Biên bản sinh hoạt chuyên môn khối tiểu học

Biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học gồm 5 mẫu, giúp thầy cô tham khảo để viết biên bản thảo luận giờ dạy, sinh hoạt triển khai kế hoạch, chuẩn bị bài giảng và rút kinh nghiệm, biên bản lựa chọn sách giáo khoa....

Biên bản sinh hoạt chuyên môn ghi chép lại toàn bộ quá trình, nội dung chính của buổi họp chuyên môn của giáo viên. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm mẫu Kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

TRƯỜNG THCS......
TỔ CHUYÊN MÔN: KHTN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THẢO LUẬN GIỜ DẠY SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

I. Thành phần:

- 8 Đ/chí giáo viên trong tổ.

- Thời gian 15 giờ ngày ..... tháng. ...năm.....

- Nội dung cuộc họp: Thảo luận suy ngẫm về giờ dạy sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

- Người thực hiện giờ dạy:..................................

- Tên bài dạy: Tiết 8: LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN

- Người chủ trì: ......... - Tổ trưởng tổ KHTN.

II. Nội dung:

1. Tổ trưởng nêu mục đích và yêu cầu của phiên họp

Qua dự giờ tiết dạy minh họa, các thành viên trong tổ góp ý tạo điều kiện cho GV dạy chia sẻ cảm nhận, bày tỏ những cái tâm đắc, hoặc những điều chưa hài lòng về tiết dạy. Suy ngẫm, chia sẻ các ý kiến của GV về bài học sau khi dự giờ

Sau khi dự giờ người dự giờ đưa ra minh chứng về những gì nhìn thấy được về cách học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề của học sinh trên lớp để rút kinh nghiệm, đưa ra biện pháp áp dụng, nâng cao hiệu quả tiết dạy

2. Đồng chí ........ trình bày cảm nhận

+ Giờ dạy đã đạt được kiến thức cần truyền thụ, học sinh đã nắm được kiến thức của bài học.

+ Hơn 80% học sinh tích cực, chủ động, hợp tác cùng nhau và cùng giáo viên trong thực hiện các hoạt động học tập

+ Hầu hết các nhóm biết phân chia nhiệm vụ thảo luận đạt hiệu quả

+ Diễn biến toàn bộ quá trình bài dạy minh họa:

- Gv kiểm tra kết hợp với giới thiệu bài mới

- Gv hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ nội dung phần bài tập củng cố kiến thức trọng tâm

- Gọi HS các nhóm trả lời và nhận xét kết quả của các nhóm.

- GV cần nắm bắt các đối tượng học sinh, phân dạng bài tập thì học sinh sẽ dễ trả lời, vì đối tượng học sinh trong lớp yếu nhiều

* Hoạt động của các nhóm:

- HS tham gia vào các hoạt động chưa đồng đều, tập trung nhiều vào một số học sinh giỏi

- Một số em còn thiếu tập trung vào hoạt động học tập, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến

- Nhóm 1, 2 hoạt động hiệu quả hơn.

- Phần luyện tập: Nhóm 3 và 4 còn chậm; kỹ năng diễn đạt còn hạn chế.

- Còn một số chưa mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến

2. GV dự giờ chia sẻ ý kiến:

a. Đồng chí .......

- GV chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng, HS sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết nhiệm vụ.

- GV vận dụng hiệu quả, sinh động các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

- Một số em chưa tích cực tham gia thảo luận: Nhóm 2,3

b. Đồng chí.......

- Phần khởi động tốt.

- HS tích cực, chủ động, hợp tác với bạn bè, cô giáo trong thực hiện các nhiệm vụ học tập: Minh, Công

- Có quan tâm hướng dẫn tự học, như việc ghi chép và giúp đỡ học sinh kịp thời

- Tuy nhiên khâu thảo luận còn mất nhiều nội dung, bởi số lượng bài tập còn khá lớn

c. Đồng chí........

- Xác định đầy đủ và hợp lý, mục tiêu và nội dung

- Phương pháp và các phương tiện, thiết bị dạy học trong kế hoạch bài học được khai thác kĩ, có ý tưởng hay

- GV chưa bao quát hết HS; chưa có biện pháp khích lệ HS tham gia vào hoạt động thảo luận

d. Đồng chí......: Hoạt động khởi động khá hiệu quả, thu hút được học sinh tham gia

- Một số HS có kĩ năng làm bài tốt: Nam, Huy

- Đôi khi giáo viên còn nói nhiều, chưa phân bố hợp lí về thời gian

- Hoạt động thảo luận nhóm một số em ở nhóm 1 chưa làm việc

e. Đồng chí...... : Hoạt động khởi động khá hiệu quả, thu hút được học sinh tham gia

3. Tổng hợp ý kiến của tổ trưởng CM

a. Ưu điểm

- Học sinh chủ động vận dụng kiến thức để làm bài tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động và tham gia phát biểu xây dựng bài sôi nổi.....

- Giáo viên dạy đúng kiến thức cơ bản, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị bài chu đáo, tác phong chững chạc, thái độ thân thiện, lời nói nhẹ nhàng, truyền cảm, gãy gọn. Truyền thụ kiến thức một cách tự nhiên lôgic, có giáo dục tưởng tốt.

- Sử dụng ĐDDH hợp lí, có hiệu quả; hình thức dạy học phong phú, phát huy tính tích cực của học sinh. Học sinh được rèn được kĩ năng tính toán, thảo luận có tinh thần hợp tác trong giờ học.

b. Tồn tại

- Trong quá trình truyền tải kiến thức đôi lúc giáo viên đặt câu hỏi chưa mạch lạc, thiếu gợi ý khi học sinh lúng túng chưa hiểu.

- Giáo viên kết hợp giữa máy với các hoạt động chưa ăn ý.

4. Thảo luận về bước áp dụng cho thực tế dạy học hằng ngày:

* Những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chương trình

- Những tiết học toán trong SGK là những tiết học rất quan trọng, nhằm cung cấp cho các em học sinh những yêu cầu cơ bản nhất mà chương trình đặt ra. Bằng hình ảnh trực quan sinh động và phương pháp sư phạm của giáo viên, các em dần dần nắm chắc kiến thức, rèn luyện các kĩ năng,.... Việc nắm chắc kiến thức phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức ban đầu của học sinh. Giáo viên cần xuất phát từ những vấn đề rất cụ thể, chi tiết; học sinh phải nắm được bản chất của vấn đề, các em phải có nền kiến thức đại trà vững chắc rồi mới đến giải quyết các bài toán ở mức độ cao hơn. Để làm được điều đó giáo viên cần:

- Tổ chức tốt các hoạt động học tập trong các tiết học để học sinh giải quyết tốt các bài tập trong sách giáo khoa. Học sinh phải hiểu sâu sắc vấn đề, nắm chắc kiến thức và vận dụng tốt vào thực hành.

- Thời lượng dành cho thực hành, luyện tập trong mỗi tiết học chiếm từ 60%-70%, nên GV cần tận dụng đặc điểm này để tăng cường thực hành, giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng toán học, giải quyết về cơ bản các nhiệm vụ thực hành ngay trong các tiết toán tại lớp.

- Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc, thuộc lòng các quy tắc, các công thức tính mà SGK đã cung cấp. Có kĩ năng vận dụng công thức, quy tắc vào giải quyết các bài toán trong SGK phần thực hành.

- Trong quá trình biên soạn các phiếu học tập, GV nên tích hợp nhiều nội dung giáo dục gắn với thực tế và gần gũi thu hút được hứng thú của HS, có thể sử dụng một số tranh ảnh, hình vẽ ngộ nghĩnh để minh hoạ cho các bài tập thêm sinh động, có thể thiết kế các bài tập dưới dạng bài tập trắc nghiệm, các trò chơi hay câu đố vui toán học mà không làm biến dạng nội dung cơ bản của môn toán, góp phần tăng thêm gia vị cho môn toán để các em tiếp thu bài tốt hơn.

- Khi HS đã hoàn thành tốt các bài tập trong SGK, GV cần dần từng bước hình thành ở các em cách suy luận sáng tạo, biết giải các bài toán đó theo các cách khác nhau.

* Những kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

- Để chuyển tải được những kiến thức khoa học tới cho học sinh, GV phải sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Việc nắm bắt kiến thức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào cách thức và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Trong xu thế dạy học hiện nay, GV không còn là người truyền thụ tri thức theo một chiều, học sinh thụ động tiếp thu và làm theo. Người GV cần căn cứ vào vốn sống, khả năng hiểu biết của HS để thiết kế các hoạt động nhằm giúp HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề dưới sự trợ giúp của các bạn trong nhóm, trong lớp hay của GV. GV trở thành người thiết kế, người tổ chức hướng dẫn các hoạt động,.. còn HS là người thi công, người trực tiếp hoạt động để tìm tòi kiến thức.

- Trong giảng dạy GV cần biết lựa chọn các PPDH sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Xuất phát từ các ví dụ hay các bài toán mẫu trong SGK, GV cần tổ chức cho học sinh thảo luận để tìm ra cách giải quyết vấn đề mà bài toán đưa ra. Trên cơ sở đó, GV giúp các em biết tổng hợp để rút ra những nhận xét, những quy tắc hay những kết luận cần thiết.

- Khi giảng dạy các kiến thức mới, dạng toán mới GV cần chú ý các bước sau đây:

+ Phương pháp chung: Tự phát hiện - Tự giải quyết vấn đề - Tự chiếm lĩnh kiến thức.

+ Các bước cụ thể:

Bước 1: Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của HS (Làm xuất hiện vấn đề và tạo cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu vấn đề đó).

Bước 2: Tổ chức các hoạt động học tập (theo cá nhân, theo nhóm hay cả lớp)

Bước 3: Hướng dẫn học sinh trình bày ý kiến trước nhóm, trước lớp.

Bước 4: Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

Bước 5: Giáo viên hệ thống, kết luận vấn đề, hướng dẫn học sinh trình bày (Giáo viên chốt lại các vấn đề quan trọng).

Bước 6: Tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành, rèn các kĩ năng.

* Những kinh nghiệm trong việc tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh

- Đánh giá học sinh là một khâu rất quan trọng nhằm nắm được năng lực tiếp thu bài của học sinh trong lớp để đặt ra yêu cầu học tập đối với từng học sinh,kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.

- Tùy vào từng bài học cụ thể để giáo viên viết lời nhận xét sao cho phù hợp, thể hiện sự khích lệ, gần gũi, ân cần, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng và giúp đỡ được học sinh mau tiến bộ, phụ huynh yên lòng.

Biên bản kết thúc vào lúc giờ 16 cùng ngày.

Tổ trưởng chuyên môn

Thư kí

TRƯỜNG ………………………….

TỔ KHỐI.........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............, ngày ...... tháng ..... năm ......

BIÊN BẢN HỌP SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
(Lần 1)

Hôm nay vào lúc….giờ….. ngày …… tháng…… năm..... Tại văn phòng trường .................... diễn ra buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Thành phần tham dự: ………………………………………………………………...

Vắng: …………………………………………………………………………….….....

Người chủ trì: ……………….. …………..............................Chức vụ: Tổ trưởng

NỘI DUNG

1- Đ/chí …………………..Tổ trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:

Căn cứ Kế hoạch đã đề ra về việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, do đó tổ khối yêu cầu giáo viên trong khối cùng chọn một bài dạy để tiến hành soạn thống nhất phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

Các thành viên trong tổ lắng nghe nội dung và tiến hành thảo luận để lựa chọn bài dạy minh họa.

+ Đ/c……………….đề xuất chọn bài :………………………………………….

+ Đ/c đã giải thích lý do chọn nội dung: Nội dung bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh, dễ triển khai hình thức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Đồng thời có nhiều tư liệu hỗ trợ bài dạy hơn các bài khác trong tuần.

+ Các thành viên trong tổ đã nhất trí với đề xuất trên của đồng chí:…………………

Sau khi lắng nghe các thành viên trong tổ đề xuất chọn bài dạy minh họa, giải thích lí do chọn bài, tổ trưởng chuyên môn đồng ý và kết luận:

+ Giao cho đồng chí:………………………… tiến hành soạn bài:………………………………

+ Dự kiến thời gian dạy minh họa :………………..

+ Trước thời gian dạy, tổ sẽ tổ chức sinh hoạt chuyên đề và thảo luận nội dung, phương pháp dạy.

Buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học kết thúc vào lúc………giờ cùng ngày có các thành viên trong tổ cùng tham gia và nhất trí.

THƯ KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)

TRƯỜNG ……………………
TỔ KHỐI.....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

......ngày ...tháng ....năm........

BIÊN BẢN SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO CHUYÊN ĐỀ
NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
(Lần 2)

... giờ ngày... tháng ... năm 20...

- Số giáo viên tham dự: .../...

+ Tên người vắng: ... đ/c ( đ/c Luyến có phép).

- Nội dung cuộc họp: Thảo luận về bước chuẩn bị giờ dạy minh họa

- Người thực hiện giờ dạy: ........................................................

- Tên Bài:.........................................................................................

+ Để chuẩn bị cho giờ dạy giáo viên cần nắm rõ được mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Học sinh trình bày được:

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

2. Kỹ năng:

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

3. Thái độ:

................................................................................................

................................................................................................

4. Hình Thành phát triển năng lực

+ Để thực hiện tốt người dạy cần trao đổi với các đồng chí trong nhóm:

Đồng chí: ....................................................................................

Thảo luận về bước tiến hành giờ dạy MH

- Khi tiến hành dạy người dạy cần lưu ý:

+ GV dạy cần quan tâm đến tất cả các HS, không dạy trước hoặc huấn luyện trước cho HS về ND bài học.

+ Phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo điều kiện cho tất cả các học sinh đều được tham gia xây dựng bài học, chú ý đến các đối tượng học sinh yếu . Khai thác học sinh có khả năng tư duy tốt như em:

+ Xác định loại bài học là dạng bài học: hình thành kiến thức mới.

+ Giáo viên giới thiệu bài học .

+ Nội dung bài học được chia ra những đơn vị kiến thức:.....................................

+ Dự kiến sẽ tổ chức những hoạt động dạy học theo hướng nghiên cứu bài học. Giao những câu hỏi cho học sinh chuẩn bị ở nhà để tự tìm phương án trả lời, những nội dung liên quan, cử đại diện trình bày trước lớp.

+ Lời nói, hành động thao tác cụ thể của giáo viên là phù hợp với tình huống đưa ra.

+ Giáo viên trình bày bảng những nội dung sau:

+ Dự kiến tích hợp nội giáo dục liên quan là................................................

+ Sản phẩm HS trong bài học này là ........................................................

+ Thuận lợi: đa số HS có ý thức chuẩn bị bài tốt.

+ Khó khăn học sinh khi tham gia các hoạt động: học sinh động, lực học không đồng đều.

+ Dự kiến các tình huống xảy ra: HS không chuẩn bị bài ở nhà, không tích cực xây dựng bài.

+ Cách xử lý của giáo viên: nhắc nhở HS, tìm cách gợi mở để HS trả lời các tình huống nêu ra.

+ Đánh giá kết quả học tập của HS thông qua câu hỏi trắc nghiệm, thảo luận nhóm. Bằng chứng qua số câu trả lời được của học sinh.

+ Người dự giờ có chỗ ngồi quan sát thuận lợi dễ dàng đi lại quan sát hoạt động của các nhóm.

+ Người dự giờ không gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.

+ Quan sát được không khí học tập của học sinh từ hành vi, nét mặt, cử chỉ lời nói theo dõi các hình ảnh minh họa qua powerpoint và tập trung thảo luận câu hỏi của giáo viên đưa ra. Và sự phối hợp trong các nhóm : Với các nội dung cơ bản như trên các đ/c:....................

+ Cùng có trách nhiệm chuẩn bị tốt giáo án nội dung bài học, phương tiện phục vụ cho giảng dạy như: Đèn chiếu, bút dạ, giấy khổ A3 cho học sinh thảo luận trao đổi nhóm .

+ Bài giảng thực hiện vào tiết 1 sáng thứ 3 ngày ,..../ .../20....

Biên bản cuộc họp Thảo luận về bước tiến hành giờ dạy MH. Kết thúc ...g.... giờ cùng ngày.

THƯ KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)

TRƯỜNG ……………………
TỔ KHỐI.....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

......ngày ...tháng ....năm........

BIÊN BẢN SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
(Lần 3)

... giờ ngày ... tháng ... năm 20....

- Số giáo viên tham dự: ........ Đ/C

+ Tên người vắng: đ/c ...................................................

- Nội dung cuộc họp: Thảo luận về giờ dạy MH

- Người thực hiện giờ dạy: ............................................

- Người chủ trì: .............................. -Tổ trưởng ..............

- Nội dung của buổi suy ngẫm và thảo luận

1, Đồng chí tổ trưởng nhận xét:

+ Giờ dạy cơ bản đã đạt được kiến thức cần truyền thụ, học sinh đã nắm được các kiến thức của bài học.

+ Đã khai thác được các hoạt động của học sinh cần phải làm, và giáo viên đã truyền đạt được nội dung kiến thức theo dự định.

+ Các nhóm tích cực hoạt động đưa ra các câu hỏi để cùng nhau thảo luận giữa các nhóm.

+ Các tình huống xảy ra trong giờ học cơ bản nằm trong dự kiến của người dạy.

+ Diễn biến toàn bộ quá trình bài dạy minh họa.

2, Giáo viên tham gia thảo luận:

Các đồng chí nhóm Văn nhất trí với phương pháp giảng dạy, giờ dạy hiệu quả, HS tích cực.

Người dự giờ ghi chép hoạt động của các nhóm, .

- Các hoạt động của học sinh có hiệu quả: .............................

- Hoạt động không hiệu quả: ......................................................

+ Học sinh hoạt động có hiệu quả: ...........................................

+ Nhóm hoạt động có hiệu quả: ...............................................

+ Học sinh chưa tập trung như em ............................................

+ Qua bài học đã có khả năng vận dụng được kiến thức vào thực tế.

+ Qua bài học kết quả học tập của học sinh : Đạt được mục đích của giáo viên.

3. Tổng kết thực hiện chuyên đề theo hướng nghiên cứu bài học

- Ưu điểm: GV đã phân công nhiệm vụ cho HS và hướng dẫn phần chuẩn bị ở nhà tốt, HS tích cực, chủ động làm chủ tri thức. Đa số HS hiểu bài, đã phát huy được năng lực của HS. GV có sự chuẩn bị bài chu đáo. GV sử dụng CNTT phù hợp và có hiệu quả. GV đã quan tâm được nhiều đối tượng HS và đã phát huy được năng lực của HS.

- Tồn tại: Một số HS hoạt động nhóm chưa hiệu quả, có một số HS chưa được GV gọi trả lời bài mặc dù có giơ tay, phân bố thời gian cho hoạt động củng cố còn ít.

4. Thảo luận về bước áp dụng cho thực tế dạy học hằng ngày

- Sau buổi SHCD người dự sinh hoạt đã nhận thấy qua giờ dạy giáo viên có nhiều phương án truyền thụ kiến thức cho học sinh, và có thể tạo điều kiện cho các em làm chủ kiến thức hơn.

- Đây là giờ dạy theo hướng đổi mới và có nhiều ý tưởng tốt nên cần tiếp tục.

- Hiệu quả của SHCM đối với người dạy cách chọn phương pháp không gò bó, người dự gần gũi học sinh hơn, qua đó rút ra nhiều kinh nghiệm hơn, học sinh cảm thấy gần gũi thầy, cô hơn.

Biên bản cuộc họp Thảo luận về bước suy ngẫm và thảo luận về giờ dạy MH. Kết thúc .... giờ cùng ngày.

THƯ KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)

BIÊN BẢN SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN KHỐI 2
Về việc lựa chọn sách giáo khoa lớp Hai - Chương trình GDPT 2018 Năm học 2021 - 2022

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định số 709/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 2 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định…………………….. của Ủy ban Nhân dân………………… Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục trên địa bàn……………………;

Căn cứ Công văn số………………………….. của Sở Giáo dục và Đào tạo…………………. Hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa lớp 2 theo Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT;

Hôm nay, lúc ….. giờ …., ngày ; tại Trường Tiểu học………………………..

Sau thời gian được nghiên cứu các bộ sách giáo khoa lớp Hai theo chương trình GDPT 2018, các thành viên tổ chuyên môn có những ý kiến đối với từng bộ sách như sau:

Bỏ phiếu lựa chọn sách giáo khoa lớp Hai từng môn học, kết quả như sau:

Kính đề nghị Hiệu trưởng nhà trường xem xét và quyết định. Biên bản hoàn thành vào lúc ….. giờ ……. phút cùng ngày.