Bộ đội hóa học nhà máy điện yên phụ năm 2024

Trong suốt thời kỳ chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1965-1972), Nhà máy được coi là nơi sản xuất điện chủ lực nằm ở trung tâm lưới điện miền Bắc và được mệnh danh là “trái tim lớn” của công nghiệp Thủ đô.

Sau trận đánh phá đầu tiên của máy bay Mỹ vào Nhà máy (19-5-1976), mọi người phán đoán chúng sẽ còn đánh leo thang tiếp. Một cuộc mít tinh lớn đã được tổ chức tại Nhà máy. Mọi người đã ký tên lên lá cờ Tổ quốc và tuyên thệ “Cảm tử cho tổ quốc quyết sinh, giữ vững dòng điện trong mọi tình huống”. Ngay sau đó là một chiến dịch đào hầm hào, công sự bổ sung và gia cố chân đế các tượng bằng đá hộc quanh Nhà máy, tạo thành những lũy thép khổng lồ cao tới 13m, đồng thời, tiếp tục sơ tán vật tư, tài sản, thiết bị sản xuất điện dự phòng quan trọng đến nơi an toàn. Các nhà trẻ, mẫu giáo được sơ tán cách Hà Nội 60km. Các lớp văn hóa – kỹ thuật được di chuyển đến gần nơi CBVC trú ẩn sau ca. Cuộc chiến tranh leo thang của Đế quốc Mỹ càng ác liệt, số lượng Đội viên cảm tử bảo vệ dòng điện càng tăng thì tinh thần đánh giặc Mỹ và bảo vệ Nhà máy càng tăng cao. Từ người thợ lò, thợ máy, thợ điện đến các chiến sĩ từ vệ “Sao vuông” đều phối hợp giúp nhau thực hiện “Đi ca sản xuất giỏi, sau ca trực chiến tốt”. Nhà máy đã tách ra một đội tự vệ trực chiến với 2 khẩu súng máy bộ binh 14,5 ly để ngày đêm bám sát trận địa tham gia bảo vệ bầu trời Hà Nội, trong đó có Nhà máy Điện Yê Phụ.

Nhiều lần máy bay Mỹ đã lọt vào vùng trời Hà Nội, đánh phá dữ dội cầu Long Biên, Nhà máy Điện Yên Phụ, tàn phá lưới điện Thủ đô. Công suất điện tăng giảm đột ngột, các cỗ máy tuabin có lúc gầm réo nặng nề vì phải mang tải quá sức. Kim đồng hồ các máy vượt quá trị số an toàn. Điện nhảy. Mạch chập. Gian lò, gian máy rung chuyển. Tấm “tum” thép khổng lồ che nóc các máy phát điện, cánh cửa thép vừa dày, vừa nặng bảo vệ cho người và thiết bị của phòng trung tâm rung lên bần bật vì sức em của bom. Một mệnh lệnh được ban hành khẩn cấp: “Tách lưới”. Ngay tức khắc, những người thợ lò, thợ máy tuabin, trực chính, trực phụ bảng điện đều khẩn trương làm việc như những con thoi. Người leo lên tầng cao cheo leo nguy hiểm để thao tác các van hơi lò, hơi máy; người chạy xuống đóng cắt các cầu dao, tiếp thêm than, tăng nhiệt độ buồng lửa duy trì áp suất hơi lò, đảm bảo nhiệt độ hơi thoát của máy theo quy trình để Nhà máy vận hành độc lập được an toàn khi tách lưới. Giữa những giây phút căng thẳng tột độ ấy, khi khắp mặt đất, vùng trời phía Bắc Thủ đô Hà Nội đạn bay đan vào nhau, nổ vang trời dậy đất, bỗng một vệt đỏ lừ từ phía Hồ Tây láo thẳng vào giữa gian máy tuabin số 3 nổ xé trời, phá vỡ một khung tường kéo theo một lới bụi mù khói bom lẫn bụi than đen ngòm. Điện mất toàn bộ. Buồng máy, gian lò tối om như mực. Toàn bộ khu trung tâm Nhà máy bị trúng bom tia laze, đổ nát hoang tàn. Hai người đã hy sinh là các đông chí: Đặng Đức Thọ và Nguyễn Xuân Hòa.

Cũng vào thời điểm lịch sử này, 11 giờ 45 phút ngày 26-10-1967, một máy bay A4 từ hạm đội 7 vào đánh phá Thủ đô và Nhà máy điện bị trúng đạn chúc dầu đâm thẳng xuống bể xỉ than của Nhà máy, bốc cháy ngùn ngụt. Viên thiếu tá phi công Jôn Mac Kên được vớt lên từ hồ Trúc Bạch. Chiến công này có các chiến sĩ tự vệ Nhà máy Điện Yên Phụ góp lửa.

Cuộc chiến tranh leo thang vẫn tiếp diễn và gây nhiều đau thương mất mát cho nhân dân Hà Nội. Nhà máy điện còn hoạt động thì máy bay sẽ còn tiếp tục đánh phá ác liệt hơn. Bởi mục tiêu của Đế quốc Mỹ là đánh san phẳng những cơ sở sản xuất điện và các cơ sở hạ tầng khác, thậm chí cả khu dân cư.

Đúng như dự đoán, vào lúc 9 giờ 41 phút ngày 10-5-1972, hàng tốp máy bay Mỹ gầm rít, hùng hổ lao vào đánh phá cầu Long Biên và Nhà máy Điện Yên Phụ. Lực lượng Phòng không quốc gia và tự vệ Nhà máy đã sẵn sàng đón đánh. Các trận địa khẩn trương, hối hả, quyết “chia lửa” lập công bắn rơi máy bay Mỹ. Khẩu đội trưởng Nguyễn Trọng Khải với lá cờ lệnh đỏ sẫm trong tay, đanh thép hô lớn: “Đón chiếc đi đầu, bắn”. Ngay lập tức, chiếc F4H loạng choạng, mang theo vệt khói đen rồi bốc cháy dữ dội, chúc đầu đâm thẳng theo hướng Tây Nam rơi xuống.

Cả trận địa xôn xao, hào hứng, bừng bừng khí thế chiến thắng. Trinh sát viên – nữ thợ tiện trẻ Lê Thị Huế, thợ điện Nguyễn Trọng Bình, thợ sửa chữa máy tuabin Đoàn Trịnh Bình reo vui quên cả bản thân đang đứng dưới tầm bom đạn của hàng đàn máy bay Mỹ.

Sau một hồi đánh phá và bị ta giáng trả thích đáng, máy bay Mỹ vội trút bôm bừa bãi rồi chuồn thẳng.

Chiến thắng oanh liệt này đã ghi lại kỳ tích anh hùng của những người thợ điện Thủ đô lập công trực tiếp bắn rơi máy bay F4. Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương chiến công Hạng Ba cho Đội tự vệ Nhà máy Điện Yên Phụ (1972) và Huân chương Kháng chiến Hạng Nhất cho Nhà máy Điện Yên Phụ (1973) và vinh dự lớn hơn nữa là Nhà máy được phong tặng Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang.

Nhà máy điện Yên Phụ (hay Xưởng phát điện Yên Phụ) là một nhà máy nhiệt điện từng tồn tại ở Hà Nội, hoạt động từ những năm đầu thập niên 1930 đến 1988.

Nhà máy có vị trí nằm ngay đầu phố Cửa Bắc, dưới chân đê Yên Phụ. Trong quá khứ, nền đất công trình là một hồ ao bùn được người dân quen gọi với tên hồ Hàng Bún. Hiện nay khu đất của nhà máy có địa chỉ tại số 11 phố Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội.

Từ năm 1922, do nhà máy đèn Bờ Hồ lúc này không đủ cung ứng nhu cầu về sử dụng điện, Toàn quyền Đông Dương đã lên kế hoạch xây một nhà máy nhiệt điện mới trong thành phố. Đến 1925, nhà máy điện Yên Phụ được chính quyền Pháp khởi công xây dựng. Năm 1932, nhà máy hoàn thành đợt xây I, gồm san nền, đổ móng, lắp 4 lò hơi và đến cuối 1932 hoặc 1933 thì khánh thành. Năm 1933, người Pháp đưa tiếp 4 lò hơi khác vào sử dụng và năm 1940 trang bị thêm cho công xưởng một bộ máy mới có công suất 7.500 KW. Từ khi đi vào hoạt động cho tới trước 1960, nhà máy được coi là xưởng phát điện lớn nhất miền Bắc, có công suất vào năm 1949 là 22,5 MW, đủ cung cấp điện cho toàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận khác. Nhà máy đèn Bờ Hồ sau đó đã chuyển đổi thành phân xưởng quản lý và phân phối điện còn nhà máy Yên Phụ thì chịu trách nhiệm phát điện.

Nhà máy đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch Toàn quốc kháng chiến, là nơi đầu tiên phát ra hiệu lệnh tổng tiến công. Vào ngày 19 tháng 12 năm 1946, xưởng phát điện Yên Phụ đã được chọn là nơi để đặt nổ mìn cắt điện nhằm báo hiệu trên toàn thành phố thời khắc bắt đầu cuộc chiến. Trong suốt những năm Chiến tranh Đông Dương, nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động và gần như bảo toàn nguyên vẹn. Năm 1949, hai lò hơi mới được bổ sung để tăng công suất. Sau 1954, khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở về tiếp quản Hà Nội, xưởng máy được đầu tư thêm nguồn vốn và nguyên vật liệu để mở rộng quy mô hoạt động; nhà máy Yên Phụ lúc này có tổng cộng 12 lò và 4 máy tua bin, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của miền Bắc trong giai đoạn 5 năm lần 1 từ 1961 đến 1965. Sự kiện Hồ Chí Minh đến thăm nhà máy cùng nhà máy đèn Bờ Hồ vào 21 tháng 12 năm 1954 về sau cũng đã trở thành ngày truyền thống của ngành Điện lực Việt Nam.

Bộ đội hóa học nhà máy điện yên phụ năm 2024
Tượng đài kỷ niệm ở hồ Trúc Bạch với dòng chữ "Ngày 29-10-1967, tại hồ Trúc Bạch quân và dân thủ đô Hà Nội bắt sống phi công John Sidney McCain – thiếu tá không quân thuộc lực lượng hải quân Hoa Kỳ đã lái chiếc máy bay A4 bị bắn rơi tại nhà máy điện Yên Phụ. Đây là một trong 10 chiếc máy bay bị bắn rơi cùng ngày"

Trong những năm Chiến tranh Việt Nam, nhà máy là mục tiêu của nhiều cuộc đánh bom từ quân đội Mỹ. Năm 1967, căng thẳng leo thang dẫn đến Hoa Kỳ tổ chức đánh thẳng vào Hà Nội, trong đó nhà máy điện Yên Phụ được đặt làm mục tiêu trọng yếu. Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1967, không lực Hoa Kỳ đã tổ chức 5 đợt tấn công vào nhà máy nhằm cắt nguồn cấp điện cho Hà Nội và các tỉnh lân cận, có những đợt làm phá hỏng nặng nề trang thiết bị khu xưởng. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã lắp đặt hệ thống phòng thủ quanh nhà máy, cùng với việc phát khói làm mờ tầm nhìn của máy bay để chống lại những đợt thả bom này, duy trì nguồn cấp điện thành phố. Những nhân viên cán bộ công tác ở xưởng điện cũng tích cực tham gia bảo vệ nhà máy điện khỏi các đợt phá bom. Hàng chục máy bay cùng binh sĩ người Mỹ, trong đó có John McCain, tấn công vào nhà máy đã bị phía quân đội Việt Nam và tự vệ nhà máy bắn rơi và bắt sống.

Năm 1972, trong trận ném bom laser thuộc chiến dịch Linebacker II của Mỹ ngày 21 tháng 12, phần lớn nhà xưởng và cơ sở vật chất đã bị phá hủy, hư hỏng nặng. Đến ngày 25 hoặc 27 cùng năm, các nhân viên trong nhà máy thành công khôi phục một số lò hơi và nhanh chóng đưa vào vận hành. Cho đến hết quý I năm 1973, nhà máy đã trở lại hoạt động bình thường và các thiết bị chính được đưa vào sản xuất.

Năm 1984, xưởng phát điện được chuyển đổi thành xưởng phát bù. Đến năm 1988, nhà máy điện Yên Phụ chính thức dừng hoạt động. Vào năm 2005, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Tiếp quản Thủ đô Hà Nội, quận Ba Đình đã tổ chức buổi lễ gắn biển di tích cách mạng kháng chiến cho công trình. Tính đến trước 2005, nhà máy vẫn còn tồn tại, tuy nhiên một thời gian sau thì đã bị phá dỡ. Từ năm 2014, phần đất của nhà máy dùng làm trụ sở của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), gồm hai tòa tháp đôi cao lần lượt 33 và 29 tầng. Các di tích lịch sử về nhà máy vẫn được lưu giữ tại phòng truyền thống EVN cùng nhiều bảo tàng trong thành phố hiện nay.