Bộ môn Thủy lực Thủy văn Đại học Xây dựng

TÊN TIẾNG VIỆT: BỘ MÔN THỦY LỰC - THỦY VĂN

TÊN TIẾNG ANH: Department of Hydraulics and Hydrology

Thành lập: Năm 1970

Trưởng Bộ môn: TS. Tống Anh Tuấn

Phó Trưởng Bộ môn: TS. Mai Quang Huy

Điện thoại: +84.24.32115058

Thư điện tử:

Website:

Địa chỉ: P.201- 202 Nhà A6, Trường Đại học Giao thông Vận tải

1. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

Tổng số giảng viên của Bộ môn bao gồm 12 người, trong đó: 05 Tiến sĩ - Giảng viên chính, 01 Thạc sĩ - Nghiên cứu sinh - Giảng viên chính và 06 Thạc sĩ - Giảng viên.

2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Đào tạo đại học

Đào tạo đại học các chuyên ngành thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy và một số chuyên ngành thuộc các khoa Đạo tạo quốc tế, Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật Môi trường và An toàn giao thông, và Vận tải - Kinh tế bao gồm các học phần Thủy lực, Thủy văn công trình, Hải văn công trình, Cơ học chất lỏng, Thủy lực kênh hở, Thủy lực thủy văn, Thủy văn môi trường.

2.2. Đào tạo Thạc sỹ

Đào tạo Thạc sỹ ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông học phần Cơ học chất lỏng công trình, và Thạc sỹ chuyên sâu Thủy lực thủy văn công trình các học phần Thủy lực nước ngầm, Thủy lực cầu, Mô hình tính toán thủy văn, Thủy văn đô thị trong điều kiện biến đổi khí hậu, Thoát nước nền đường, Xói lở và sự ổn định của dòng chảy tại công trình, Chuyển động bùn cát trong sông, Tương tác giữa con người, công trình và diễn biến lòng sông.

2.3. Đào tạo Tiến sỹ

Hướng dẫn NCS các ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông và Kỹ thuật Xây dựng công trình đặc biệt.

3.  NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bộ môn đã thực hiện 04 đề tài NCKH cấp Bộ GTVT, Bộ GD&ĐT; 22 đề tài cấp Trường; 10 giáo trình và tài liệu tham khảo; 73 bài báo bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế trong đó 10 bài thuộc danh mục ISI/Scopus, 41 báo cáo khoa học tại các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, 49 đề tài NCKHSV trong 05 năm gần đây.

Hướng nghiên cứu của bộ môn tập trung vào các vấn đề về dòng chảy, tương tác giữa dòng chảy và công trình giao thông như: (i) Thủy lực cầu; (ii) Thủy lực cống; (iii) Thủy lực kênh hở; (iv) Thủy lực nước ngầm; (v) Thủy lực môi trường; (vi) Thủy văn cầu đường; (vii) Thủy văn đô thị; (viii) Thủy văn môi trường; (ix) Xói lở và sự ổn định của công trình; (x) Động lực học sông, cửa sông và ven biển.

4.  HỢP TÁC TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

Quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học, phối hợp đào tạo với các tổ chức trong nước, nước ngoài như Đại học Thủy lợi; Đại học Xây dựng; Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội; Đại học Mỏ Địa chất; Việt Khoa học Thủy lợi Việt Nam; Viện Quy hoạch Thủy lợi; Viện Cơ học; Viện Bách khoa quốc gia Grenoble (Grenoble-INP); Đại học Giao thông Đường bộ Mátxcơva (MADI); Đại học Giao thông Kinh Bắc, Bắc Kinh, Trung Quốc.

Khảo sát, tính toán thủy văn thủy lực, thẩm tra, thẩm định các hạng mục dự án: cao tốc Hạ Long – Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; cầu qua sông Gianh thuộc dự án cải tạo, nâng cấp QL31, tỉnh Lạng Sơn; cầu Pá Uôn qua sông Đà, tỉnh Sơn La; cầu Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị; cầu Đà Rằng, tỉnh Phú Yên; nâng cấp cải tạo tỉnh lộ 253, tỉnh Thái Nguyên; nâng cấp QL32, tỉnh Yên Bái; nâng cấp QL279, tỉnh Điện Biên; Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP).

5. CƠ SỞ VẬT CHẤT

Phòng làm việc tiện nghi, hiện đại tạo điều kiện tốt cho các giảng viên làm việc, nghiên cứu và hợp tác/trao đổi chuyên môn. Phòng thí nghiệm được trang bị một số thiết bị thí nghiệm phục vụ thực hành và NCKH về Thủy lực công trình, Thủy  lực đường ống như: Hệ thống máng kính, Hệ thống thí nghiệm dòng chảy trong đường ống, máy bơm, …

Hình ảnh các thành viên của Bộ môn các thế hệ 1970 - 2020

Bộ môn Thủy lực - Thủy văn,Trường Đại học Xây dựng tiền thân là Bộ môn Thủy lực của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 

Đôi nét về bộ môn Thủy lực - Thủy văn

Bộ môn Thủy lực - Thủy văn,Trường Đại học Xây dựng (ĐHXD) tiền thân là Bộ môn Thủy lực của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK Hà Nội), được thành lập vào tháng 8 năm 1957, tham gia đào tạo sinh viên từ khóa I trở đi của Trường ĐHBK Hà Nội trước đây và Trường ĐHXD ngày nay.

Hiện nay, cơ cấu nhân sự của Bộ môn bao gồm 02PGS; 04TS và 08ThS.

Bộ môn thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các môn học thuộc học phần cơ sở ngành bao gồm: Thủy lực đại cương; Thủy lực cơ sở; Cơ học chất lỏng; Thủy lực; Thủy lực công trình; Thủy văn; Thủy văn và phòng chống thiên tai,...

Phong trào thi Olympic Thủy lực

Olympic (OLP) môn Thủy lực lần đầu tiên được đưa vào kỳ thi OLP Cơ học toàn quốc lần thứ Tư và đến nay đã trải qua 25 kỳ thi. Đội tuyển OLP Thủy lực do Bộ môn Thủy lực – Thủy văn phụ trách đã tham gia ngay từ kỳ thi đầu tiên và đạt được những thành tốt trong nhiều năm. Trong những năm gần đây đội tuyển OLP Thủy lực đang giữ được phong độ rất tốt khi liên tiếp đạt được và giữ vững thành tích đạt giải Nhất đồng đội bốn năm liên tiếp đó là các năm: 2014; 2015; 2016; 2017. Để làm nên những thành công đó phải kể tới đội ngũ các thầy cô hướng dẫn tâm huyết với phong trào và các em học trò sống và say mê môn thủy lực cùng nhau thắp sáng lên phong trào OLP Thủy lực của trường Đại học Xây dựng.

Cán bộ hướng dẫn đội tuyển OLP Thủy lực trong những năm qua: TS. Phạm Thành Nam

Kết quả đội tuyển OLP Thủy lực trong những năm qua: 7 giải Nhất, 3 giải Nhì, 1 giải Ba

Nhằm tạo ra sân chơi đào tạo và trao đổi thông tin tích cực giữa các em sinh viên có chất lượng đào tạo tốt cũng như việc lan rộng sức ảnh hưởng cũng như khích lệ tinh thần học hỏi say mê, sáng tạo của các em sinh viên trong nhà trường; Bộ môn đã thành lập “Câu lạc bộ OLP Thủy lực” là nơi để các thầy hướng dẫn đội tuyển, các em có kinh nghiệm và kiến thức về không chỉ riêng môn Thủy lực truyền đạt cho các em khóa sau, trao đổi các thông tin về học bổng du học và các đề tài nghiên cứu khoa học giúp em có đủ hành trang trong công việc và chinh phục các học bổng nước ngoài. Đồng thời, các lớp sinh viên ra trường làm việc ở các cơ quan khác nhau cũng là cầu nối để các em ra trường sau tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp với chuyên môn. Để phát triển câu lạc bộ này, hàng năm bộ môn tổ chức buổi gặp mặt toàn thể các em sinh viên OLP vào cuối dịp tháng 7, để tôn vinh các em có thành tích tốt và giao lưu với các em sinh viên trong câu lạc bộ. Bộ môn cũng tổ chức các hoạt động ngoại khóa về thể thao, văn nghệ thường xuyên để tăng cường mối liên hệ giữa thầy và các học trò ngày một thêm gần hơn


Hoạt động của đội bóng Olympic Thủy lực (FC Hydraulic)
 

Khoa Xây dựng Công trình thủy, tiền thân là khoa Thủy lợi - Cảng, là một trong ba Khoa đầu tiên của trường Đại học Xây dựng được chính thức thành lập từ năm 1966.

Đến nay, sau gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, khoa Xây dựng Công trình thủy đã trở thành là một trong các khoa đào tạo chính của trường Đại học Xây dựng, đảm nhận trọng trách đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, lao động sản xuất trong lĩnh vực xây dựng công trình nói chung và xây dựng  công trình thủy nói riêng.

Các cán bộ kỹ thuật được đào tạo từ khoa Xây dựng Công trình thủy đã và đang đảm nhận nhiều vị trí lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị; chỉ huy, điều hành các dự án, công trường xây dựng lớn trên mọi miền đất nước.

Lãnh đạo đơn vị

Trưởng khoa

TS. Bùi Việt Đông

Phó Trưởng Khoa

TS. Nguyễn Phương Lâm

Phó Trưởng Khoa

TS. Mai Sỹ Hùng

Cơ cấu, tổ chức khoa

Trực thuộc khoa có:

  • 02 Bộ môn chuyên ngành;
  • 01 Bộ môn cơ sở chuyên ngành;
  • 01 Phòng Thí nghiệm Công trình thủy và 02 Viện nghiên cứu.

TÊN ĐƠN VỊ

TRƯỞNG ĐƠN VỊ

PHÓ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Bộ môn xây dựng Cảng - Đường thủy

TS. Bùi Việt Đông

ThS. Nguyễn Anh Tuấn

Bộ môn xây dựng Thủy lợi - Thủy điện

PGS.TS Nguyễn Thượng Bằng

TS. Nguyễn Phương Lâm

Bộ môn  Thủy lực – Thủy văn

TS. Phạm Thành Nam

ThS. Trịnh Đình Lai

Phòng Thí nghiệm Công trình thủy

TS. Nguyễn Công Thành

Viện Khoa học Công nghệ Công trình thủy

PGS.TS Nguyễn Thượng Bằng

TS Trần Văn Sung

ThS. Phạm Đức Cường

Viện Cảng – Kỹ thuật Hàng Hải

PGS.TS Đỗ Văn Đệ

ThS. Đinh Đình Trường

Đội ngũ cán bộ

Cán bộ trong biên chế cơ hữu của khoa Xây dựng Công trình thủy có 47 Giảng viên; 06 cán bộ viên chức.

Trong đó:

  Nhà giáo ưu tú: 02
  Phó Giáo sư:    06
  Tiến sỹ:    16
  Giảng viên chính: 03
  Nghiên cứu sinh:  07
  Thạc sỹ:     26

  • Khoa xây dựng Xây dựng Công trình thủy đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học thuộc hai chuyên ngành: Xây dựng Cảng - Đường thủy và Xây dựng Thủy lợi - Thủy điện:

  • Chuyên ngành Xây dựng Cảng - Đường thủy: Đào tạo kỹ sư xây dựng công trình; chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng các công trình: cảng, đường thủy, đê chắn sóng, công trình bảo vệ bờ biển, cửa sông, hải đảo và các công trình thủy công trong nhà máy đóng tàu.
  • Chuyên ngành Xây dựng Thủy lợi - Thủy điện: Đào tạo kỹ sư xây dựng công trình; chuyên sâu về xây dựng các công trình thủy điện, công trình năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; các công trình thủy lợi như: đập dâng, công trình tháo lũ, công trình lấy nước, dẫn nước, công trình phòng chống lũ, các công trình trên sông.
  • Khoa Công trình thủy đào tạo kỹ sư, có đầy đủ các kiến thức về xây dựng công trình, có khả năng làm việc trên các lĩnh vực: Tư vấn thiết kế, Thi công xây dựng, Tư vấn giám sát, Quản lý dự án xây dựng và Quản lý khai thác công trình.

  • Kỹ sư xây dựng được đào tạo tại khoa Xây dựng Công trình thủy khả năng làm việc tại các tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: Xây dựng; Giao thông; Công nghiệp; Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Thủy lợi, Điện lực; Công trình biển & dầu khí cũng như các ngành, lĩnh vực kinh tế khác.

Cơ hội học tập nâng cao

  • Sau khi ra trường, các kỹ sư được đào tạo tại khoa Xây dựng Công trình thủy có thể học văn bằng 2 theo các ngành, chuyên ngành khác tại trường Đại học Xây dựng hoặc các trường đại học khác với thời gian học ngắn nhất.
  • Những sinh viên giỏi có thể học tiếp lên bậc Thạc sỹ, Tiến sỹ tại trường Đại học Xây dựng hoặc tại nước ngoài.

Các hoạt động khác

- Trong quá trình học tập tại trường, ngoài giờ học tại giảng đường, sinh viên sẽ được tham gia các giờ học ngoại khóa, thực tập công nhân, thực tập cán bộ kỹ thuật, tham quan các công trình xây dựng liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

- Các hoạt động ngoại khóa của Khoa rất phong phú, ngoài các hoạt động chung của Trường, cùng với hỗ trợ của Công đoàn Khoa và Liên chi đoàn Khoa, Khoa còn có nhiều hoạt động chuyên môn, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của thầy và trò tổ chức thường niên như:

  • Hoạt động Nghiên cứu Khoa học của giảng viên và sinh viên; thi Sinh viên giỏi và thi Olympic;
  • Khoa Xây dựng Công trình thủy có Quỹ học bổng Khuyến học do các cựu sinh viên khoa Xây dựng Công trình thủy sáng lập, hằng năm trao học bổng khuyến học cho các sinh viên giỏi; sinh viên nghèo vượt khó, có thành tích học tập tốt.
  • Hoạt động đội sinh viên tình nguyện: tiếp sức mùa thi, mùa hè xanh, sinh viên với Thủ đô, và các chương trình hoạt động khác do Hội sinh viên tổ chức.
  • Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.
  • Các hoạt động giao lưu chuyên môn, giao lưu văn hóa giữa sinh viên của Khoa với các doanh nghiệp, với khoa khác trong trường và các trường bạn.

Hình ảnh lễ trao bằng tốt nghiệp khoa CTT năm học 2015

Giải bóng đã sinh viên khoa CTT

Hình ảnh buổi lễ bảo vệ tiến sỹ khoa CTT.

Hình ảnh các thầy thuộc bộ môn Xây dựng Thủy lợi – Thủy điện trên công trình thủy điện Yali.

Hình ảnh hướng dẫn sinh viên thăm quan thực tế của bộ môn Cảng – Đường thủy tại cảng Hải Phòng.

  • Địa chỉ văn phòng khoa: P114-115, nhà A1, trường Đại học Xây dựng, 55 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: +84.4. 3 869 1828
  • Website: //www.congtrinhthuy.edu.vn

Video liên quan

Chủ đề