Bị tiêu chảy có nên uống nước có ga

Dù tình trạng tiêu chảy mà bạn gặp phải chỉ xảy ra tức thời, do ngộ độc thực phẩm hay xảy ra thường xuyên do bệnh lý mạn tính như hội chứng ruột kích thích, thì chế độ ăn cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng bệnh. Vậy tiêu chảy nên ăn gì?


Chế độ ăn có ảnh hưởng lớn đến tình trạng tiêu chảy

Bị tiêu chảy nên ăn gì?

Khi bạn bị tiêu chảy, thực phẩm mà bạn ăn hằng ngày có vai trò quan trọng giúp bạn phục hồi nhanh hơn. Đây là lý do mà nguyên tắc BRAT về thực phẩm ra đời.

BRAT là viết tắt của: “banana, rice, apple, toast” có nghĩa là “chuối, cơm, táo và bánh mì nướng”. Những thực phẩm này có đặc tính dịu nhẹ, dễ tiêu hóa và không kích ứng đường tiêu hóa. Hơn nữa, chúng còn giàu chất xơ, giúp tạo khuôn cho phân. Bạn có thể mở rộng nguyên tắc này với những loại thực phẩm sau:

  • Ngũ cốc nấu chín: cơm trắng, cơm gạo lứt hay lúa mạch
  • Bánh quy
  • Nước ép táo


Khi bị tiêu chảy, nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa và không gây kích ứng

Tiêu chảy nên uống gì?

Bạn cũng cần bổ sung đầy đủ nước để tránh tình trạng mất nước do tiêu chảy hoặc nôn. Những loại đồ uống bạn nên lựa chọn đề bù nước bao gồm:

  • Các loại nước hầm như: nước hầm gà, hầm bò nhưng cần loại bỏ hết phần chất béo.
  • Nước dừa, nước bổ sung điện giải hoặc bổ sung đồng thời vitamin và điện giải. Tránh các loại đồ uống bổ sung quá nhiều đường.
  • Các loại trà thảo dược và không chứa caffeine.

Bổ sung nước rất cần thiết khi bị tiêu chảy

Tiêu chảy nên tránh gì?

Khi bạn đang bị tiêu chảy hoặc vừa mới hồi phục sau những ngày tiêu chảy, có rất nhiều loại thực phẩm bạn cần tránh để không làm tình trạng bệnh nặng thêm hoặc tái trở lại. Những thực phẩm này bao gồm:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa như: Sữa tươi, bơ, kem tươi, pho-mat, trà sữa,…
  • Đồ chiên rán hoặc thực phẩm nhiều chất béo
  • Đồ ăn cay nóng
  • Đồ ăn chế biến sẵn, đặc biệt những loại thực phẩm có chất phụ gia
  • Thịt lợn hoặc thịt bê
  • Rau sống, hành, ngô
  • Tất cả các loại trái cây có múi như: cam, bưởi, quýt,.. và một số loại trái cây khác như: dứa, nho, cherry,…
  • Đồ uống chứa cồn, caffe hay đồ uống có ga
  • Thực phẩn chứa chất tạo ngọt nhân tạo, bao gồm cả sorbitol

>> Xem thêm:Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống men vi sinh hay men tiêu hóa?

Cần tránh đồ ăn nhiều chất éo, cay nóng khi bị tiêu chảy

Điều trị tiêu chảy tại nhà

Phần lớn các trường hợp tiêu chảy đều đáp ứng tốt với những điều trị tại nhà như: thay đổi chế độ ăn, bổ sung nước và sử dụng các loại thuốc không kê đơn. Thuốc không kê đơn thường được sử dụng là thuốc cầm tiêu chảy.

Ngoài ra, men vi sinh (probiotics) nên được sử dụng sớm nhất có thể, ngay từ lúc bắt đầu có biểu hiện tiêu chảy nhằm ngăn ngừa những tiến triển nặng của bệnh. Trong các loại men vi sinh, Bacillus clausii là chủng lợi khuẩn đã được chứng minh có vai trò rút ngắn thời gian phục hồi tiêu chảy tới 24 giờ so với trường hợp không được sử dụng men. Hơn nữa, Bacillus clausii ở dạng bào tử có khả năng sinh tồn rất mạnh. Bào tử này có thể vượt qua được trong điều kiện acid của dịch vị để xuống ruột nở thành lợi khuẩn và phát huy tác dụng.

Đồng thời bào tử có khả năng đề kháng hầu hết các loại kháng sinh, do đó rất phù hợp trong trường hợp bạn đang sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh lý khác.

Phạm Hảo
Theo Đời sống Plus/GĐVN


Men vi sinh Bio Vigor

Chuyển giao công nghệ từ Công ty Total Health Advanced Nutrition, Inc, Mỹ

Thành phần:
Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) 100 triệu bào tử Bacillus clausii/g
Dạng viên nang cứng: Bacillus clausii (dạng bào tử) 3×108 CFU, phụ liệu: Chất độn: Maltodextrin; Chất làm trơn chảy: Silicon dioxide; Chất làm bóng: Magnesi stearate; Vỏ nang HPMC số 2.
Công dụng: Bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống.
Đối tượng sử dụng:
• Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên tiêu hóa kém. Trẻ em dưới 2 tuổi phải tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng
• Người lớn và trẻ em bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh dài ngày.
• Trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, biếng ăn.
Cách sử dụng: Không uống cùng nước nóng quá 40 độ, nên uống cách thời gian dùng kháng sinh 2 giờ
- Trẻ em dưới 15 tuổi: Trẻ dùng kháng sinh, bị rối loạn tiêu hóa: Dùng 2-3 gói/ngày, Hoặc dùng 2-3 viên/ngày. Trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, kém hấp thu, hay ốm yếu, trong giai đoạn phát triển trí não: Dùng 2 gói/ngày, Hoặc dùng 2 viên/ngày, tốt nhất dùng trước bữa ăn 30 phút. Dùng pha với sữa, nước hay thức ăn cho trẻ em
- Người lớn: Uống 3 gói/ngày hoặc 3 viên/ngày trong các trường hợp đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, phân sống, loạn khuẩn ruột do dùng kháng sinh, uống nhiều rượu bia…
Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Quy cách:
Dạng bột: Hộp 10 gói, mỗi gói 1 gram. Dạng viên nang cứng: 260 mg/viên. Hộp 3 vỉ × 10 viên; Hộp 5 vỉ × 10 viên; Hộp 10 vỉ × 10 viên; Lọ 30 viên; Lọ 60 viên, Lọ 100 viên.
Xuất xứ: Bio Vigor được sản xuất theo công nghệ chuyển giao từ Công ty Total Health Advanced Nutrition, Inc,. Minneapolis, MN 55421, USA
HSD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Hotline miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính).
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 01346/2019/ATTP-XNQC
Thông tin chi tiết xem tại: //nhatnhat.com/men-vi-sinh-bio-vigor.html


Thức ăn nhiều chất béo làm tăng tốc độ co bóp của ruột, có thể làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh tiêu chảy.

Do đó, người bệnh cần lưu ý tránh các loại thực phẩm có nhiều chất béo như: Thức ăn nhanh, thịt mỡ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thực phẩm có kem béo…

Thay vào đó, người bệnh nên lựa chọn thịt nạc như: thịt lợn nạc, thịt gà trắng, súp làm từ nước dùng sẽ tốt hơn so với súp làm từ kem…

Người bệnh tiêu chảy nên tránh ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.

2. Tránh thực phẩm gây đầy hơi

Một số loại trái cây và rau quả có thể gây đầy hơi như: đậu, bông cải xanh, cải bắp, súp lơ trắng, hành, đào, lê, mận, một số loại trái cây khô như mơ khô, mận khô, nho khô… Khi bị đầy hơi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu dạ dày và triệu chứng tiêu chảy trầm trọng hơn.

Do vậy, người bệnh nên tránh những thức ăn này cho đến khi bệnh ổn định. Thay vào đó nên sử dụng các thực phẩm khác như: Rau chân vịt, bí, dâu tây, dứa, dưa lưới…

3. Chất làm ngọt nhân tạo

Một số chất làm ngọt nhân tạo và chất thay thế đường có thể có tác dụng nhuận tràng. Chúng cũng có thể làm tăng khí và đầy hơi, không tốt cho người bệnh đang bị tiêu chảy.

Người bệnh cần tránh các loại thực phẩm thường chứa chất làm ngọt nhân tạo như: Nước ngọt, soda ăn kiêng, kẹo không đường, kẹo cao su không đường, chất thay thế đường cho cà phê và trà. Thay vào đó, hãy chọn nước trắng hoặc trà không đường, trà thảo mộc.

Nước ngọt, soda thường chứa chất làm ngọt nhân tạo không tốt cho người bệnh tiêu chảy.

4. Sản phẩm từ sữa

Nên hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, trong trường hợp người bệnh có biểu hiện không dung nạp lactose sẽ càng khó tiêu hóa.

Các sản phẩm từ sữa có chứa một loại đường gọi là lactose. Cơ thể chúng ta tiêu hóa đường lactose bằng một loại enzyme gọi là lactase. Tiêu chảy có thể làm cạn kiệt men lactase. Đường lactose không được tiêu hóa có thể làm tăng khí, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy.

Thực phẩm chứa lactose phổ biến bao gồm: Sữa, kem, phô mai… Tuy nhiên, sữa chua là một ngoại lệ. Người bệnh nên chọn sữa chua vì nó chứa men vi sinh tốt cho tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nên ăn sữa chua nguyên chất và ít đường.

5. Không dùng đồ uống chứa chất kích thích

Các loại đồ uống như: rượu, cà phê và nước có gas không gây tiêu chảy nhưng chúng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa. Người bệnh nên tránh các loại đồ uống này cho đến khi tình trạng bệnh ổn định.

Thay vào đó nên lựa chọn uống nước trắng, nước dừa, nước trà thảo mộc, dung dịch bổ sung điện giải… để đề phòng mất nước qua phân do tiêu chảy nhiều lần.

Rượu và cà phê có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa.

6. Thực phẩm không an toàn

Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy. Khi đang bị tiêu chảy, bạn càng cần phải lựa chọn thức ăn cẩn thận từ nguồn gốc, độ tươi ngon, đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm, bảo quản và chế biến an toàn.

Đặc biệt, cần lưu ý vệ sinh thực phẩm tốt: Rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm, rửa sạch rau và trái cây dưới vòi nước chảy, vệ sinh dao, thớt, bồn rửa trước và sau khi sử dụng. Nấu chín kỹ thức ăn và bảo quản thức ăn đúng cách.

Tuyệt đối không ăn thức ăn đã ôi thiu, thức ăn để lâu ngày trong tủ lạnh. Hạn chế ăn thức ăn đường phố. Không nên ăn rau sống và các thực phẩm chưa được nấu chín.

Không nên ăn rau sống và các thực phẩm chưa được nấu chín.

Khi bị tiêu chảy, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể mà không gây tổn thương lên hệ tiêu hóa. Ưu tiên hàng đầu là bù nước và chất điện giải, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Người bệnh nên ăn các món ăn dưới dạng lỏng, mềm, dễ tiêu như súp, cháo. Uống nhiều nước như: nước trắng, nước canh, nước cháo, sữa chua, nước dừa tươi, nước trái cây (không thêm hoặc thêm rất ít đường)…

BS. Phạm Thị Hằng

Hậu quả của tiêu chảy cấp là mất nước và điện giải có thể gây tử vong. Do đó, dinh dưỡng cho bệnh nhân tiêu chảy cấp có vai trò quan trọng góp phần rút ngắn quá trình điều trị.

//suckhoedoisong.vn/thuc-don-ch...

Trẻ bị tiêu chảy có thể nhanh khỏi nhờ ăn đúng cách

Xem thêm video đang được quan tâm

Miền Bắc hứng đợt rét đậm cuối năm 2021


BS. Nhật Minh

Video liên quan

Chủ đề