Bộ hữu thể và thời gian giá bao nhiêu năm 2024

HỮU THỂ VÀ THỜI GIAN- BỘ 2 TẬP

Quyển “Hữu Thể và Thời Gian” là một trong hai tác phẩm bất hủ của tư tưởng Tây Phương, thông qua tác phẩm này, dịch giả muốn giới thiệu cùng với quý bạn đọc tư tưởng gia vĩ đại nhất của thế kỷ, đồng thời cũng là tư tưởng gia vĩ đại nhất của nhân loại.

Bộ hữu thể và thời gian giá bao nhiêu năm 2024

Đối tượng của khảo luận này là trình bày cụ thể câu hỏi về ý nghĩa của “hữu thể”. Mục đích tạm thời là giải thích thời gian như là chân trời khả thể cho mọi am hiểu hữu thể tổng quát.

Tập sách này giới thiêu bốn tuyết phẩm cách nhau ngói 25 năm của Martin Heidegger. Đây là quảng thời gan dài giữa lòng một châu Âu khói lửa với sự hoành hành và sụp đổ của chế độ Đúc quốc xã - mà Hedegger có nhiều "duyên nợ" đây vướng mắc và gây tranh cãi - và những năm tháng đầu tiên của thời kỳ tái thiết hậu chiến của nước Đúc. "Hành trình tư tưởng" hay “con đường suy tư” của Heidegger cũng trải qua nhiều biến chuyển trong thời gian ấy, như thể có nhiều Heidegger khác nhau! Bản thân ông xác nhận một "bước ngoặt' hay "khúc quanh" bắt đầu vào năm 1930 (ba năm sau Tồn tại và Thời gian (1927) và thời kỳ này chỉ kết thúc khi chuyển sang "suy tư về Ereignis” vào các năm 1936-1938, túc bao hàm cả thời kỳ viết Nguồn gốc tác phẩm nghệ thuật (1955). Vậy, ta có ba chân dung về Heidegger (tất nhiên có liên hệ với nhau): một Heidegger sơ kỳ (trước 1950), một Heidegger trung kỳ hay quá độ (1956-1938) và một Heidegger hậu kỳ (sau 1958). Tuy nhiên, với Xây Ở Suy Tư (1961), dường như có một "bước ngoặt" mới bắt đầu từ 1946, khiến có người (như Julian Young) muốn nhận điện rất có cơ sở thêm một Heidegger thứ tư: Heidegger "hậu chiến". Đó cũng là cách để nhận rõ rằng triết học về nghệ thuật của Heidegger không kết thúc với Nguồn gốc tác phẩm nghệ thuật lừng danh mà còn tiếp tục biến chuyển trong suốt bơn 40 năm tiếp theo từ quá trình “tiếp cận” thi ca và tư tưởng của Hölderlin cho đến các trào lưu nghệ thuật hiện đại và đương đại.

Cảm nhận từ độc giả

“Hữu thể và thời gian” là một trong hai tác phẩm bất hủ của tư tưởng Tây Phương, thông qua tác phẩm này, dịch giả muốn giới thiệu cùng với quý bạn đọc tư tưởng gia vĩ đại nhất của thế kỷ, đồng thời cũng là tư tưởng gia vĩ đại nhất của nhân loại.

“Hữu thể và thời gian (Being and Time) của Martin Heidegger là một tác phẩm thời danh từ hơn 40 năm trở lại đây. Giờ đây, bản tiếng Việt Hữu thể và thời gian của ông Trần Công Tiến đã được thực hiện, với một lối văn sáng sủa, khúc chiết và một sự thông hiểu sâu sắc về tác phẩm và tác giả, người dịch tin tưởng và thành tâm hy vọng có thể giới thiệu với chúng ta tác phẩm thời danh nói trên mà không cần tới những chú thích rườm rà, ngoại tại như các bản dịch khác.”

Tổng quan cuốn sách Hữu thể và thời gian

Thực vậy, một khi đã quen thuộc với tinh thần siêu hình học của Hy Lạp và Tây Phương cổ điển mà chưa bao giờ tìm được hướng dẫn vào tư tưởng của Heidegger, mỗi khi mở quyển Hữu thể và thời gian ra, chúng ta không khỏi bỡ ngỡ về nhiều phương diện: trước hết là những khó khăn về một từ ngữ quá mới mẻ, qua đó mỗi người đọc chờ đợi và thắc mắc khám phá ở đó một vấn đề mới lạ. Nhưng càng bỡ ngỡ hơn nữa, chúng ta chỉ thấy tác giả hình như muốn đề cập một vấn đề đã quá cổ xưa – vấn đề Hữu thể y như truyền thống đã đặt ra từ những buổi hừng đông của triết lý Hy Lạp, nghĩa là về vấn đề hữu thể xét như là hữu thể và hữu thể xét như toàn diện. Và theo Platon, Heidegger còn gọi vấn đề này là “cuộc tranh luận giữa những người khổng lồ về bản thể”.

Nhưng theo truyền thống nhất là từ Platon và Aristote trở đi mỗi khi đặt vấn đề Hữu thể, người ta đã nhìn nó theo một đường hướng siêu hình học của tư tưởng biểu tượng mà sau này trong quyển Identitaet und Differenz Heidegger gọi là siêu hình học có tính cách “Hữu thể – Thần học – Luận lý” nghĩa là theo sự giải thích của ông, viễn tưởng siêu hình học nói trên, truyền thống đã hiểu Hữu thể duy bằng hai cách:

– Một là mỗi khi nhìn các vật thể nhà siêu hình học cổ điển không bằng lòng với mỗi vật thể riêng lẻ, họ còn cố gắng đi tìm một yếu tố nào làm nền tảng hiện hữu cho chúng hay có thể thống nhất chúng lại thành một toàn diện.

Đó là ý nghĩa vấn đề Hữu thể xét theo toàn diện. Hữu thể nền tảng được gọi là “bản thể”, còn Hữu thể toàn diện được gọi là “Đơn nhất” có khả năng quy tụ mọi đa tạp thành một.

– Hai là mỗi khi nhìn các vật thể, nhà siêu hình học cổ điển không tin tưởng vào sự hiện hữu đích thực của chúng vì theo họ, các vật thể chỉ là “ảo ảnh”, chỉ là “hiện tượng” hay “hầu như không có”…Vậy nếu tự trong bản tính của chúng các vật thể không thực sự hiện hữu được thì hẳn nhiều phải tìm cho chúng một nền tảng ngoại tại. Nền tảng ấy chỉ có thể là Lý giới (Platon) vì ở đó mới có những Hữu thể tự nội, nhất là sự Thiện hay chỉ có thể là “Hữu thể tối cao” hiểu theo nghĩa là “Đệ nhất động cơ” và truyền thống Thiên Chúa giáo gọi là “Thiên Chúa”.

Nói tóm, vấn đề ngàn xưa của triết lý Hy Lạp và Tây Phương đã là vấn đề hữu thể theo hai ý nghĩa căn bản vừa trình bày.