Bị đau dưới lưỡi là bệnh gì năm 2024

Các đốm màu trắng kem có thể là tưa miệng, nhiễm trùng nấm. Nó thường xảy ra sau khi bị bệnh hoặc dùng thuốc làm mất cân bằng vi khuẩn trong miệng.

Các mảng trắng trông như ren có thể là hệ miễn dịch đang tấn công các mô trong miệng.

Nếu thấy những vùng cứng, phẳng, màu trắng không thể cạo đi thì đó có thể là bạch sản, có liên quan đến ung thư, theo WebMD.

Hãy đi khám ngay khi thấy bất kỳ mảng trắng nào trên lưỡi.

2. “Lông” mọc trên lưỡi

Nếu lưỡi có phủ một lớp trông giống như lông đen, nâu hoặc trắng, thì những “sợi lông” đó có thể là những protein biến những vết sưng nhỏ bình thường thành những sợi dài hơn - giữ lại thức ăn và vi khuẩn. Nó sẽ biến mất khi chải hoặc cạo lưỡi.

Nếu có những mảng trắng có lông - không thể cạo ra, đó có thể là bạch sản có lông ở miệng. Có thể xảy ra ở người bị nhiễm vi rút như Epstein-Barr gây bệnh nguy hiểm bạch cầu đơn nhân hoặc HIV.

3. Lưỡi đỏ tươi

Lưỡi đỏ như dâu tây có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh Kawasaki, một căn bệnh hiếm gặp, nhưng là bệnh nghiêm trọng làm viêm các mạch máu khắp cơ thể, thường gặp nhất ở trẻ em, theo WebMD.

Đây cũng là một triệu chứng của bệnh ban đỏ.

Nếu lưỡi đỏ nhẵn và đau, đó có thể là dấu hiệu thiếu vitamin B3.

Nếu có một cục u ở trên hoặc dưới lưỡi, gây đau và không khỏi, hãy đi khám ngay,

Ảnh: Shutterstock

4. Cảm giác bỏng rát

Nếu lưỡi có cảm giác như bị bỏng do nước nóng và có vị kim loại hoặc đắng, có thể do hội chứng bỏng rát miệng. Đó có thể là vấn đề với các dây thần kinh trong lưỡi.

Một số vấn đề sức khỏe như khô miệng, nhiễm trùng, trào ngược a xít và bệnh tiểu đường cũng có thể gây bỏng rác lưỡi.

Dưới lưỡi là vị trí phổ biến của các vết loét: mụn nhỏ, đau, màu đỏ và tự khỏi.

Một vết sưng đau ở đầu lưỡi có thể là chứng viêm nhú lưỡi.

Vi rút cũng có thể gây ra nhiều vết sưng nhỏ trên đầu và hai bên lưỡi.

Nếu có một cục u ở trên hoặc dưới lưỡi, gây đau và không khỏi, hãy đi khám ngay, vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư miệng, theo WebMD.

5. Đau

Lưỡi có rất nhiều đầu dây thần kinh, vì vậy sẽ rất đau nếu cắn phải hoặc làm nó bị thương.

Các vết lở loét, tưa miệng cũng có thể gây đau.

Một số loại thuốc và bệnh nhiễm trùng cũng có thể gây đau lưỡi.

Đôi khi đau ở lưỡi cũng có thể là dấu hiệu của ung thư, đặc biệt nếu cũng có một cục u hoặc các mảng màu đỏ hoặc trắng. Hãy đi khám ngay!

6. Lưỡi quá lớn

Lưỡi quá lớn so với phần còn lại của miệng có thể là suy giáp, nhiễm trùng hoặc dị ứng.

7. Dấu hiệu của ung thư miệng

Nhiều trường hợp đốm, vết sưng và màu sắc khác trên lưỡi là vô hại.

Nhưng bạn nên biết những dấu hiệu có thể chỉ ra ung thư: Vết loét không lành, nổi cục, đau lưỡi và khó nhai hoặc nuốt.

Viêm họng hạt ở lưỡi là căn bệnh dễ tái phát, khiến người mắc phải đối diện với nhiều phiền toái trong sinh hoạt thường ngày. Không chỉ vậy, bệnh còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị sớm và đúng phương pháp. Thông qua bài viết bên dưới đây, MEDLATEC và bạn đọc sẽ cùng tìm hiểu tổng quan về nguyên nhân gây ra căn bệnh này cùng các triệu chứng và phương pháp phòng ngừa.

1. Viêm họng hạt ở lưỡi là như thế nào?

Viêm họng hạt ở lưỡi là bệnh xảy ra khi các tế bào lympho có vị trí nằm ở dưới lưỡi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm và sưng lên thành hạt. Kích thước của chúng có sự khác nhau và có thể có ở cuống lưỡi, đáy lưỡi hay V lưỡi.

Đây là một căn bệnh mà cả trẻ em và người lớn đều có thể gặp phải. Bệnh có thể lây từ người bệnh sang người khoẻ mạnh khi có sự tiếp xúc trong khoảng cách gần như nói chuyện, ôm hôn,... hoặc lây gián tiếp do dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, cốc, bát đũa... với người bệnh.

Trẻ em cũng là đối tượng có thể bị viêm họng hạt ở lưỡi

Viêm họng hạt ở lưỡi gây cảm giác khó chịu cho người mắc và tác động nhiều tới sinh hoạt hằng ngày của họ. Các trường hợp không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể chuyển thành mạn tính. Cùng với đó, cũng dễ diễn tiến với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trong đó, tình trạng sưng viêm và nổi hạt sẽ lan xuống các bộ phận lân cận khác như amidan, thanh quản, phế quản hay khí quản. Căn bệnh này có thể gây áp xe thành họng, cổ họng, làm amidan sưng tấy,...

Đi kèm với đó, nếu không kịp thời kiểm soát và điều trị, bệnh còn có thể tác động tới các cơ quan thuộc hệ thống tai mũi họng của người bệnh, làm tăng rủi ro bị viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản,...

Trường hợp nghiêm trọng hơn, nguy cơ đối diện với các biến chứng ở các cơ quan khác trên cơ thể cũng xuất hiện. Có thể kể đến như thấp tim, viêm cầu thận cấp, viêm khớp,... và cả nguy cơ bị ung thư vòm họng.

2. Viêm họng hạt ở lưỡi do những nguyên nhân nào gây ra?

Về nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng hạt ở lưỡi, có thể là do:

- Các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn hay nấm.

- Những thói quen trong vệ sinh và ăn uống:

  • Việc vệ sinh răng miệng thực hiện chưa đúng cách và không đảm bảo sự sạch sẽ.
  • Ăn các loại đồ ăn cay nóng, có nhiều dầu mỡ hay đồ lạnh một cách thường xuyên hoặc hút thuốc lá, uống rượu bia,...

Thường xuyên ăn đồ lạnh có thể là nguyên nhân dẫn tới bị viêm họng hạt ở lưỡi

- Ngoài ra, cũng có một số đối tượng có nguy cơ có thể mắc phải căn bệnh này, đó là những người:

  • Bị viêm amidan, viêm mũi dị ứng, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày,...
  • Có hệ miễn dịch yếu, ví dụ như người già, trẻ em, người nhiễm HIV,...
  • Ở nơi có môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói bụi hoặc chứa các loại hóa chất độc hại.
  • Cơ thể chưa kịp thích nghi trước sự thay đổi bất thường của thời tiết, suy giảm sức đề kháng.

3. Các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt ở lưỡi

Cụ thể, người mắc phải căn bệnh này có thể gặp phải các triệu chứng như sau:

- Khoang miệng bị đau nhức.

- Lở loét ở môi và lợi.

- Có sự xuất hiện của các hạt ở cuống lưỡi với kích thước khác nhau, dẫn đến tình trạng đau rát, khó chịu.

- Vùng lưỡi có những vệt trắng nhiều một cách bất thường.

- Khát nước thường xuyên, luôn có cảm giác khô họng.

- Vướng víu ở cổ họng.

Người bệnh có thể gặp phải cảm giác vướng víu ở cổ họng

- Khó khăn khi thở, hơi thở hôi kể cả khi đã thực hiện vệ sinh sạch sẽ.

- Bên cạnh đó, còn có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện khác như sốt cao, ho nhiều, khạc đờm, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, nổi hạch ở cổ,...

4. Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm họng hạt ở lưỡi

Như đã đề cập, viêm họng hạt ở lưỡi có thể xuất hiện ở cả đối tượng là người lớn và trẻ em. Vì thế, chủ động trong phòng ngừa bệnh là một việc nên làm. Để thực hiện điều này, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp phòng ngừa bệnh sau đây.

- Đảm bảo răng miệng luôn được vệ sinh sạch sẽ, nên sử dụng nước muối để súc miệng hàng ngày.

- Dùng xà phòng hoặc nước rửa tay diệt khuẩn để thực hiện rửa tay thật sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.

- Tránh sử dụng những đồ dùng cá nhân như khăn mặt, cốc, bát đũa, bàn chải đánh răng,... chung với người bệnh.

Tránh sử dụng các đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng chung với người bệnh

- Chú ý bảo vệ sức khỏe khi có sự thay đổi thời tiết, giữ ấm cơ thể mỗi khi trời trở lạnh và không được bỏ qua vị trí vùng cổ.

- Khi đi ra ngoài, nên đeo khẩu trang cũng như hạn chế tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm không khí, có nhiều bụi bẩn hay chứa các chất độc hại.

- Cùng với đó, nên uống nhiều nước, hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, có nhiều dầu mỡ hay đồ lạnh cũng như hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống có ga.

- Tránh phải đối diện với tình trạng căng thẳng, áp lực, đảm bảo thời gian cân bằng cho công việc và nghỉ ngơi, thư giãn.

- Đừng quên định kỳ đi thăm khám sức khỏe, có thể giúp sớm phát hiện nguy cơ và các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của cơ thể.

Nói tóm lại, viêm họng hạt ở lưỡi là một căn bệnh có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe khi không được kịp thời thực hiện điều trị. Hy vọng nội dung của bài viết này đã phần nào đó giúp bạn đọc trang bị thêm thông tin để chủ động trong việc phòng ngừa cũng như nhận biết được các triệu chứng của bệnh. Từ đó, sớm đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ, đem lại hiệu quả cho quá trình điều trị và hạn chế rủi ro gặp phải các biến chứng đối với sức khỏe.

Trường hợp mong muốn được giải đáp các thắc mắc liên quan và có nhu cầu đặt lịch khám tại Chuyên khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn hãy gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng của bệnh viện theo số: 1900 56 56 56 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng.

Đầu lưỡi là triệu chứng của bệnh gì?

Một vài nguyên nhân gây ra có thể là do tuyến nước bọt bị nhiễm trùng, mắc các bệnh lý liên quan đến khoang miệng, cơ thể đang cảnh báo bạn bị mất nước, viêm gai lưỡi, viêm lưỡi bản đồ, nấm lưỡi, trầm cảm, rối loạn thần kinh, mãn kinh, tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư.

Nỗi cực dưới lưỡi là bệnh gì?

Dị ứng thực phẩm: Sưng nhú lưỡi hay nang dưới lưỡi là một phản ứng của lưỡi khi tiếp xúc với những loại thực phẩm gây ra tình trạng kích ứng; Ung thư khoang miệng: Tuy là nguyên nhân hiếm gặp vẫn có nguy cơ xảy ra. Khi mắc bệnh ung thư, bề mặt lưỡi của người bệnh sẽ xuất hiện các khối u nang dưới lưỡi.

Dưới lưỡi bị sưng là bị gì?

Nguyên nhân gây ra tình trạng u nang dưới lưỡiNhiễm trùng: Khi bị nhiễm một số loại vi khuẩn hoặc virus tấn công, các nhú lưỡi có thể bị tổn thương, dẫn đến tình trạng sưng đỏ và xuất hiện u nang dưới lưỡi. Trào ngược dạ dày: Axit từ dạ dày có thể bị trào ngược lên miệng, làm cho các nhú lưỡi sưng to và kích ứng.

Ở dưới lưỡi có gì?

Một trong 3 tuyến nước bọt lớn nằm dưới lưỡi, giúp đổ nước bọt vào ổ miệng, góp phần tiêu hoá thức ăn và giữ ẩm niêm mạc miệng. Lưỡi được gắn vào phía sau khoang miệng và thò ra phía trước nhờ mạng lưới các mô và niêm mạc cứng. Phần giữ mặt trước của lưỡi được gọi là phanh lưỡi (frenum).

Chủ đề