước khi chích ngừa cho bé.

Trong một nghiên cứu khoa học đăng trên tờ báo sức khỏe uy tín The Lancet, thấy rằng trẻ em từ 5-17 tuổi mắc bệnh hen suyễn được kiểm soát kém có nguy cơ nhập viện Covid-19 tăng lên rõ rệt gấp 3-6 lần so với những trẻ không bị hen suyễn. Có 9.124 trẻ em trong độ tuổi đi học ở Scotland và 109.488 trẻ em ở Anh mắc bệnh hen suyễn được kiểm soát kém nên được coi là đối tượng ưu tiên tiêm chủng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng cho biết bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn từ trung bình đến nặng có thể có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn, có thể có nguy cơ nhập viện cao gấp 4 lần sau chẩn đoán Covid-19. Vì vậy các bé cần được chích ngừa Covid-19 càng sớm càng tốt, vừa bảo vệ bé, vừa bảo vệ những người xung quanh khỏi sự lây lan trong cộng đồng.

Không có bằng chứng nào cho thấy trẻ em mắc bệnh hen suyễn sẽ phản ứng xấu với thuốc chủng ngừa Covid-19. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau và sưng trên cánh tay nơi tiêm, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và đau đầu. Các tác dụng phụ nổi bật hơn sau liều thứ hai và sẽ giảm bớt trong vòng 24 giờ.

Lưu ý, trước và sau khi chích vắc-xin Covid-19, các bé vẫn được tiếp tục dùng thuốc kiểm soát cơn hen thường xuyên và tuân theo kế hoạch điều trị bệnh hen suyễn hằng ngày. Không có bằng chứng cho thấy thuốc ngừa sẽ phản ứng với các loại thuốc thông thường mà các bé đang dùng.

Bác sĩ Nguyễn Thành Úc

Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 5% dân số mắc hen (tương đương khoảng 4 triệu người mắc hen). Vậy những đối tượng mắc hen có được tiêm vắc-xin COVID-19 không?

Bị hen phế quản có tiêm được vắc xin COVID-19 không?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Bộ - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

1. Bị hen phế quản có được tiêm vắc xin COVID-19 không?

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Bộ, hen phế quản mạn tính nằm trong danh mục KHÔNG CHỐNG CHỈ ĐỊNH TIÊM VẮC-XIN COVID-19, chỉ nằm trong nhóm cần thận trọng và trì hoãn nếu người bệnh đang có cơn hen cấp hoặc hen chưa được kiểm soát.

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, bệnh nhân hen phế quản vẫn có thể tiêm vắc-xin Covid- 19 như bình thường tại các điểm tiêm chủng nếu hiện tại đang không có cơn hen cấp và bệnh hen đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, cần tiếp tục duy trì hoặc chuẩn bị sẵn các thuốc điều trị được bác sĩ chỉ định, đang sử dụng sau khi tiêm vắc-xin COVID-19.

Sau tiêm vắc-xin COVID-19, người bệnh hen phế quản cần ở lại điểm tiêm để theo dõi như các đối tượng khác theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Về nhà, người bệnh tiếp tục theo dõi trong vòng 24h. Đặc biệt nên chú ý ăn đầy đủ dinh dưỡng, thức ăn nên được chế biến dưới các dạng dễ sử dụng như cháo, súp. Ngoài ra, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau, củ, quả...

Người bệnh hen phế quản nên hạn chế các yếu tố khởi phát cơn hen đã biết trước đó, đặc biệt là các dị nguyên dị ứng, rượu bia, chất kích thích hoặc thuốc chống viêm không steroid.... Chú ý nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng mệt mỏi và không nên vận động nặng và gắng sức sau khi tiêm vắc-xin Covid-19.

Trong trường hợp bệnh nhân hen phế quản có sốt sau tiêm thì vẫn có thể uống Paracetamol để giảm sốt như bình thường, nếu không quá mẫn với các thành phần của thuốc.

2. Những ai cần trì hoãn tiêm vắc xin COVID-19?

Theo hướng dẫn mới nhất được cập nhật ngày 3/8/2021 của Bộ Y tế, những đối tượng sau đây cần trì hoãn tiêm chủng COVID-19:

  • Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.
  • Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, ...
  • Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon lớn hơn hoặc bằng 2 mg/kg/ngày trong lớn hơn hoặc bằng 7 ngày) hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
  • Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

3. Ai cần thận trọng khi tiêm vắc xin COVID-19?

Cũng theo hướng dẫn mới nhất được cập nhật ngày 3/8/2021 của Bộ Y tế, các nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng COVID-19 gồm:

  • Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
  • Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.
  • Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
  • Người trên 65 tuổi.
  • Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
  • Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường các dấu hiệu sinh tồn:

Tại các hướng dẫn trước đây của Bộ Y tế, những người thuộc nhóm đối tượng cần thận trọng khi tiêm vắc-xin COVID-19 cần được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Tuy nhiên, theo công văn mới nhất của Bộ Y tế (ngày 3/8/2021), người thuộc nhóm này có thể được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại các bệnh viện, cơ sở điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề