Biện pháp đảm bảo an toàn trong nhà xưởng

Để thực hiện tốt công tác an toàn lao động, phòng tránh các tai nạn lao động cần nghiêm chỉnh thực hành các vấn đề sau:

1. Quản lý và giám sát an toàn lao động: Công việc này phải tiến hành thường xuyên, nhiều cấp ngành tham gia và được quần chúng hưởng ứng.

2. Dự báo nguy cơ tai nạn lao động kịp thời để có sự phòng bị hữu hiệu

Những nơi có nguy cơ tai nạn lao động cần có biển báo nguy hiểm để người lao động luôn có ý thức nâng cao cảnh giác để tự phòng tránh tai nạn lao động.

3. Giáo dục an toàn và phòng tránh tai nạn thường xuyên và đầy đủ để cả người sử dụng lao động và người lao động cùng nhận thấy được việc cần làm để bảo vệ người lao động ngày một tốt hơn.

Cần có phương pháp đảm bảo an toàn lao động thích hợ

4. Những yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động

–           Việc xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động. Trong luận chứng phải có những nội dung chính sau đây:

+ Địa điểm, quy mô, khoảng cách từ công trình, cơ sở đến khu dân cư và các công trình khác.

+ Những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát sinh trong quá trình hoạt động, các biện pháp phòng ngừa, xử lý.

+ Luận chứng phải được các cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động phối hợp với các cơ quan hữu quan chấp thuận.

–          Khi thực hiện phải cụ thể hóa các yêu cầu, nội dung, biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động theo luận chứng đã duyệt.

–           Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động và vệ sinh lao động là tiêu chuẩn, quy phạm bắt buộc thực hiện. Căn cứ tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước, của ngành ban hành, người sử dụng lao động phải xây dựng quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động

cho từng loại máy thiết bị vật tư và nội quy an toàn, vệ sinh nơi làm việc.

–           Việc nhập khẩu các loại máy thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được Bộ Thương mại cho phép sau khi trao đổi và được sự nhất trí của cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động.

–           Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại theo Điều 97của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

+ Phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại ít nhất mỗi năm một lần.

+ Khi thấy có hiện tượng bất thường thì phải kiểm tra và phải có biện

pháp xử lý ngay.

+ Lập hồ sơ lưu giữ và theo dõi đúng quy định.

–           Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm độc hại dễ gây tai nạn lao động theo Điều 100 của Bộ luật Lao động quy định như sau:

+ Phải có đủ trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp như: thuốc, bông băng, băng ca, mặt nạ phòng độc, xe cấp cứu.

+ Có phương án dự phòng xử lý các sự cố có thể xẩy ra.

+ Phải tổ chức đội cấp cứu.

+ Đội cấp cứu và người lao động phải được thường xuyên luyện tập.

Đối với các đơn vị nhỏ, người sử dụng lao động tự tổ chức hoặc trên kết với các tổ chức cấp cứu của địa phương để giải quyết các sự cố khẩn

cấp, nhưng vẫn phải sơ cứu tại chỗ.

–           Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy cách và chất lượng theo tiêu chuẩn, danh mục do Bộ Lao động – Thương binh xã hội quy định.

–           Việc khám định kỳ sức khỏe, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo Điều 102 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:

+ Phải khám sức khỏe cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề, ít nhất một lần trong một năm, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại thì 6 tháng một lần. Việc khám sức khỏe phải do các đơn vị y tế Nhà nước thực hiện.

+ Trước khi nhận việc, người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề, phải được hướng dẫn, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Sau đó căn cứ vào công việc của từng người đảm nhiệm mà huấn luyện, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh phù hợp và phải được kiểm tra thực hành chặt chẽ.

Nghiêm cấm việc sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được cấp thẻ an toàn làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Việc tổ chức huấn luyện, mở lớp huấn luyện phải theo sự hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế.

Nguồn: thongtintieudung.org

Sưu tầm: Văn Hoàng - PKT

An toàn lao động là vấn đề lớn được đặt ra trong việc lao động sản xuất nhưng không phải bất kỳ tổ chức và người lao động nào cũng để tâm đến giữ an toàn. Takumi Safety sẽ nêu lên 3 phương pháp bảo đảm an toàn trong nhà máy sản xuất.

1.Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động

Biện pháp đảm bảo an toàn trong nhà xưởng
Cần nêu lý do tại sao phải sử dụng trang bị bảo hộ

– Người lao động cần phải sử dụng đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động, một số dụng cụ bảo hộ như: quần áo, nòn, kính, dép, giày bảo hộ lao động,… để đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng cho bản thân.

– Không chỉ vậy, với công nghệ ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa thì việc trang bị sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ, an toàn thay cho các loại máy móc, thiết bị không bảo đảm an toàn. Với việc sử dụng cơ cấu, trang bị an toàn, thiết bị phòng ngừa như van an toàn, nồi hơi, cầu chì, thiết bị điện,…

– Để sử dụng đúng các, đảm bảo an toàn không chỉ cần có thiết bị tốt mà bạn cần có kiến thức về an toàn lao động cơ bản và sử dụng đúng chúng trong môi trường phù hợp. Sử dụng các tín hiệu, dấu hiệu để đảm bảo an toàn, tận dụng cả cảnh báo bằng ánh sáng, âm thanh, màu sắc, biển báo đặt đúng nơi, nơi thường xuyên xảy ra sự cố. Cùng với việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị kỹ thuật đúng thời gian, quy định hay khi có hiện tượng nghi vấn.

2. Trang bị kiến thức về các biện pháp an toàn

Biện pháp đảm bảo an toàn trong nhà xưởng
Luôn mang đồ bảo hộ chống hóa chất khi làm việc

– Người sử dụng lao động cần đưa ra những khóa học, lớp huấn luyện an toàn cho người lao động để nâng cao hiểu biết, ý thức, nhận biết của người lao động về tầm quan trọng của bảo hộ lao động trong công việc đối với sức khỏe và tính mạng của bản thân.

– Đảm bảo tổ chức những dây chuyên, công nghệ sản xuất an toàn có quy trình, hướng dẫn vận hành an toàn, đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cần thiết, nội quy rõ ràng  khi tham gia vào dây chuyển sản xuất.

– Công việc của người lao động cần được bố trí thời gian làm việc nghĩ ngơi hợp lý, khoa học.

– Nhiệm vụ của người lao động cần có ý thức, tuân thủ đúng nguyên tắc, mội quy của quá trình sản xuất, trang bị, mặc đồ bảo hộ lao động đầy đủ khi làm việc.

3. Đảm bảo giữ vệ sinh an toàn

Biện pháp đảm bảo an toàn trong nhà xưởng
trang thiết bị bảo hộ lao động

– Người lao động cần phải luôn giữ đúng ý thức về an toàn lao động trong sản xuất. Chủ nhà máy, doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động đảm bảo sự tiện nghi, thoải mái, vệ sinh, an toàn cho người lao động khi tiếp xúc với dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị có chất bẩn.

– Những thống kê gần đây cho thấy do vệ sinh, bảo hộ lao động cho công nhân chưa tốt nên hằng năm xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Do đó, có thể bảo đảm an toàn lao động trong nhà máy sản xuất rất là quan trọng. Vì vậy, người lao động cần được chú ý đảm bảo an toàn tuyệt đối với các quy tắc an toàn lao động để không gặp tai nạn

Theo thống kê, do bảo hộ an toàn trong lao động cho công nhân chưa được tốt nên hàng năm xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Qua đó có thể thấy việc đảm bảo an toàn lao động trong nhà máy sản xuất là rất quan trọng. Chính vì vậy, người lao động luôn chú ý thực hiện tuyệt đối các quy tắc an toàn lao động để không gặp tai nạn đáng tiếc nào trong quá trình làm việc.

Những biện pháp giữ an toàn trong xây dựng