Bị dị ứng thời tiết phải làm sao

Dị ứng thời tiết là một trong những bệnh dị ứng phổ biến. Bệnh lý này có triệu chứng tương đối đa dạng nhưng gặp nhiều nhất là phát ban, nổi mề đay và viêm mũi dị ứng. Thông tin về bệnh và cách điều trị hiệu quả nhất từ thảo dược tự nhiên được đề cập trong bài viết này.

 
Bị dị ứng thời tiết phải làm sao
Dị ứng thời tiết là bệnh dị ứng phổ biến, gặp ở cả trẻ em và người lớn

Dị ứng thời tiết là một trong những bệnh dị ứng phổ biến. Bệnh xảy ra khi hệ miễn phản ứng thái quá với các yếu tố của thời tiết như độ ẩm, nhiệt độ, chất dị ứng trong không khí, ánh sáng,… Dị ứng thời tiết thường bùng phát chủ yếu vào giai đoạn chuyển mùa (từ mùa nóng sang mùa lạnh). Sự thay đổi đột ngột của các yếu tố kể trên chính là nguyên nhân trực tiếp kích thích phản ứng dị ứng và kết quả là gây ra hàng loạt các triệu chứng lâm sàng.

Dị ứng thời tiết có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Đa phần các trường hợp mắc bệnh đều có mức độ nhẹ nhưng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, hiệu suất lao động, học tập,… Dị ứng thời tiết có thể tự thuyên giảm nhưng cũng có khả năng tiến triển mãn tính, dai dẳng ngay cả khi điều trị tích cực.

Tùy theo thời gian khởi phát và tiến triển, bệnh được chia thành 2 loại là dị ứng thời tiết cấp và dị ứng thời tiết mãn tính. Cụ thể như sau:

  • Dị ứng thời tiết cấp tính: Đề cập đến tình trạng bệnh khởi phát và thuyên giảm hoàn toàn trong 24 giờ đến 6 tuần. Triệu chứng thường bùng phát mạnh, ồ ạt nhưng giảm nhanh – ngay cả khi không điều trị. Dị ứng thời tiết cấp thường gây ngứa mũi, sổ mũi, nghẹt mũi và nổi mẩn đỏ, mề đay.
  • Dị ứng thời tiết mãn tính: Dị ứng thời tiết mãn tính xảy ra khi triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần. Ở giai đoạn mãn tính, triệu chứng của bệnh tiến triển dai dẳng, âm ỉ, ít bùng phát mạnh như trong giai đoạn cấp. Dị ứng thời tiết kéo dài còn có thể phát triển thêm một số vấn đề có cơ chế dị ứng như hen phế quản, mề đay mãn tính, viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm da cơ địa.

Dị ứng thời tiết có triệu chứng khá điển hình. Các triệu chứng của bệnh thường bùng phát mạnh sau khi tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, phấn hoa hoặc độ ẩm cao có trong không khí,… Thống kê cho thấy, đa phần các trường hợp bị dị ứng thời tiết đều xuất hiện triệu chứng ở da và cơ quan hô hấp. Đôi khi đi kèm với triệu chứng ở mắt và cổ họng nhưng ít phổ biến hơn.

Bị dị ứng thời tiết phải làm sao
Đa phần các trường hợp bị dị ứng thời tiết đều nổi phát ban và mề đay mẩn ngứa

Các biểu hiện thường gặp của dị ứng thời tiết:

  • Phát ban, nổi mề đay: Phát ban, nổi mề đay là triệu chứng ở gặp hầu hết các trường hợp bị dị ứng thời tiết. Tình trạng này biểu hiện là các đốm hoặc mảng đỏ/ hồng bằng phẳng hoặc nổi cộm so với vùng da lành, thường gây ngứa âm ỉ hoặc dữ dội. Phát ban và nổi mề đay do dị ứng thời tiết thường bùng phát trên diện rộng, trong đó tập trung nhiều hơn ở những vùng da hở như mặt, cổ, tay và chân.
  • Chàm (eczema): Ở những người bị chàm (eczema), dị ứng thời tiết là yếu tố kích thích triệu chứng của bệnh bùng phát. Đồng thời có thể đi kèm với phát ban da và nổi mề đay. Chàm biểu hiện là các mảng da đỏ, nổi mụn nước và ngứa ngáy. Sau một thời gian, mụn nước vỡ dẫn đến trợt loét, da khô ráp, dày sừng và nứt nẻ.
  • Viêm mũi dị ứng: Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,… gặp nhiều ở người bị dị ứng thời tiết. Một số trường hợp có thể bị viêm mũi dị ứng đơn độc nhưng cũng có thể đi kèm với mề đay mẩn ngứa và phát ban da.
  • Các triệu chứng khác: Ngoài ra, dị ứng thời tiết cũng có thể gây ra một số triệu chứng khác như ho nhiều, thở khò khè, đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, mệt mỏi, chán ăn,… Các triệu chứng này ít khi gặp ở người lớn mà chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 15 tuổi.

Yếu tố trực tiếp kích thích dị ứng thời tiết bùng phát là do sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ánh nắng,… Tuy nhiên, chỉ có một vài cá thể phản ứng quá mức với những yếu tố này. Ở những người khỏe mạnh, hệ miễn dịch gần như không có phản ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết.

Bị dị ứng thời tiết phải làm sao
Thời tiết khô hanh là điều kiện thuận lợi kích thích dị ứng thời tiết bùng phát

Vì vậy, dị ứng thời tiết chỉ xảy ra khi có những yếu tố thuận lợi sau:

  • Cơ địa dị ứng: Cơ địa dị ứng là yếu tố quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của các vấn đề liên quan đến dị ứng như mề đay, dị ứng thời tiết, viêm da cơ địa,… Yếu tố này khiến cho hệ miễn dịch trở nên “nhạy cảm” với các tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Do đó, người có cơ địa nhạy cảm thường dễ dị ứng hơn so với người bình thường.
  • Yếu tố di truyền: Các bệnh lý có cơ chế dị ứng đều liên quan đến yếu tố di truyền. Thống kê cho thấy, nguy cơ mắc bệnh tăng lên đáng kể nếu cả cha và mẹ đều có tiền sử dị ứng thời tiết, mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng,…
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch suy giảm là điều kiện thuận lợi để bùng phát dị ứng thời tiết, mề đay mẩn ngứa và các bệnh có cơ chế dị ứng khác. Do đó khi sức đề kháng suy giảm, các triệu chứng dị ứng thời tiết có thể bùng phát mạnh và tiến triển dai dẳng hơn.
  • Điều kiện thời tiết: Dị ứng thời tiết chỉ xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Đây là những giai đoạn độ ẩm, nhiệt độ và chất dị ứng trong không khí tăng cao. Vì vậy, hệ miễn dịch không kịp thời “thích nghi” và dễ bùng phát phản ứng dị ứng.

Ngoài ra, nguy cơ bị dị ứng thời tiết còn có thể tăng lên khi có những yếu tố sau:

  • Trẻ em
  • Có sẵn các bệnh lý dị ứng (hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…)
  • Rối loạn nội tiết
  • Căng thẳng thần kinh
  • Dùng thuốc và thức ăn dễ gây dị ứng vào giai đoạn chuyển mùa

Dị ứng thời tiết là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ánh sáng,… Do đó khi thời tiết ổn định trở lại, các triệu chứng của bệnh có xu hướng tự thuyên giảm. Thống kê cho thấy, dị ứng thời tiết thường có mức độ nhẹ đến trung bình và hầu hết đều thuyên giảm trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên vẫn có những trường hợp dị ứng thời tiết kéo dài qua 6 tuần (dị ứng thời tiết mãn tính). Mặc dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng bệnh tiến triển dai dẳng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống – đặc biệt là ngoại hình và giấc ngủ. Chính vì vậy, bệnh nhân nên chủ động điều trị để kiểm soát bệnh trong thời gian sớm nhất và hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển mãn tính.

Dù không phổ biến nhưng cũng có những trường hợp bị dị ứng thời tiết nghiêm trọng (thường gặp ở trẻ nhỏ có sẵn các bệnh lý dị ứng như viêm mũi dị ứng, mề đay và hen phế quản). Do đó, cần chủ động thăm khám và điều trị nếu nhận thấy triệu chứng có mức độ nặng, dai dẳng và kéo dài hơn 2 tuần.

Dị ứng thời tiết có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý da liễu và hô hấp. Chính vì vậy, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được thăm khám trước khi điều trị.

Bị dị ứng thời tiết phải làm sao
Dị ứng thời tiết được chẩn đoán chủ yếu qua thăm khám lâm sàng

Chẩn đoán dị ứng thời tiết bao gồm các bước sau:

  • Thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử cá nhân và gia đình
  • Xét nghiệm IgE trong máu (ít được áp dụng)

Thực tế, chẩn đoán dị ứng thời tiết chủ yếu thông qua thăm khám lâm sàng. Các xét nghiệm dị ứng khác ít khi được chỉ định trong trường hợp này.

Dị ứng thời tiết là một trong những bệnh dị ứng tương đối phổ biến. Bệnh khá lành tính và có thể thuyên giảm nhanh sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, tổn thương da và các triệu chứng ở đường hô hấp do bệnh lý này gây ra có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt, ngoại hình,….

Ngoài ra nếu không chủ động điều trị, dị ứng thời tiết có thể chuyển biến sang giai đoạn mãn tính và tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý có cơ chế dị ứng khác. Chính vì vậy sau khi được chẩn đoán, bệnh nhân cần áp dụng các phương pháp điều trị sau:

Hạn chế với các yếu tố bùng phát bệnh là biện pháp quan trọng nhất khi điều trị các bệnh dị ứng. Biện pháp này có thể giảm nhẹ triệu chứng, ngăn bệnh lan rộng và tiến triển dai dẳng. Ở những trường hợp dị ứng nhẹ, triệu chứng có thể thuyên giảm chỉ sau 3 – 5 ngày cách ly và tránh tiếp xúc với các yếu tố bùng phát bệnh.

Bị dị ứng thời tiết phải làm sao
Người bị dị ứng thời tiết nên tránh các yếu tố kích thích bệnh bùng phát

Người bị dị ứng thời tiết cần tránh tiếp xúc với những yếu tố sau:

  • Phấn hoa và các chất dị ứng trong không khí được xem là yếu tố phổ biến nhất kích thích triệu chứng của dị ứng thời tiết bùng phát. Do đó, bệnh nhân nên đeo khẩu trang và mặc quần áo dài tay khi di chuyển ngoài trời.
  • Nếu sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi mịn và chất dị ứng, nên sử dụng thiết bị lọc không khí để giảm tình trạng dị ứng da và đường hô hấp.
  • Khi thời tiết lạnh, nên giữ ấm cơ thể và dưỡng ẩm da thường xuyên. Ngược lại trong trường hợp thời tiết nóng bức, cần giữ vệ sinh cơ thể và mặc quần áo thông thoáng để giảm ma sát, đồng thời hạn chế tăng thân nhiệt và bài tiết nhiều mồ hôi.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài – đặc biệt là ánh nắng từ 10:00 – 15:00.

Dù không phải là yếu tố kích thích dị ứng thời tiết bùng phát nhưng bệnh nhân cũng nên hạn chế các yếu tố khiến bệnh chuyển biến nặng như thức ăn dị ứng, rượu bia, cà phê, kích thích cơ học, thuốc lá,…

Ngoài việc cách ly với các yếu tố khởi phát bệnh, bệnh nhân có thể giảm nhẹ triệu chứng với các mẹo đơn giản tại nhà như:

Bị dị ứng thời tiết phải làm sao
Có thể thoa kem dưỡng ẩm để làm dịu, giảm ngứa và tiêu mẩn đỏ
  • Tắm nước ấm/ nước mát: Tắm nước ấm được áp dụng trong trường hợp dị ứng thời tiết lạnh và ngược lại. Biện pháp này giúp điều hòa thân nhiệt, giảm mức độ ngứa ngáy và tiêu các mẩn đỏ, phát ban do dị ứng thời tiết gây ra.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Nếu dị ứng thời tiết xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa hoặc thời tiết quá lạnh, bệnh nhân nên sử dụng kem dưỡng ẩm 2 – 3 lần/ ngày. Kem dưỡng có tác dụng làm mềm và cải thiện hàng rào bảo vệ da. Qua đó có thể hạn chế mức độ ngứa ngáy và tránh sự xâm nhập của các chất dị ứng, kích ứng.
  • Xông mũi bằng thảo dược: Để cải thiện các triệu chứng ở đường hô hấp, bệnh nhân nên xông mũi 2 – 4 lần/ tuần bằng thảo dược tự nhiên như gừng, chè xanh, tinh dầu tràm trà, lá chanh,… Biện pháp này giúp làm loãng dịch tiết hô hấp, đồng thời loại bỏ chất dị ứng ứ đọng trong niêm mạc.

Thực tế, triệu chứng của dị ứng thời tiết tương đối đa dạng. Do đó ngoài những mẹo chữa trên, bệnh nhân cũng có thể linh động thay đổi các biện pháp khác tùy theo biểu hiện lâm sàng và mức độ triệu chứng. Một số mẹo trị dị ứng thời tiết tại nhà được áp dụng phổ biến như tắm lá chè, lá khế, súc miệng với nước muối, uống trà mật ong, hoa cúc,…

Trong trường hợp dị ứng thời tiết bùng phát mạnh, gây ngứa nhiều hoặc kéo dài trong nhiều tuần, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc trị mề đay, dị ứng sau:

Bị dị ứng thời tiết phải làm sao
Nếu cần thiết, có thể dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc kháng histamin H1 là nhóm thuốc được sử dụng rất phổ biến khi điều trị các bệnh có cơ chế dị ứng. Tác dụng chính của thuốc là giảm ngứa, đồng thời giảm mức độ của tổn thương da và các triệu chứng ở đường hô hấp. Loại thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm Loratadin, Clorpheniramin, Promethazin, Diphenhydramin,…
  • Corticoid đường uống: Corticoid đường uống được dùng khi dị ứng thời tiết bùng phát mạnh gây khó thở, ngứa cổ họng, mề đay lan tỏa rộng, phù mi mắt,… Tuy nhiên, corticoid đường uống có nguy cơ cao nên chỉ được sử dụng trong trường hợp thật sự cần thiết. Để giảm thiểu tác dụng phụ, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc liều thấp trong thời gian ngắn.
  • Thuốc ức chế leukotriene: Ngoài histamine, leukotriene cũng là chất trung gian trong phản ứng dị ứng. Do đó trong trường hợp dị ứng thời tiết không thuyên giảm khi sử dụng thuốc kháng histamin, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc ức chế leukotriene. Thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh – đặc biệt là các triệu chứng ở đường hô hấp.
  • Các loại thuốc khác: Ngoài những loại thuốc kể trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác tùy theo triệu chứng của từng bệnh nhân. Các loại thuốc được sử dụng thường là corticoid dạng khí dung, thuốc giảm ho, long đờm, thuốc co mạch, Omalizumab,…

Dị ứng thời tiết là phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch với các yếu tố từ môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… Ở một số trường hợp, phản ứng này có thể kéo dài trong nhiều tháng ngay cả khi đã tích cực điều trị. 

Nếu không có hiệu quả tốt với tân dược, bệnh nhân có thể cân nhắc điều trị bằng thuốc Đông y và một số phương pháp từ y học cổ truyền. Tuy nhiên, cần lựa chọn bệnh viện/ phòng khám uy tín để tránh các rủi ro phát sinh.

Dị ứng thời tiết trong Y học cổ truyền (YHCT) được xếp vào chứng phong chẩn khối. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể nhiễm phải phong hàn (dị ứng thời tiết lạnh), phong nhiệt (dị ứng thời tiết nóng), vinh vệ suy yếu không có khả năng đào thải mà kích hoạt phản ứng dị ứng gây nổi mẩn đỏ, mề đay, sẩn ngứa trên da.

Bị dị ứng thời tiết phải làm sao
Nguyên tắc điều trị dị ứng thời tiết theo YHCT

Để điều trị dị ứng thời tiết, YHCT kết hợp nhiều vị thuốc để khu phong, trừ tà, bồi bổ tạng phủ, điều dưỡng cơ thể, chống dị ứng. Nhờ vậy, các bài thuốc YHCT có khả năng điều trị dứt điểm dị ứng thời tiết, ngăn tái phát và đảm bảo tính an toàn được đông đảo người bệnh lựa chọn.

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang hỗ trợ ĐIỀU TRỊ dị ứng thời tiết từ tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam

Nổi bật trong số các bài thuốc Y học cổ truyền hiệu quả với bệnh dị ứng thời tiết là bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang của Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc chữa dị ứng thời tiết, mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc được nghiên cứu và hoàn thiện bởi nhiều thế hệ bác sĩ đầu ngành. Chủ nhiệm đề tài là Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Bài thuốc chắt lọc tinh hoa Y học cổ truyền, y học bản địa thuốc dân tộc nổi bật là bài thuốc chữa ngứa da của người Mường – Hòa Bình, Y pháp Hải Thượng Lãn Ông và được khoa học khai sáng, chứng minh hiệu quả cao và an toàn trong hỗ trợ điều trị dị ứng thời tiết, mề đay, mẩn ngứa, phong ngứa.

Bị dị ứng thời tiết phải làm sao

Bài thuốc kết hợp 2 nhóm thuốc GIẢI ĐỘC HOÀN (Thuốc điều trị) & BÌNH CAN HOÀN (Thuốc bổ). Trong đó:

  • Giải độc hoàn: Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hóa ứ, tiêu viêm, tiêu ban ngứa, tiêu các nốt sẩn đỏ, sẩn phù do dị ứng thời tiết (nóng, lạnh) gây ra, loại bỏ tình trạng quá mẫn với sự thay đổi của thời tiết từ căn nguyên bên trong cơ thể.
  • Bình can hoàn: Nhuận gan, thông mật, điều dưỡng cơ thể, dưỡng huyết, hoạt huyết, ổn định cơ địa, chống dị ứng, chống tái phát dị ứng da khi thay đổi thời tiết.

Với sự kết hợp “2 trong 1”, bài thuốc Y học cổ truyền của Trung tâm Thuốc dân tộc hiệu quả cao trong với các mức độ dị ứng thời tiết sau 1 thời gian ngắn sử dụng, chống tái phát dai dẳng.

Bị dị ứng thời tiết phải làm sao

Bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc có thành phần phối chế tỷ lệ vàng hơn 30 vị thuốc có tác dụng giải độc, tiêu viêm, tiêu ban ngứa, chống dị ứng đầu bảng như: bồ công anh, kim ngân hoa, hồng hoa, phòng phong, diệp hạ châu, đơn đỏ, ké đầu ngựa, ngải cứu, cúc tần Toàn bộ dược liệu được sử dụng chuẩn sạch GACP-WHO, được kiểm định kỹ lưỡng trước khi ứng dụng nên an toàn, không tác dụng phụ.

Với những ưu điểm vượt trội, bài thuốc và công tác điều trị dị ứng thời tiết, nổi mề đay, mẩn ngứa bằng Y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn đưa tin. [Xem chi tiết TẠI ĐÂY]

Bài thuốc mang lại hiệu quả từ từ qua từng giai đoạn giải độc – tiêu ban, tiêu mẩn ngứa – chống dị ứng và ngăn tái phát. Mỗi ngày Trung tâm Thuốc dân tộc tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh tiếp nhận và điều trị thành công cho nhiều trường hợp dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, trong đó có cả trẻ em, phụ nữ sau sinh.

Bạn đọc có thể xem thêm chi tiết về bài thuốc và phương pháp điều trị dị ứng thời tiết, nổi mề đay mẩn ngứa của Trung tâm Thuốc dân tộc TẠI ĐÂY. Hoặc liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được bác sĩ tư vấn chi tiết.

Hà Nội: B31 Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. Hotline: 0388 778 986

Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận. Hotline: 0961 825 886

Website: thuocdantoc.org

Dị ứng thời tiết có thể tái phát vào một số thời điểm cụ thể (thường là vào giai đoạn chuyển mùa, mùa đông thời tiết khô hanh). Dù không thể phòng ngừa hoàn toàn nhưng bệnh nhân có thể giảm mức độ và hạn chế tần suất bệnh tái phát bằng một số phương pháp sau:

  • Giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang và mặc quần áo dài tay khi di chuyển ngoài trời trong giai đoạn thời tiết thay đổi đột ngột hoặc thời tiết quá lạnh.
  • Nếu trời nắng nóng, nên mặc trang phục rộng rãi để giữ cơ thể mát mẻ, tránh tăng thân nhiệt và đổ mồ hôi quá mức. Ngoài ra, nên hạn chế các hoạt động gây đổ nhiều mồ hôi trong thời gian này.
  • Khi thời tiết thay đổi, nên tránh tiếp xúc với hóa chất, côn trùng, mủ thực vật, rượu bia, ma sát, thuốc,… Dù không phải là nguyên nhân gây dị ứng thời tiết nhưng các yếu tố này làm tăng mức độ quá mẫn của hệ miễn dịch và khiến triệu chứng dị ứng bùng phát mạnh, lan tỏa rộng và có xu hướng tiến triển dai dẳng.
  • Thời tiết là yếu tố không thể thay đổi. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể giảm mức độ quá mẫn của hệ miễn dịch với những yếu tố này bằng cách nâng cao sức đề kháng thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện.
  • Ngoài ra, nên chú ý kiểm soát các yếu tố nội sinh làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh như stress, rối loạn nội tiết tố,…

Dị ứng thời tiết là tình trạng tương đối phổ biến có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Hy vọng qua bài viết, bệnh nhân có thể hiểu rõ về bệnh lý này và chủ động hơn trong việc kiểm soát – phòng ngừa bệnh tái phát. 

Nguồn: tapchiyhoccotruyen.com

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị