Break trong Rap là gì

1. Một số thuật ngữ trong Rap

Flow: là cách mà một rapper thể hiện sáng tác của mình nhằm biến những lyrics trở thành một “giai điệu” riêng biệt. Các rapper sẽ sử dụng những kĩ thuật về việc nhả chữ, nhấn nhá và flow nhịp sao cho đoạn rap đi theo một nhịp điệu nhất định, liền mạch và mượt mà.

Fastflow: Là thuật ngữ chỉ những Rapper đi theo xu hướng rap nhanh hoặc rất nhanh. Fastflow đòi hỏi người Rapper phải có kĩ năng cực tốt trong cách phát âm cũng như ghi nhớ Lyrics.

Skill Lyric: nói về kĩ năng viết lời của một Rapper. Lyric trong Rap đóng một vai trò cực kì lớn để truyền tải nội dung, thông điệp và cảm xúc. Do đó, các sản phẩm sỡ hữu lyric tốt sẽ luôn được đảm bảo về mặt nội dung, truyền tải tốt thông điệp và lôi kéo được sự đồng cảm và chú ý từ khán giả.

Metaphor (Ẩn dụ): là kĩ năng để tăng độ “mean”. Tức là, thay vì sử dụng từ ngữ “thô và thật”, thì Rapper sẽ khéo léo đưa các phép ẩn dụ vào lyric bài hát để không mang lại cảm giác thô tục nhưng vẫn đảm bảo được tính “điệu nghệ”.

"... Anh làm rất nhiều thứ, để đồng tiền trong ví chật

Người ta không quý con ong mà người ta chỉ quý mật ..."

~ Trích "Hai triệu năm" - Đen Vâu ~

Multi Rhymes – Vần đa âm: Đây là hình thức Rapper sử dụng những từ ngữ đơn hoặc đôi cùng vần. Ví dụ, vần đơn như yêu – kiêu, thương – vương, tay – bay, … vần đôi: tương lai – sương mai, yêu thương – tơ vương, … Việc gieo vần trong lyric mang đến cảm giác liền mạch, liên kết giữa các câu rap khiến người nghe không bị tụt mood.

"... Long lanh lấp lánh kiêu sa

Long bào châu báu thêu hoa

Xưng hùng xưng bá ngai vàng chói loá

Nơi trần gian chốn xa hoa ..."

~ Trích "Phiêu lưu ký" - Dế Choắt ~

Bar: có thể hiểu đơn giản là một câu. Độ dài của 1 bar tuỳ thuộc vào các Rapper cũng như tính chất bài hát, sẽ có bar rất dài và cũng có bar rất ngắn.

Wordplay: Hay còn gọi là kĩ thuật chơi chữ trong Rap. Thường các rapper sẽ sử dụng từ ngữ đồng âm để bày tỏ nội dung của một vấn đề khác. Tuy nhiên không phải Rapper nào cũng có thể chơi chữ một cách khéo léo để không khiến người nghe bị “xoắn não”.

"... Ơ hay đang vui mà nhỉ

Nàng muốn đi chơi mà nhỉ

Không có áo mưa nên đành thôi lại phải về nhà nghỉ ..."

~ Trích "Tình hình thời tiết" - Tlinh x AK49 x Hà Quốc Hoàng ~

Break trong Rap là gì

Offbeat: là thuật ngữ chỉ phần trình diễn có flow nhịp sai lệch hoàn toàn so với phần Beat. Có thể hiểu nôm na là do Rapper bị mất kiểm soát, dẫn đến phần rap không ăn nhập với nhạc.

Freestyle: có hiểu đơn giản giống như “xuất khẩu thành thơ”. Đối với một bản Rap thông thường, các nghệ sĩ phải chuẩn bị kĩ lưỡng về lyric, beat, flow, … Thì với Freestyle, đây là một “con Beat” được phát ngẫu nhiên, và Rapper phải ứng biến để flow trên nền nhạc đó. Freestyle là một hình thức giúp khẳng định thực lực và tài năng của một Rapper chân chính.

Beef: Chỉ mâu thuẫn xảy ra giữa hai hoặc nhiều người, từ đó dẫn đến những cuộc cãi vã, ẩu đả, … Tương tự, trong Rap, khi các Rapper có Beef với nhau, họ sẽ có những màn tranh cãi bằng Rap Diss.

Diss: Là việc Rapper sử dụng lyric trên nền nhạc với mục đích công kích vào một đối tượng nào đó. Do đó, lyric trong Rap Diss thường xuất hiện khá nhiều những câu chữ gai góc, thậm chí có phần tục tĩu.

Punchline: được hiểu như là một câu chốt mang tính đả kích, những vẫn đảm bảo được việc gây cười hoặc khiến khán giả phải “wow” lên đầy kinh ngạc. Để đạt được hiệu quả tốt, Rapper cần có kĩ năng tốt trong việc sử dụng lối chơi chữ hay ẩn dụ, …

1. Các thành phần của 1 bài Rap

1.1. Title (Tiêu đề)

Tiêu đề của một bài hát rất quan trọng. Nếu bạn là một nhà kinh doanh đang cần chào mời một món hàng, thì trước hết bạn cần đặt một cái tên cho nó. Tiêu đề của một bài Rap cũng cần thiết như vậy. Một cái tên dễ nhớ, dễ thuộc, phù hợp với chủ đề cũng như hình ảnh xuyên suốt bài nhạc là một điều cần thiết. Thậm chí, nếu khéo léo một chút, bạn có thể tạo nên một tiêu đề khiến mọi khán giả phải bị tò mò và thu hút ngay từ lần đầu tiên đọc nó.

1.2. Intro (Phần mở đầu)

Intro là đoạn dạo đầu của một bài hát. Đoạn này thường là bội số của 16 nhịp beat và thường có âm thanh mới xuất hiện sau mỗi 32 nhịp. Hầu hết các đoạn Intro đều là một đoạn nhạc của một nhạc cụ và dần dần thêm vào âm thanh của các lớp nhạc cụ khác. Và đôi khi, đoạn Intro cũng có thể được chèn thêm một câu Rap hay một lời nói nào đó.

1.3. Verse (Phần lời bài Rap)

Verse, còn được viết tắt là Ver, là phần lời chính trong một bài Rap. Đây là đoạn nhạc nhằm truyền tải nội dung/thông điệp của bài hát hoặc phát triển một câu chuyện đến với khán giả. Trong một bài Rap, thường có từ hai phần Ver trở lên, mỗi Ver có thể dài ngắn tuỳ theo ý định của người sáng tác.

1.4. Hook (Phần điệp khúc)

Hook là phần điệp khúc, thể hiện thông điệp chính hoặc chủ đề của bài Rap. Đây là phần được xây dựng với lyric, flow và beat hấp dẫn nhất, thu hút nhất và đầy năng lượng nhất trong toàn bộ tác phẩm. Vai trò của phần này là khiến người nghe ghi nhớ, thậm chí là tạo trend mới trong cộng đồng khán giả.

1.5. Bridge (Phần chuyển tiếp)

Bridge là phần chuyển tiếp ở gần cuối bài, có thể có hoặc không. Phần này chỉ xuất hiện 1 lần trong bài hát. Nhạc và ca tử của nó rất khác biệt so với những phần còn lại. Mục đích của phần này là nhằm tạo sự tương phản về lời và nhạc trước khi đi đến đoạn kết của tác phẩm.

1.6. Outro (Phần kết thúc)

Outro thường là một đoạn nhạc hoặc một lời hát được thêm vào sau bài nhạc để kết bài. Đoạn này thường có độ dài tương tự phần Intro. Một bài Rap có thể có hoặc không có đoạn kết.