Bú bóng là gì

Bóng cười là gì? Tại sao mới chỉ du nhập vào Việt Nam không lâu nhưng bóng cười đã và đang trở thành trào lưu được giới trẻ yêu thích, thậm chí coi nó như một thú vui không thể thiếu mỗi khi đi hộp đêm? Là một dạng chất kích thích, bóng cười đem lại tác hại khôn lường thế nào cho người sử dụng?

Bóng cười là gì? Bóng cười (tên tiếng Anh là funky balloon) được hiểu là là một hình thức chứa của khí Dinitơ monoxit (N2O). Đây là một loại chất không màu, không mùi, gây ức chế thần kinh, khiến cho phản ứng của cơ thể trở nên chậm chạp. Sau khi hít khí này, người sử dụng sẽ có cảm giác hưng phấn nhẹ, cười khúc khích, váng đầu, chóng mặt và gặp ảo giác trong một khoảng thời gian ngắn. Trong y học, N2O có chức năng như thuốc an thần liều nhẹ, giúp bệnh nhân giảm lo lắng và thư giãn trước khi tiến hành các cuộc tiểu phẫu. Ngoài ra, nó cũng được các nha sĩ sử dụng để giảm đau hay gây tê cho bệnh nhân. Cách thực hiện gây tê bằng xông khí cười như sau: bệnh nhân được bác sĩ cho hít cùng lúc cả khí oxy và khí cười hoặc khí oxy được tiếp khoảng 5 – 10 phút sau khi tắt khí cười.

Lúc này, khí oxy sẽ giúp loại bỏ các khí còn lại trong cơ thể, giữ cho cơ thể tỉnh táo. Khí N2O sẽ gây tê nhẹ mà không cần phải tiêm thuốc qua da – điều khiến cho nhiều bệnh nhân cảm thấy sợ hãi. Việc thực hiện gây tê bằng cách xông khí cười được đánh giá là một phương pháp an toàn, không để lại hậu quả hay tác động tiêu cực tới các cơ quan nội tạng quan trọng như não, tim, thận, gan, phổi…

Bú bóng là gì

Sau khi hiểu được bóng cười là gì, câu hỏi tiếp theo được đặt ra đó là: Bóng cười hay khí gây cười có gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến người sử dụng không? Ảnh hưởng của bóng cười được phân định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Số lượng đã sử dụng
  • Sức khỏe của người dùng
  • Mức độ dung nạp của cơ thể
  • Các chất khác được trộn lẫn trong khi sử dụng

Từ đó, tác hại của bóng cười sẽ được chia theo dài hạn hay ngắn hạn.

Đa phần mọi người sẽ không cảm thấy tác dụng phụ nào quá rõ rệt, nếu có, các triệu chứng này xuất hiện gần như ngay lập tức hoặc sau vài phút do người sử dụng đã hít một lượng lớn hay hít quá nhanh khí gây cười:

  • Rùng mình
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Một số trường hợp sẽ gặp ảo giác, biến dạng giọng nói hay thậm chí là đột tử do không được cung cấp đủ khí oxy để hô hấp

Khí cười gây ảnh hưởng lâu dài lên mỗi người với mỗi cơ địa khác nhau. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với loại khí này lâu dài sẽ gây ra các biến chứng đối với cơ thể, có thể kể đến:

  • Mất trí nhớ
  • Rối loạn tâm thần
  • Ngứa ran hoặc tê ở tay, các chi do thiếu vitamin B-12
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu sử dụng khí gây cười không có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh cho thai nhi
  • Cảm giác trầm buồn và lệ thuộc tâm lý (nghiện)

Khí N2O trong bóng cười có nhiệt độ rất lạnh (-40 độ C), nên việc hít trực tiếp khí này sẽ gây tê cóng cho mũi, môi và dây thanh quản. Ngoài ra, do tính chất hóa học và có áp suất cao, khí N2O thậm chí có thể gây tổn thương và phá vỡ nhu mô phổi.
Theo như định nghĩa trả lời cho câu hỏi bóng cười là gì, khí N2O nguyên chất có trong bóng cười không màu, không vị, nhưng tại một số tụ điểm giải trí, khí cười trong bóng họ cung cấp đôi khi sẽ có vị ngọt nhẹ, chứng tỏ đây không còn là khí N2O nguyên chất mà đã được pha lẫn tạp chất để tạo vị. Vì vậy, khí khi hít trực tiếp từ các vật chứa không phù hợp hay khí đã pha tạp chất cũng rất nguy hiểm vì có thể đã nhiễm vi khuẩn. Người sử dụng cũng có thể tự làm hại mình nếu họ sử dụng các bình gas bị lỗi và phát nổ. Khi pha chế khí bằng tay không cũng có thể gây bỏng lạnh. Sử dụng bóng cười ở những nơi không an toàn như ở trên tầng cao không được che chắn, khi đang lái xe, vận hành máy móc,… sẽ khiến người sử dụng gặp phải những hậu quả khôn lường. Cảm giác hưng phấn, lâng lâng, mất kiểm soát hay gặp ảo giác dù chỉ trong thời gian ngắn do bóng cười mang lại chính là nguyên nhân dẫn đến những sơ suất “chết người”. Sự kết hợp của bóng cười và đồ uống có cồn cũng cần phải được hạn chế hết mức có thể vì cả hai chất này đều gây ức chế thần kinh. Khi dùng chung với nhau, chúng sẽ làm tăng các nguy cơ về sức khỏe và tai nạn không mong muốn cho người sử dụng.

Bú bóng là gì

Từ định nghĩa, có thể dễ dàng thấy được rằng, khí cười trong lĩnh vực y khoa là một loại chất an toàn nếu được sử dụng với đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ và áp dụng phù hợp với thể trạng mỗi người cũng như thủ thuật y tế mà bệnh nhân thực hiện.
Tuy nhiên, việc lạm dụng khí cười trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt với mục đích giải trí nhằm kéo dài cảm giác phấn khích sẽ gây ra những phản ứng phụ không mong muốn đối với sức khỏe và thậm chí có thể gây tử vong. Hiểu rõ khí cười là gì, bóng cười là gì và tác hại khi lạm dụng nó là điều vô cùng cần thiết khi trào lưu không lành mạnh này đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ Việt Nam.

“Bóng cười” còn gọi là “funky ball”, thực chất là quả bóng bay được bơm khí N2O, chất khí này khiến người hút có cảm giác phấn khích, ảo giác gây cười,có vị ngọt, không màu. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười. N2O được sử dụng để giải trí từ thế kỷ 18, được dùng cho y tế vào đầu thế kỷ 20 với tác dụng gây mê, an thần, giảm đau và được các nha sĩ, bác sĩ sản khoa, bác sĩ thể thao sử dụng trong một số trường hợp.

Bóng cười du nhập vào nước ta từ nhiều năm trước, dù các lực lượng chức năng đã liên tục kiểm tra, quản lý, giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, những hệ lụy do bóng cười vẫn đang là nước mắt sau những “cuộc vui”.

Những hệ quả nghiêm trọng

Trông tưởng như bình thường, nhưng chơi và hít hơi bóng cười lại ẩn chứa nhiều mối nguy hại. Trên thế giới, khí cười được phép sử dụng trong y tế với một liều lượng nhất định theo chỉ định của bác sĩ. Với nhiều phương pháp gây tê khác, bệnh nhân cần có thời gian nhất định để nghỉ ngơi và hồi sức. Mặc dù khí cười dùng trong y tế khá an toàn và chủ yếu được thực hiện trong các thủ thuật nha khoa, sản khoa, thể dục thể thao, song không phải đối tượng nào cũng có thể dung nạp khí cười.

Bú bóng là gì

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên- phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, khí cười N2O là nhóm chất gây nghiện, thuộc nhóm gây ảo giác có xu hướng tăng liều, người dùng có thể bị phụ thuộc, nghiện, tương tự heroin. Đây là lý do nhiều người lúc đầu chỉ sử dụng bóng cười cho vui, cho rằng vô hại vì hết cười lại bình thường. Nhưng xu hướng sẽ tăng liều dần và gây nguy cơ ngộ độc. Trong trường hợp cười do hít bóng cười, việc cười quá mức, liên tục cũng đã có thể gây ngạt do thiếu ôxy. Nếu trên cơ địa có bệnh đường hô hấp thì rất nguy hiểm, có thể bị ngạt, suy hô hấp.

“Việc sử dụng N2O kéo dài hoặc lạm dụng với mục đích giải trí không được kiểm soát có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh, tim mạch, ức chế não, thậm chí gây tử vong. Với những người đang lái xe có dùng bóng cười sẽ rất nguy hiểm” bác sĩ Nguyên nhấn mạnh.

Tại nhiều bệnh viện trên cả nước cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện liên quan đến việc sử dụng bóng cười như trường hợp một thanh niên 21 tuổi ngộ độc do hít bóng cười sau khoảng 6 tháng hít bóng cười liên tục. Theo lời kể của bệnh nhân, hầu như ngày nào anh này cũng hít hàng chục quả bóng cười vì cảm thấy nó rất... sảng khoái “đã đời”. Không chỉ hít bóng cười, anh này còn mua cả một bình bơm bóng loại 5 kg giá hơn 1 triệu đồng để bơm bóng cười hít tại nhà.

Sau một thời gian bệnh nhân thấy có biểu hiện mất thăng bằng, yếu tay chân và tê bì từ ngón chân lên đến vùng thắt lưng, tê bì 2 bàn tay, đôi lúc có cảm giác tê bì lan đến ngực nên đi khám bệnh. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc khí do hít bóng cười.

Theo các chuyên gia, khi hít khí bóng cười cũng sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, làm giảm tầm nhìn và thính giác dẫn đến kích thích, hưng cảm thời gian ngắn, sau đó an thần, nặng có thể mất ý thức, loạn nhịp tim, tụt huyết áp… Hít khí cười trong thời gian ngắn với liều lượng lớn có thể khiến người sử dụng bị co giật, run rẩy…

Nếu những người mắc bệnh về tim mạch hay hen suyễn và một số bệnh liên quan tới đường hô hấp mà hít phải N2O lâu sẽ rất nguy hiểm vì nó có thể dẫn tới ngừng thở. Khi người sử dụng khí cười ngừng thở, thở nông hoặc thở quá chậm không kịp đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể thì sẽ mắc phải chứng thiếu oxy - thường do người dùng bóng cười quá buồn ngủ. Đây là một tác dụng phụ hiếm gặp của N2O nhưng đó là sự thật. Tình trạng giảm oxy quá lâu mà không được phát hiện thì sẽ xảy ra tổn thương não và tử vong. Dữ liệu do các nhà khoa học Anh công bố cho biết khí cười đã được xác định là nguyên nhân dẫn đến một số trường hợp tử vong tại nước này.

Bóng cười có bị cấm tại Việt Nam?

Bộ Công Thương vừa có báo cáo về tăng cường quản lý, kiểm soát khí và đề xuất cấm sử dụng khí N2O (khí cười trong bóng cười) trong vui chơi, giải trí. Hiện nay, việc sử dụng khí N2O sai mục đích tại các tụ điểm vui chơi giải trí, gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng, an ninh trật tự xã hội.

Theo Bộ Công Thương, một số doanh nghiệp vì lợi nhuận đã có các hành vi vi phạm như kinh doanh không có giấy phép, khai báo không đúng mặt hàng nhập khẩu, trà trộn khí N2O lẫn với các mặt hàng khác. Vì vậy, cần thiết phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với việc nhập khẩu khí N2O và ngăn ngừa hành vi sử dụng N2O cho mục đích vui chơi, giải trí. Vì vậy, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, bộ ngành, địa phương tăng cường thanh kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng khí N2O trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội; xử phạt nghiêm, đủ sức răn đe đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật.

Bộ Công Thương cũng đề nghị tham khảo quy định pháp luật của một số quốc gia để nghiên cứu đưa N2O vào danh mục các chất hướng thần. Đề nghị Thủ tướng giao Bộ Công an nghiên cứu, sửa đổi quy định pháp luật có liên quan để cấm sử dụng N2O cho các mục đích vui chơi, giải trí bất hợp pháp.

Đồng thời, Tổng cục Hải quan nâng cấp hệ thống một cửa quốc gia để kịp thời phản hồi thông tin thực nhập trước mắt là N2O, sau đó là các hóa chất khác đến Bộ Công Thương để thực hiện rà soát các doanh nghiệp nhập khẩu N2O không có giấy phép hoặc quá khối lượng cho phép.

TS.BS Trần Thị Hồng Thu – Trưởng khoa Lâm sàng, BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương cho biết, việc sử dụng khí cười nhiều lần và trong thời gian dài như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra tình trạng buồn nôn, rối loạn chuyển hóa cơ thể. Hít khí N2O có thể gây nên những tổn thương cơ, tê liệt chân tay. Ngoài ra, có thể khí N2O dùng trong bóng cười đã được pha thêm một số loại khí khác để tăng hưng phấn, dẫn đến những biến đổi nguy hiểm khác trong cơ thể.

 

Bú bóng là gì