Bị viêm niêm mạc miệng khám ở đâu

Loét miệng và họng là do các tế bào tăng trưởng nhanh chóng trong niêm mạc miệng và họng vốn rất nhạy cảm với tác động của hóa trị và xạ trị. Các vết loét gây đau và viêm có thể hình thành bên trong miệng, bao gồm trên lưỡi, nướu, sau họng và môi. Loét miệng có thể liên quan đến tình trạng khô miệng.

Loét miệng còn được gọi là viêm niêm mạc miệng hoặc viêm miệng. Những thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau. Viêm niêm mạc là thuật ngữ chung dùng để mô tả tình trạng viêm của lớp niêm mạc ở miệng, họng, thực quản và ruột. Tình trạng viêm xuất hiện bên trong miệng được gọi là viêm niêm mạc miệng, viêm các mô bên trong miệng, bao gồm nướu, lưỡi, má và môi được gọi là viêm miệng.

Sự khó chịu do loét miệng gây ra có thể từ mức độ nhẹ và dễ điều trị đến nặng. Loét miệng có thể gây đau khi ăn, uống và nuốt. Tình trạng này có thể nặng đến mức gây ảnh hưởng đến việc điều trị và khả năng duy trì dinh dưỡng tốt. Đôi khi cần phải giảm hoặc tạm ngưng liều hóa trị hoặc xạ trị. Nhân viên y tế sẽ thực hiện các bước để kiểm tra, ngăn ngừa và xử trí loét miệng. Chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể đề nghị các phương pháp xử trí loét miệng và cách thức duy trì dinh dưỡng khi việc ăn uống bị ảnh hưởng.

Việc phát hiện sớm và xử trí tốt tình trạng loét miệng là rất quan trọng nhằm ngăn ngừa chuyển biến xấu và giảm nguy cơ ngừng điều trị.

NGUYÊN NHÂN

Đường tiêu hóa bao gồm miệng, họng, thực quản và ruột. Niêm mạc là lớp màng bên trong đường tiêu hóa. Lớp niêm mạc này chứa các tế bào phân chia nhanh chóng giúp bảo vệ bên trong cơ thể và giữ ẩm. Loét miệng xảy ra khi việc điều trị ung thư gây tổn thương các tế bào này và ngăn ngừa chúng sinh sản. Điều này gây khó khăn cho các tế bào thực hiện chức năng tự phục hồi và bảo vệ bên trong miệng và họng. Kết quả là, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng viêm để cố gắng bảo vệ mình.

Có nhiều loại thuốc hóa trị có thể gây loét miệng. Điều này xảy ra khi dùng liều cao hơn hoặc thường xuyên hơn. Ví dụ, việc dùng 5-fluorouracil (5-FU) hàng tuần được xác định là nguyên nhân gây loét miệng.

Xạ trị vùng đầu và cổ cũng có thể gây loét miệng, họng và thực quản. Những tổn thương này xuất hiện trong tuần xạ trị thứ 3 hoặc thứ 4 và tăng lên khi đang tiến hành xạ trị. Việc điều trị dự phòng nên thực hiện từ khi bắt đầu xạ trị nhằm trì hoãn và giảm mức độ tổn thương. Tổn thương sẽ phục hồi từ từ sau khi kết thúc xạ trị, vì vậy nên tiếp tục súc miệng cho đến khi lành hoàn toàn.

Bệnh nhân đang điều trị bệnh lý huyết họcác tính có nguy cơ loét miệng cao hơn.

Loét miệng thường gặp ở người trẻ tuổi và người già đang điều trị ung thư.

Uống rượu và hút thuốc làm khô lớp niêm mạc trong miệng và có thể làm tăng nguy cơ loét miệng. Việc vệ sinh răng miệng kém và mang răng giả không vừa vặn cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về miệng, bao gồm loét miệng.

TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng loét miệng và họng có thể khác nhau tùy vào nguyên nhân và các yếu tố khác. Các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở niêm mạc miệng, sau đó ở nướu và họng. Sau khi bắt đầu điều trị từ 5 đến 14 ngày, các triệu chứng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào nhưng thường là tạm thời và tự khỏi sau khi kết thúc điều trị một vài tuần.

Bị viêm niêm mạc miệng khám ở đâu

Điều quan trọng là phải thông báo tất cả các triệu chứng cho nhân viên y tế, bao gồm:

  • Cảm giác nóng rát trong miệng
  • Đỏ trong miệng (dấu hiệu viêm)
  • Nước bọt nhiều hơn, ít hơn, hoặc đặc hơn bình thường, khô miệng bất thường, chảy nước bọt
  • Đau và khó chịu trong miệng, khó nuốt
  • Cảm giác thô ráp trong họng
  • Nhạy cảm bất thường với thức ăn nóng và lạnh
  • Đau hàm hoặc mặt khi mở miệng
  • Vết lở, loét hoặc đốm đỏ, trầy trong miệng
  • Khô, nứt hoặc phồng rộp lưỡi, nứt môi
  • Chảy máu ở môi, nướu hoặc bên trong miệng
  • Đốm trắng hoặc sưng trong miệng.

Đối với trẻ em, điều quan trọng là thông báo các dấu hiệu loét miệng và họng cho nhân viên y tế, bao gồm:

  • Không ăn hoặc uống,
  • Không chịu ngậm núm vú cao su
  • Nghiến răng khi nói hoặc không nói,
  • Chảy nhiều nước bọt hoặc không nuốt nước bọt
  • Sốt

XỬ TRÍ LOÉT MIỆNG VÀ HỌNG

Việc phòng ngừa loét miệng rất khó, đặc biệt với một số loại thuốc hóa trị và liều xạ trị tích lũy. Một số trung tâm điều trị có thể khuyến cáo bệnh nhân nên ngậm đá viên trước, trong và 30 phút sau mỗi lần điều trị nhằm giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của loét miệng.

Loét miệng có thể được xử trí và lành nhanh hơn nếu thực hiện vệ sinh răng miệng tốt, duy trì dinh dưỡng tốt và sử dụng thuốc để giảm đau.

THỰC HIỆN TỐT VỆ SINH RĂNG MIỆNG

Thực hiện tốt vệ sinh răng miệng trong quá trình điều trị ung thư giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và các biến chứng khác có thể xảy ra do loét miệng.

Khám răng định kỳ , vệ sinh răng và điều trị nha khoa cần thiết trước khi bắt đầu điều trị. Yêu cầu nha sĩ liên hệ với nhân viên y tế trước khi điều trị nha khoa vì việc này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và chảy máu trong và ngay sau khi điều trị.

Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nhân viên y tế hoặc nha sĩ có thể hướng dẫn cách vệ sinh răng và nướu nhẹ nhàng, như dùng bàn chải đánh răng có sợi lông mềm mại và kem đánh răng không có chất mài mòn. Quấn miếng vải mềm quanh ngón tay cũng có tác dụng như bàn chải mềm. Tham khảo ý kiến của nha sĩ về việc sử dụng gel hoặc nước súc miệng hàng ngày nhằm giúp ngừa sâu răng trong quá trình hóa trị.

Bị viêm niêm mạc miệng khám ở đâu

Hãy trao đổi với nhân viên y tế về chỉ nha khoa. Sự tích tụ mảng bám có thể gây ra các vấn đề về răng miệng, vì vậy nên khuyến khích bệnh nhân dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Nhưng không nên dùng khi miệng đang đau hoặc khi lượng hồng cầu thấp.

Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh và súc miệng thường xuyên cũng như những gì nên sử dụng. Nhân viên có thể đề nghị dùng muối hoặc baking soda pha với nước để súc miệng. Hãy hỏi nhân viên y tế để có lời khuyên và biết lượng muối hoặc baking soda cần sử dụng. Điều này có thể khác nhau giữa các trung tâm điều trị ung thư.

Hãy hỏi nhân viên y tế hoặc dược sĩ về loại nước súc miệng không chứa cồn hoặc có hiệu quả tốt để sử dụng khi loét miệng. Muối, baking soda hoặc nước khoáng có ga (soda) rẻ hơn nhiều so với nước súc miệng mua tại cửa hàng nhưng hiệu quả tương đương.

Rửa sạch bàn chải đánh răng sau mỗi lần sử dụng và bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ. Thay bàn chải đánh răng thường xuyên. Tránh dùng bàn chải đánh răng điện. Không sử dụng gạc hương chanh (lemon glycerin swab) vì có thể làm khô và kích ứng miệng. Dầu thạch, son dưỡng môi hoặc bơ ca cao có thể được dùng để giúp giữ ẩm và ngăn ngừa nứt môi.

Tháo răng giả thường xuyên để nướu nghỉ ngơi, hoặc chỉ mang khi ăn. Không dùng tăm xỉa răng vì những vật này có thể gây rách miệng. Kiểm tra các dấu hiệu loét miệng ở miệng, nướu và lưỡi hàng ngày. Thông báo cho bác sĩ khi có bất kỳ sự thay đổi nào.

DUY TRÌ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TỐT

Bị viêm niêm mạc miệng khám ở đâu

Loét miệng và họng thường ảnh hưởng đến việc ăn uống. Bệnh nhân có thể thực hiện những điều sau để giúp duy trì dinh dưỡng tốt trong thời gian loét miệng.

Uống nhiều nước. Uống đủ nước trong bữa ăn giúp nuốt thức ăn dễ dàng hơn. Uống từng ngụm đồ uống lạnh như nước trái cây giữa các bữa ăn. Sử dụng ống hút nếu miệng bị đau.

Ăn khẩu phần nhỏ và chia thành nhiều bữa. Tránh các loại trái cây có vị chua, mặn hoặc có tính axit như cam, bưởi và cà chua. Tránh thức ăn nhiều gia vị và cay vì có thể gây kích ứng miệng. Hạn chế dùng thực phẩm xù xì, thô ráp hoặc khô có cạnh sắc, như rau củ sống, khoai tây chiên, bánh quy xoắn hoặc các loại hạt. Sử dụng máy xay để làm mềm hoặc xay nhuyễn thức ăn khi việc nhai hoặc nuốt trở nên khó khăn.

Ăn thức ăn mềm, ẩm, nhạt ở nhiệt độ ấm hoặc nguội. Thức ăn hoặc đồ uống nóng (cà phê, trà) có thể gây kích ứng loét miệng. Dưới đây là các loại thức ăn mềm nhưng cung cấp dinh dưỡng cần thiết:

  • Súp kem
  • Sữa chưa
  • Trứng
  • Thịt xay
  • Khoai tây nghiền
  • Đậu và đậu lăng
  • Bánh pudding, bánh custard, rau câu hoặc thạch
  • Mì pasta, bánh trứng, thịt hầm và các món từ phô mai
  • Sốt táo, trái cây đóng hộp và chuối
  • Bánh trái cây đông lạnh, kem que, kem, sinh tố và sữa lắc
  • Chế phẩm dinh dưỡng

Đá viên hoặc kem que không đường cung cấp chất lỏng cần thiết và làm dịu các vùng bị viêm. Ngậm đá viên hoặc kem que không đường ngay trước và trong khi điều trị có thể giúp ích cho bệnh nhân đang dùng các loại thuốc hóa trị, như 5-fluorouracil (5-FU).

Tránh uống rượu/bia và hút thuốc lá cũng như đồ uống có ga (không chứa cồn) vì có thể gây kích ứng miệng.

DÙNG THUỐC GIẢM ĐAU

Giảm đau rất quan trọng vì loét miệng có thể làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Không dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào, như thuốc giảm đau, mà không có sự đồng ý của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Những loại thuốc này chứa axit acetylsalicylic (Aspirin) hoặc các thuốc khác có thể làm giảm tiểu cầu và khiến vấn đề chảy máu trở nên tồi tệ hơn.

Nhân viên y tế sẽ đề nghị hoặc chỉ định các loại thuốc giảm đau phù hợp như paracetamol, acetaminophen (Panadol®, Efferalgan®, Tylenol®, Ultracet®) hoặc thuốc giảm đau nhóm opioid như morphine và oxycodone (Oxycontin ®, Oxyneo®). Lưu ý các tác dụng phụ có thể có của thuốc giảm đau nhóm opioid là buồn ngủ và táo bón.

Nhân viên y tế có thể chỉ định các loại thuốc khác nhưng chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn để ngăn ngừa nhiễm khuẩn và giảm đau miệng.

GELS VÀ THUỐC MỠ

Một số loại thuốc giảm đau khác có dạng gel hoặc thuốc mỡ có thể được dùng cho vết loét trong miệng. Các sản phẩm có chứa chất gây tê Lidocaine (Kamistad Gel N®, Xylocaine®, Anginovac Spray®) cũng có thể giúp điều trị loét miệng. Các chế phẩm Nystatin có thể được dùng để ngăn ngừa nhiễm nấm.

NƯỚC SÚC MIỆNG, THUỐC XỊT VÀ RỬA MIỆNG ĐẶC TRỊ

Nhân viên y tế có thể đề nghị dùng thuốc để giảm đau miệng và họng, bao gồm:

  • Nước súc miệng/thuốc xịt Chlorhexidine (Eludril®) và povidone iodine (Betadine®) là các chế phẩm kháng khuẩn đặc trị giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Nước rửa miệng có chứa Lidocaine giúp giảm đau miệng và họng.

Sau khi súc miệng bằng các loại thuốc này, bệnh nhân nên chờ ít nhất 30 phút trước khi ăn hoặc uống vì thuốc có thể làm tê phản xạ hầu họng và gây nghẹn. Nếu bị nghẹn, hãy ngừng ăn và chờ thêm 30 phút để ăn hoặc uống trở lại.

VIÊN NGẬM

Hãy hỏi với nhân viên y tế về loại thuốc giảm đau dạng ngậm.

  • Viên ngậm có chứa Lidocaine có thể làm tê lưỡi và họng giúp nuốt dễ dàng hơn.
  • Sản phẩm kết hợp có chứa tyrothricin, benzalkonium và benzocaine (viên ngậm Dorithricin®) có thể giúp giảm nhanh chóng và hiệu quả tình trạng đau họng và khó nuốt cũng như kháng khuẩn và vi rút.

KEM ĐÁNH RĂNG ĐẶC TRỊ

Đôi khi răng trở nên nhạy cảm hơn trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi kết thúc điều trị. Kem đánh răng hoặc điều trị răng nhạy cảm có thể giúp giảm tình trạng này.

ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU

Miệng hoặc nướu có thể chảy máu khi bị kích thích do ăn uống, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Bệnh nhân cũng có thể dễ chảy máu nếu lượng tiểu cầu thấp, gọi là tình trạng giảm tiểu cầu. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân biết cách điều trị chảy máu và giữ vệ sinh răng miệng an toàn khi có lượng tiểu cầu thấp và kê đơn thuốc để giảm chảy máu cũng như hình thành cục máu đông. Súc miệng cẩn thận để không gây ảnh hưởng đến cục máu đông.

ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN

Nhiễm khuẩn có thể xảy ra do tổn thương niêm mạc miệng hoặc khi hệ miễn dịch bị suy yếu do lượng bạch cầu thấp, gọi là giảm bạch cầu. Đây có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng. Chứng khô miệng cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn miệng.

Có một số cách giúp ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng nhiễm khuẩn này nhưng sẽ tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, nấm hay virút.

NHIỄM KHUẨN

Điều trị nhiễm khuẩn có thể bao gồm:

  • Nước súc miệng kháng khuẩn (dùng súc miệng hoặc để vệ sinh răng giả và dụng cụ nha khoa)
  • Nước súc miệng có chứa thuốc
  • Điều trị kháng sinh

NHIỄM NẤM

Candida albicans, hay bệnh tưa miệng, là bệnh nhiễm nấm thường gặp gây ra các đốm trắng trong miệng. Việc điều trị nhiễm nấm có thể bao gồm dùng thuốc để ngăn ngừa và điều trị gọi là thuốc kháng nấm. Thuốc kháng nấm có thể dùng bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng nước súc miệng hoặc viêm ngậm kháng nấm đặc trị.

NHIỄM VIRÚT

Vi rút Herpes có thể gây nhiễm khuẩn như bệnh rộp môi (cold sores). Thuốc có thể được dùng để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm virút bằng đường uống, truyền tĩnh mạch hoặc thoa kem lên vết loét.