Bhbb là gì

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, để tham gia BHXH tự nguyện, người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:

 - Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.

- Không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Theo đó, người lao động chỉ được chuyển từ BHXH bắt buộc sang đóng BHXH tự nguyện khi không còn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Còn nếu vẫn đang thuộc các trường hợp tham gia BHXH bắt buộc thì dù có nhu cầu, người lao động cũng không được chuyển sang đóng BHXH tự nguyện.

Như vậy, sau khi nghỉ việc tại doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, người lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện để tích lũy thêm thời gian đóng BHXH tính hưởng lương hưu. 


2. Thủ tục chuyển sang đóng BHXH tự nguyện thế nào?

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH, để tham gia BHXH tự nguyện, người lao động có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

Người lao động có thể tự tải về và điền hoặc đến nơi nộp hồ sơ xin mẫu này rồi điền.

Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền BHXH.

Nơi tham gia BHXH tự nguyện: Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH tại nơi mình cư trú.

Người lao động có thể dễ dàng tra cứu địa chỉ đại lý thu gần nơi mình ở tại tại đây.

Người lao động có thể chọn đóng bảo hiểm hằng tháng, 03 tháng/lần, 06 tháng/lần,…

Mức đóng hằng tháng

=

22%

x

Mức thu nhập mà người lao động chọn đóng

-

Số tiền nhà nước hỗ trợ đóng

Lưu ý: Người lao động trước đó tham gia BHXH bắt buộc đã được cấp sổ BHXH nên khi chuyển sang đóng BHXH tự nguyện thì cơ quan BHXH tiếp tục ghi nhận thời gian đóng tại chính sổ BHXH đã cấp.

Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?


3. Chuyển đóng bảo hiểm bắt buộc sang tự nguyện, quyền lợi có ảnh hưởng?

Cùng là BHXH do Nhà nước tổ chức nhưng các chế độ của BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện lại có sự khác biệt nhất định. Cụ thể khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã nêu rõ:

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

Có thể thấy, quyền lợi về BHXH tự nguyện chỉ gồm chế độ hưu trí và tử tuất. Trong khi đó, ngoài hưu trí và tử tuất, người tham gia BHXH bắt buộc còn được hưởng cả chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đủ điều kiện.

Như vậy, khi chuyển từ BHXH bắt buộc sang BHXH tự nguyện, người lao động sẽ giảm bớt chế độ hưởng.

Tuy nhiên, việc tham gia BHXH tự nguyện sau khi nghỉ việc lại là giải pháp hữu hiệu giúp người lao động có chỗ dựa kinh tế khi về già là lương hưu. Bởi thời gian đóng BHXH tự nguyện sẽ được cộng nối tiếp vào thời gian đóng BHXH để tính hưởng hương lưu và chế độ tử tuất.

Nội dung này được ghi nhận tại khoản 3 Điều 5 Luật BHXH 2014 như sau:

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Do đó, nếu chuyển đóng từ BHXH bắt buộc sang tự nguyện, người lao động sẽ không còn được hưởng chế độ về thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng lại được cộng nối thời gian để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề chuyển đóng bảo hiểm bắt buộc sang tự nguyện. Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Những thông tin quan trọng cần biết

>> Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thế nào để hưởng lương hưu?

>> Nên mua BHXH tự nguyện hay bảo hiểm nhân thọ?

06.08.2021 04 phút để đọc

Chia sẻ

Hiện nay, nhiều người lao động vẫn chưa nắm rõ các loại bảo hiểm bắt buộc nhằm đảm bảo quyền lợi của bản thân khi làm việc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được đâu là bảo hiểm bắt buộc phải mua, đối tượng tham gia, mức đóng cũng như phương thức đóng bảo hiểm một cách chi tiết. Hãy cùng Generali tìm hiểu ngay!

 

Tổng hợp các loại bảo hiểm bắt buộc

1. Bảo hiểm bắt buộc là gì?

Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm thể hiện về điều kiện, mức phí, số tiền bảo hiểm tối thiểu do pháp luật quy định. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các nội dung nêu trên.

Xem thêm: Bảo hiểm thương mại là gì?

 

Bảo hiểm bắt buộc được định nghĩa như thế nào?

Thông thường, bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng cho một số loại bảo hiểm cụ thể với mục đích an toàn cho xã hội, bảo vệ lợi ích công cộng.

Xem thêm: Bảo hiểm con người là gì?

2. Các loại bảo hiểm bắt buộc

Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp sau đây:

  • Bảo hiểm xã hội (BHXH): loại hình bảo hiểm này gồm có quỹ thai sản, ốm đau, tử tuất, hưu trí.
  • Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN): người được bảo hiểm được chi trả khi không may bị tai nạn, bệnh tật có liên quan đến công việc của mình.
  • Bảo hiểm y tế (BHYT): chi trả trong trường hợp ốm đau, bệnh tật,...
  • Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): bù đắp một phần thu nhập khi người lao động bị mất việc làm dựa trên cơ sở của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã đóng.

Xem thêm: Phân loại các loại hình bảo hiểm phổ biến nhất hiện nay

3. Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc

Dựa trên Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 4,13,17,21 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc gồm có:

  • Người lao động (NLĐ) Việt Nam: đã ký Hợp đồng Lao động từ đủ 1 tháng trở lên.
  • Người lao động (NLĐ) nước ngoài: công dân nước ngoài làm việc ở Việt Nam, có chứng chỉ hành nghề, giấy phép lao động hoặc giấy phép hành nghề được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp. Một điều kiện nữa là có ký Hợp đồng Lao động đủ từ 3 tháng trở lên.
  • Người sử dụng lao động (NSDLĐ): có người lao động Việt Nam ký Hợp đồng Lao động đủ từ 1 tháng trở lên hay có người lao động nước ngoài đã ký Hợp đồng Lao động đủ 3 tháng trở lên và có các giấy tờ cần thiết: giấy phép lao động, giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề.

 

Có 3 đối tượng cơ bản đóng bảo hiểm bắt buộc

Xem thêm: Bảo hiểm nhóm là gì?

4. Mức đóng bảo hiểm bắt buộc

Theo Công văn 2446/BHXH-QLT và Điều 5,14,18,22 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, người tham gia bảo hiểm bắt buộc tùy vào loại bảo hiểm mà có mức đóng khác nhau.

Đối tượng

BHXH

BHYT

BHTN

BHTNLĐ, BNN

Trường hợp 1: Hợp đồng Lao động đủ từ 1 tháng - dưới 3 tháng

NLĐ Việt Nam

8%

0%

0%

0%

NSDLĐ Việt Nam

17%

0%

0%

0.5%

Trường hợp 2: Hợp đồng Lao động đủ từ 3 tháng - dưới 12 tháng

NLĐ Việt Nam

8%

1.5%

1%

0%

NSDLĐ Việt Nam

17%

3%

1%

0.5%

NLĐ Nước Ngoài

0%

1.5%

0%

0%

NSDLĐ Nước Ngoài

0%

3%

0%

0%

Trường hợp 3: Hợp đồng Lao động đủ từ 12 tháng trở lên

NLĐ Việt Nam

8%

1.5%

1%

0%

NSDLĐ Việt Nam

17%

3%

1%

0.5%

NLĐ Nước Ngoài

0%

1.5%

0%

0%

NSDLĐ Nước Ngoài

3%

3%

0%

0.5%

Lưu ý: Từ ngày 1.1.2022 trở đi, mức đóng của NLĐ và NSDLĐ nước ngoài có thay đổi

NLĐ Nước Ngoài

8%

1.5%

0%

0%

NSDLĐ Nước Ngoài

17%

3%

0%

0.5%

Xem thêm: Bảo hiểm quốc tế là gì?

5. Phương thức đóng bảo hiểm

Đối với phương thức đóng bảo hiểm bắt buộc cũng được quy định cụ thể để người tham gia nắm rõ và đóng đúng thời gian.

  • Người lao động: đóng hàng tháng. Đối với NLĐ đi làm việc tại nước ngoài có ký kết Hợp đồng Lao động thì đóng 3, 6 hoặc 12 tháng/lần. Hoặc theo Điều 85 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cũng có thể đóng 1 lần theo thời hạn được ghi trong hợp đồng.
  • Người sử dụng lao động: đóng hàng tháng. Hoặc theo Điều 86 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, NSDLĐ có thể đóng hàng tháng, 3 hay 6 tháng/lần khi trả lương cho NLĐ theo khoán hoặc theo sản phẩm. Điều này áp dụng cho các công ty hoạt động ở một số lĩnh vực như nông - lâm - ngư - diêm nghiệp.

Xem thêm: Các loại bảo hiểm nên mua

Generali vừa chia sẻ đến bạn toàn bộ nội dung về các loại bảo hiểm bắt buộc. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn trang bị các kiến thức cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình.

Video liên quan

Chủ đề