Bị tắc tia sữa thì phải làm thế nào năm 2024

Tắc tia sữa là tình trạng một lượng sữa bị giữ lại phía bên trong bầu ngực tại các ống dẫn sữa. Điều này gây khó khăn cho quá trình bú sữa của bé yêu hay việc mẹ hút sữa tích trữ.

Bị tắc tia sữa thì phải làm thế nào năm 2024

  1. Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh

* Mẹ không cho bé bú thường xuyên, đúng cữ.

* Mẹ gặp phải tình trạng căng thẳng, stress.

* Sữa mẹ sản xuất quá nhiều nhưng bé không bú hết.

* Mẹ mặc áo ngực quá chật hoặc bó sát.

* Bé ngậm vú mẹ sai cách.

* Mẹ cũng có thể bị tắc tia sữa do nhiễm khuẩn.

* Các nguyên nhân khác: ảnh hưởng của chế độ ăn uống, mẹ bị cảm lạnh, cơ địa,…

  1. Dấu hiệu khi mẹ bị tắc sữa

* Mẹ cảm thấy một hoặc cả hai bên bầu ngực trở nên căng tức, có cảm giác đau nhức. Tình trạng này có chiều hướng tăng lên mỗi ngày.

* Vùng vú của mẹ xuất hiện các khối tròn có bề mặt gồ ghề với những kích thước khác nhau. Khi sờ vào cảm thấy cứng, và đau.

* Lượng sữa tiết ra rất ít hoặc không tiết ra dù mẹ đã chủ động vắt sữa ra bên ngoài.

* Xuất hiện một số nốt sần nhỏ quanh ngực, vùng ngực có cảm giác nóng bất thường khi chạm vào.

* Một vài trường hợp mẹ có thể xuất hiện các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu,…

  1. Điều trị

* Trước khi cho bé bú, mẹ nên cởi hoàn toàn áo ngực để lượng sữa được lưu thông không bị hạn chế. Làm ấm ngực bằng việc đặt một tấm gạc hoặc khăn ấm, kết hợp với massage nhẹ.

* Mẹ nên cho bé bắt đầu với bên ngực bị tắc. Mẹ cần xoa bóp bầu vú nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, bắt đầu từ khía sau của vùng tắc cho tới phía trước núm vú.

* Khi mẹ bú không hết, mẹ cần dùng tay hoặc máy hút sữa để loại bỏ phần sữa còn dư, đảm bảo không có sữa đọng lại.

Nếu phát hiện sớm các triệu chứng của tắc sữa, mẹ có thể khắc phục ngay tại nhà khi áp dụng những cách làm dưới đây:

* Mẹ có thể chườm nóng tại vùng ngực bằng việc sử dụng một túi chườm hoặc chai nước nóng ở mức độ vừa phải. Khi chườm, mẹ cần kết hợp massage để làm thông vùng tắc sữa nhanh và hiệu quả hơn.

* Trong giai đoạn tia sữa mới bị tắc và vón cục nhẹ ở gần núm vú, mẹ có thể thông tắc bằng việc sử dụng các dụng cụ hút sữa đơn giản.

Khi tắc sữa lâu ngày, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm hay áp xe vú thì mẹ cần sử dụng tới kháng sinh toàn thân dưới dạng uống hoặc tiêm, thậm chí phải tiến hành trích thảo mủ.

  1. Phòng ngừa tắc tuyến sữa

* Thường xuyên cho bé bú đúng cữ, sử dụng tay hoặc máy vắt sữa để loại bỏ phần sữa thừa.

* Bổ sung đủ hàm lượng nước cần thiết mỗi ngày.

* Không sử dụng áo ngực quá chật, sai kích thước.

* Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

* Mẹ nên tập các bài thể dục nhẹ như thiền, yoga, đi bộ,…

* Ngay khi phát hiện các dấu hiệu tắc tia sữa, mẹ nên nhanh chóng khắc phục, tránh trường hợp phát triển thành viêm nhiễm, áp xe vú gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà nhưng không đem lại hiệu quả, mẹ cần thăm khám và điều trị tại các bệnh viện, cơ sơ y tế uy tín

Có rất nhiều phụ nữ sau sinh bị tắc tia sữa nhưng không có cách xử lý đúng dẫn đến viêm vú, áp xe vú…

Tất cả những vấn đề này thường do ống dẫn sữa không thông. Nếu gặp phải những trường hợp như vậy mẹ có thể sẽ bị căng sữa quá mà sốt hoặc dẫn đến viêm, tội nhất là con sẽ không có sữa bú.

Bị tắc tia sữa thì phải làm thế nào năm 2024

Điều gì khiến các mẹ bị tắc tia sữa

Ống dẫn sữa bị tắc một phần hay hoàn toàn sẽ làm cho dòng sữa không thể chảy ra ngoài và bé không thể bú được. Lúc đó, một vài nơi trên bầu ngực hoặc cả bầu ngực sẽ sưng lên, sờ vào thấy cứng và nếu kéo dài trong vài tiếng có thể gây sốt cao. Trước khi sốt, vùng da ở khu vực này có dấu hiệu sưng đỏ rất khó chịu. Núm vú và quầng vú có thể bị phình mạch máu và xuất hiện các đốm trắng trên núm vú.

Lý do gì lại khiến mẹ bị tắc tia sữa?

1. Sữa mẹ không được kích thích, có thể là do bé không bú thường xuyên hoặc không cho bé bú đủ thời lượng.

2. Sữa mẹ ít dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem quá khắc nghiệt theo quan niệm cũ.

3. Mẹ có quá nhiều sữa và nó không được hút hết ra ngoài để chuẩn bị cho đợt sản xuất tiếp theo.

4. Mẹ mang áo ngực quá chặt cũng khiến cho dòng chảy sữa không chảy đều.

5. Mẹ mang áo ngực quá rộng làm cho bầu ngực chảy xệ và gây áp lực lên tuyến sữa.

6.Mẹ ăn quá nhiều chất béo, dầu mỡ hoặc thức ăn có quá nhiều gia vị.

7. Mẹ có triệu chứng căng thẳng, stress sẽ ảnh hưởng đến việc sản sinh ra hormone và làm dòng sữa chảy chậm.

Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng khi bị tắc sữa vì càng lo sẽ càng khiến tia sữa bị tắc và không thể giải quyết được tình hình.

Bị tắc tia sữa thì phải làm thế nào năm 2024
Bước 1: Massage vòng tròn quanh bầu vú. Đây là một kỹ thuật mà các bà mẹ cho con bú có thể tự làm cho mình vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu mà không cần tốn quá nhiều công sức.

Bị tắc tia sữa thì phải làm thế nào năm 2024
Bước 2: Một tay đỡ bầu vú ở phía dưới, một tay mát-xa bầu vú theo chiều từ trên xuống thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương các tuyến sữa. Nhờ sự vuốt ve nhẹ nhàng này mà các tuyến sữa sẽ được kích thích để lan rộng ra khắp các hạch bạch huyết ở da. Mẹ nhớ là không nhấn sâu xuống mà chỉ vuốt nhẹ thôi nhé!

Bị tắc tia sữa thì phải làm thế nào năm 2024
Bước 3: Dùng đầu ngón cái ấn vào vùng gần đầu ti và vuốt xuống.

Bị tắc tia sữa thì phải làm thế nào năm 2024
Bước 4: Dùng ngón cái và ngón trỏ, bóp vào đầu ti và vuốt nhẹ nhiều lần để sữa ra ngoài.

Bị tắc tia sữa thì phải làm thế nào năm 2024
Bước 5: Dùng một miếng gạc lạnh đắp lên bầu ngực để giảm sưng sau khi mát-xa thành công.

Bị tắc tia sữa thì phải làm thế nào năm 2024

Đây là cách không chỉ dùng khi bị tắc sữa mà còn được dùng thường xuyên khi mẹ cho con bú vì nó sẽ kích thích sữa về nhiều hơn. Các mẹ cũng có thể an tâm tự làm một mình dễ dàng mà không phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người khác.

Tất nhiên, việc làm này sẽ không thể quyết định hoàn toàn đến việc duy trì nguồn sữa mẹ mà phải kết hợp cả việc cho bé bú thường xuyên thì nguồn sữa mới duy trì được lâu dài nhé!