Biết ơn chị võ thị sáu ca sĩ thanh thúy là ai?

Tối 2/5, ca sĩ Thanh Thúy thực hiện live show nhân sự kiện 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà thi đấu Nguyễn Du, TP HCM. Ngay từ chập tối, hàng ngàn chiến sĩ đã có mặt tại cổng nhà thi đấu để cổ vũ nữ nghệ sĩ.
Sân khấu live show phủ kín màu áo lính. Đây là lần đầu tiên, chương trình thực hiện chương trình về nhạc đỏ - vốn được xem là dòng nhạc kén thị hiếu khán giả đại chúng. Tuy nhiên, trái ngược lo ngại live show vắng khách, hàng ngàn khán giả đã có mặt ở Nhà thi đấu Nguyễn Du tối 2/5, trong đó có gần 2.000 chiến sĩ mang theo cờ và băng rôn để cổ vũ cho “chị Sáu” Thanh Thúy.
Đêm nhạc khơi gợi niềm tự hào về truyền thống dân tộc qua các tiết mục được đầu tư, dàn dựng hoành tráng, dàn khách mời đông nhất từ trước đến nay (gần 120 người). Khán giả nhiều lần đứng lên hát vang ca khúc Xuân chiến khu, Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh... cùng Thanh Thúy và các khách mời.
Tuy là live show nhạc đỏ nhưng chương trình không lạm dụng cảnh khói lửa, bom đạn. 20 ca khúc thuộc 3 dòng nhạc truyền thống, quê hương, trữ tình cách mạng được xâu chuỗi và thể hiện liên tục, ít khi phải tạm dừng quảng cáo hay giao lưu với MC như các live show khác.
Nữ ca sĩ mở đầu bằng chuỗi ca khúc truyền thống cách mạng Biết ơn Võ Thị Sáu, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn và Xuân chiến khu. Bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu của nhạc sĩ Đức Toàn từng giúp Thanh Thúy đoạt giải nhất cuộc thi Tiếng hát Truyền hình TP HCM năm 1994 và cũng là cái duyên đưa chị đến vai Võ Thị Sáu trong bộ phim nổi tiếng Người con gái đất đỏ.
Bố mẹ Thanh Thúy ngồi ở hàng ghế đầu cổ vũ. Mẹ nữ ca sĩ chia sẻ, bà cảm thấy hạnh phúc khi nhìn thấy con gái vững chãi trên sân khấu và được nhiều người yêu mến. Để cảm ơn hai đấng sinh thành, chị thể hiện 2 ca khúc Cảm ơn thiên thần và Cảm ơn mẹ. Trong lúc hát, Thanh Thúy nghẹn ngào bước xuống nắm tay mẹ.
Tuy phải biểu diễn liên tục 90 phút nhưng giọng hát của chị vẫn khỏe khoắn, cao vút.
Liên khúc Cô gái Pako - con cháu Bác Hồ, Cô gái vót chông và Tiếng chày trên sóc Bombo nhận được nhiều sự cổ cũ từ phía khán giả. Đặc biệt khi Thanh Thúy hát câu “Chim hát không hay bằng tiếng hát em” trong ca khúc Cô gái vót chông, khán giả đã reo hò ủng hộ.
Từ cô gái Pako xinh đẹp, Thanh Thúy quay trở về với hình người chiến sĩ quen thuộc của mình trong bài hát Tiếng chày trên sóc Bombo theo phong cách acapella, biểu diễn cùng với tốp ca Quân Khu 7.
Live show có sự góp mặt của 40 nghệ sĩ đến từ đoàn Văn công Quân khu 7 – chiếc nôi nghệ thuật của Thanh Thúy. Chị và những đồng đội thể hiện các ca khúc Đồng đội theo phong cách acoustic, Hát mãi khúc quân hành và Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh
Ở dòng nhạc quê hương, Thanh Thúy có phần song ca ăn ý với NSƯT Lê Tứ trong ca khúc Dạ cổ hoài lang. Nữ ca sĩ hóa thân thành người chinh phụ đợi chồng là Lê Tứ đi đánh giặc trở về.
Ngoài giọng hát, Lê Tứ còn gây ấn tượng với tiết mục đọ kiếm và đánh bay dàn cascadeur từ sân khấu rớt xuống hàng ghế khán giả. Cả hai còn đối đáp lại bằng một câu vọng cổ tự chế khiến khán giả thích thú.
Sau tiết mục trở thành chinh phụ của NSƯT Lê Tứ, Thanh Thúy tiếp tục làm cô vợ quê của ca sĩ Quang Linh trong ca khúc Vợ chồng quê. Nam ca sĩ gốc Quảng Trị diện áo màu hồng để “tông xuyệt tông” với “bà xã” trên sân khấu.
Liveshow còn có sự góp mặt của ca sĩ xứ Huế - Vân Khánh. Cô và Thanh Thúy song ca Gần lắm Trường Sa.
Nhiều lần song ca cùng nhau nên Đức Tuấn và Thanh Thúy phối hợp ăn ý khi hòa giọng trong ca khúc Khát vọng.
Ca sĩ Tùng Dương là giọng ca Thanh Thúy rất yêu mến cũng góp mặt ở phần cuối chương trình với Bài ca hy vọng được phối khí hoàn toàn mới bởi nhạc sĩ trẻ Dương Cầm. Giọng hát khỏe và cao vút của cả hai trong ca khúc này khiến khán giả sởn da gà.
Ca khúc Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây in sâu trong trái tim nhiều thế hệ khán giả. Bài hát được thể hiện bởi Thanh Thúy và NSƯT Tạ Minh Tâm
Bé Ngọc Anh – Giọng hát Việt nhí 2014 góp giọng trong ca khúc Người con gái đất đỏ. Với giọng hát cao vút và truyền cảm, Ngọc Anh nhận được sự cổ vũ nhiệt tình từ phía khán giả.