Ca sĩ ngoại hát nhạc việt là ai?

Nếu bạn là một người yêu thích dòng nhạc trữ tình giản dị, ngọt ngào, thì có lẽ bạn không thể không biết tới các ông hoàng nhạc vàng từng làm mưa làm gió trước những năm 1975 đúng không nào. Hãy cùng Microkhongday.vn tìm hiểu Tứ Trụ Nhạc Vàng gồm những ai thời ấy nhé.

Nhắc tới Tứ Trụ Nhạc Vàng là nhắc tới 4 giọng ca nam lừng danh một thời của sân khấu ca nhạc Sài Gòn xưa. Đó là 4 cái tên: Duy Khánh (1936 -2003), Hùng Cường (1936 – 1996), Nhật Trường (1942 – 2005) và Chế Linh. Tron đó chỉ còn Chế Linh là còn sống tới ngày nay. Điểm thú vị ở cả 4 ông đó là có 2 cặp bằng tuổi nhau. Cụ thể, ca sĩ Hùng Cường và Duy Khánh sinh cùng năm 1936, còn Chế Linh và Nhật Trường sinh cùng năm 1942. 

Xem thêm: Cuộc đời, sự nghiệp ca hát của ca sĩ Khánh Ly

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và những câu chuyện thú vị trong cuộc đời ông

 

Điểm chung của Tứ Trụ Nhạc Vàng:

Tứ Trụ Nhạc Vàng đều là những gương mặt được mến mộ bậc nhất ở Miền Nam trước và sau giai đoạn năm 1975. Cả 4 danh ca là đại diện cho 4 vùng quê khác nhau. Trong đó, quê Quảng Trị của Duy Khánh là xa nhất, tiếp đến là Chế Linh ở vùng nắng gió Ninh Thuận. Đến nữa là Nhật Trường quê ở Phan Thiết. Cuối cùng Hùng Cường đại diện cho người dân miền Tây – tỉnh Bến Tre. 

Ngoài khả năng ca hát với chất giọng gây thương nhớ, cả 4 danh ca đều có thể tự sáng tác nhạc. Cho đến nay các bản nhạc của họ vẫn sống mãi trong lòng những người yêu nhạc vàng, dù trải qua bao nhiêu thời cuộc đi chăng nữa.

Xem thêm: Micro không dây chính hãng

Micro Shure USA chất lượng

 

Tóm tắt tiểu sử, sự nghiệp của từng người trong Tứ Trụ Nhạc Vàng:

Dưới đây là tóm tắt tiểu sử của 4 danh ca trong Tứ Trụ Nhạc Vàng:

 

Hùng Cường:

Hùng Cường tên thật là Trần Kim Cường. Ông sinh năm 1936, ngoài thành công vang dội khi theo đuổi tân nhạc, ông còn là một nghệ sĩ cải lương kiêm tài tử điện ảnh nổi tiếng. Có thể thấy ông là một người đa tài khi cho ra đời nhiều bản nhạc thu hút được thu đĩa và bán với con số kỷ lục.

Năm 1960, ông kết hợp với nữ ca sĩ Mai Lệ Huyền mang dòng nhạc “kích động” thuộc thể loại Pop-Rock đã được Việt hóa vào nền nhạc Việt, thật may mắn sự việc thành công ngoài mong đợi. Đỉnh điểm năm 1966, ông cùng nghệ sĩ Bạch Tuyết tạo nên một cặp đôi có sức ảnh hưởng trong làng nghệ thuật cải lương. Năm 1980, ông quyết định sang Mỹ định cư để tiếp tục hoạt động âm nhạc. Năm 1996, ông qua đời và hưởng thọ 60 tuổi. 

Mặc dù không cho ra đời nhiều bài hát do chính mình sáng tác, nhưng mỗi một ca khúc của ông đều là những tuyệt phẩm. Chẳng hạn như Đêm Trao Kỷ Niệm, Về Thăm Xứ Lạnh, Đường xưa lối cũ, Ông lái đò… với doanh thu đĩa bán đạt kỷ lục nhất thời bấy giờ. 

Ca sĩ ngoại hát nhạc việt là ai?

Ca sĩ Hùng Cường là một nghệ sĩ đa tài trong nhiều lĩnh vực 

 

Duy khánh:

Duy khánh tên thật là Nguyễn Văn Diệp, sinh năm 1936, quê ở Quảng Trị. Với niềm đam mê ca hát ngay từ khi còn nhỏ, ông đã rời khỏi gia đình và tiến Nam để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc của mình. Khi mới đi hát, ông lấy nghệ danh là Hoàng Thanh. Về sau, ông quyết định đổi tên thành Duy khánh được nhiều người biết đến như bây giờ. 

Duy Khánh từng là một đôi song ca ăn ý với nữ danh ca Thái Thanh. với các ca khúc sống mãi với thời gian như Con đường Cái Quantrường ca Mẹ Việt Nam. Bên cạnh vai trò là một ca sĩ, ông còn dấn thân vào sự nghiệp làm nhạc sĩ. Để rồi nhanh chóng tạo nên tên tuổi với hơn 30 nhạc phẩm đặc trưng mang tên mình. Có thể kể đến như Thương về miền Trung, Ai ra xứ Huế, Xin anh giữ trọn tình quê… 

Năm 1988, Duy Khánh chuyển sang Mỹ định cư và tiếp tục nghệ thuật âm nhạc ở trung tâm Asia và Trường Sơn. Đến năm 2003, ông qua đời hưởng thọ 67 tuổi.

Ca sĩ ngoại hát nhạc việt là ai?

Ca sĩ Duy khánh có sức ảnh hưởng rất lớn trong Tứ Trụ Nhạc Vàng

 

Nhật Trường: 

Nhật Trường tên thật là Trần Thiện Thanh. Ông sinh năm 1942 quê ở Phan Thiết. Nhật trường nổi tiếng với ngoại hình điển trai, phong nhã, cùng giọng ca trời phú và bản năng sáng tác nhạc tài ba. Năm 1960, Nhật Cường kết hợp với các ca sĩ: Như Thủy, Vân Quỳnh và Diễm Chi để cho ra đời Tứ ca Nhật Trường. 

Đầu năm 1970, ông hợp tác với Thanh Lan thực hiện nhạc cảnh Trên đỉnh mùa đông và đạt được thành công rực rỡ. Tiếp nối thành công này, Trên đỉnh mùa đông được dựng thành phim thu và cũng thu về những thành công không kém.

Hầu hết nhạc của ông đều viết về cuộc đời của người lính với chất tự sự lãng mạn, nhẹ nhàng, góp phần mang lại sự mới mẻ về hình ảnh người lính thời ấy. Năm 1993, ông sang Mỹ sinh sống và thành lập nên một hãng đĩa riêng. Năm 2003, ông qua đời, hưởng thọ 61 tuổi.

Ca sĩ ngoại hát nhạc việt là ai?

Nhật Trường nổi tiếng bởi vẻ ngoài điển trai, phong lưu và chất giọng ấm áp đặc trưng

 

Chế Linh:

Chế Linh tên thật là Chà Len, quê ở Ninh Thuận. Ông sinh năm 1942. Vì xuất thân trong một gia đình nghèo khó nên trước khi đạt được những thành tựu trong cuộc đời, ông đã phải trải qua ngày tháng mưu sinh cực khổ với nhiều công việc khác nhau. Cuối cùng ông được biết đến nhiều hơn khi giành giải xuất sắc trong một số cuộc thi tuyển chọn ca sĩ của đoàn văn nghệ.

Năm 1967-1968, ông kết hợp với nghệ sĩ Thanh Tuyền để song ca bài hát Hái trộm hoa rừng. Đây cũng chính là khoảnh khác giúp ông thành công vang dội thời đó khi chiếm được vị trí nhất định trong lòng người hâm mộ. Năm 1975, ông sang Canada định cư. Đến năm 2011, ông quay về Việt Nam và tổ chức liveshow để phục vụ khán giả. 

Ca sĩ ngoại hát nhạc việt là ai?

Ca sĩ Chế Linh đến nay vẫn còn hoạt động và phục vụ cho khán giả hâm mộ ông

Hy vọng thông qua bài viết trên đây của microkhongday.vn, bạn đã biết được Tứ Trụ Nhạc Vàng gồm những ai cũng như hành trình sự nghiệp của từng danh ca nhé. 

Gần đây, sự ca sĩ Văn Mai Hương nhiều lần trình diễn 3 ca khúc của ngôi sao quốc tế Lady Gaga là Always remember us this way, Shallow và I'll never love again ở các chương trình có yếu tố thương mại gây tranh luận. Có ít nhất 18 video Văn Mai Hương hát 3 bài này, số lần cô trình diễn thực tế còn nhiều hơn và đều diễn trong các chương trình bán vé. Ngoài 3 ca khúc này, Văn Mai Hương cũng hát rất nhiều bài nhạc ngoại lẫn nhạc ngoại lời Việt. 

Việc Văn Mai Hương lạm dụng 3 ca khúc của Lady Gaga đi diễn nhận cát-xê gây tranh cãi trên mạng xã hội, báo chí vào cuộc. Nữ ca sĩ phản hồi việc xin phép, trả phí thuộc về đơn vị tổ chức sự kiện, nhưng ít nhất 4 đơn vị tổ chức lại cho rằng Văn Mai Hương tự chọn bài nên cô phải là người có trách nhiệm trả phí bản quyền.

Đôi bên đá "quả bóng trách nhiệm" qua nhau, cho đến khi Văn Mai Hương nhận lỗi “sơ suất không ghi người thể hiện ca khúc gốc, các clip trên YouTube không bật kiếm tiền và rất thích các bài hát của Lady Gaga”. Sự việc tạm lắng, nhiều video, bản thu 3 ca khúc này của cô vẫn biến mất trên YouTube, Sportify và một số nền tảng khác. Vụ việc là lời cảnh tỉnh để các bên liên quan nhìn lại vấn đề tác quyền đối với các ca khúc nước ngoài tại Việt Nam.

Ca sĩ ngoại hát nhạc việt là ai?
Văn Mai Hương hát nhiều ca khúc nước ngoài khi đi diễn. Ảnh: Hà Thanh Phúc

Nhạc ngoại là món hời vô tận với ca sĩ Việt

Những bản thu nhạc quốc tế (bao gồm bài hát gốc và bản lời Việt) xuất hiện từ thập niên 1970 - 1980, đến đầu thập niên 1990 trở thành trào lưu phổ biến rộng rãi. Ca sĩ Việt chủ yếu hát nhạc Hoa, nhạc Âu-Mỹ, nhạc Pháp,… Nền tân nhạc Việt Nam vì thế có một giai đoạn vàng, với nhiều tên tuổi thành danh từ thể loại nhạc Hoa lời Việt.

“Trong quá khứ, việc vi phạm bản quyền diễn ra hồn nhiên, tức là thấy hay thì hát hoặc đặt lời Việt mà không cần biết tới chuyện tác giả hoặc chủ sở hữu tác quyền có đồng ý hay không”, nhà phê bình Nguyễn Quang Long nói.

Ngày 26/10/2004, Công ước Berne chính thức có hiệu lực tại Việt Nam, kéo theo ngày 1/7/2006, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chính thức có hiệu lực. Thời kỳ nhạc Hoa lời Việt chấm dứt.

Gần đây, chủ đề này một lần nữa nóng lên từ vụ việc xoay quanh Văn Mai Hương và người hâm mộ Lady Gaga tại Việt Nam. Ngoài Văn Mai Hương, Orange, Hải Yến, Dương Hoàng Yến,… cũng thường xuyên hát ca khúc nước ngoài khi đi diễn.

Nhạc ngoại lời Việt cũng là món hời hấp dẫn không kém. Ca sĩ trẻ Tăng Phúc có bài hit đạt vị trí Top 1 xu hướng thịnh hành YouTube đầu tiên trong sự nghiệp với bản cover Chỉ là không cùng nhau (bài gốc: Thời không sai lệch; st: Ngải Thần), thu hút hơn 71 triệu lượt xem. Hay ca sĩ Juky San trở nên nổi tiếng, được biết đến rộng rãi nhờ bản cover Thiên hạ hữu tình nhân (bài gốc: Thần thoại, tình thoại; sáng tác: Châu Hoa Kiện). Sau đó, cô “thừa thắng xông lên” với loạt ca khúc nhạc Hoa lời Việt khác. Ái Phương cũng phát hành hẳn một sê-ri nhạc Hoa lời Việt nhiều mùa.

Mỗi ca khúc nước ngoài trở thành hiện tượng ở Việt Nam như Độ ta không độ nàng, Cô độc vương, Tay trái chỉ trăng… đều là dịp để các ca sĩ Việt đua nhau phát hành sản phẩm cover, đi diễn bất chấp vi phạm quyền tác giả.

Luật sư Nguyễn Cường nói về tình trạng làm tác phẩm phái sinh vô tội vạ: "Những ca khúc nhạc ngoại đặt lời Việt không được cấp phép; chỉ cấp phép những ca khúc dịch sang lời Việt khi người đăng ký cấp phép xuất trình được giấy tác giả gốc cho phép dịch và đồng ý với bản dịch; chỉ cấp phép những ca khúc phổ thơ khi nhạc sĩ xuất trình được giấy tác giả thơ cho phép phổ nhạc. Vậy, những ca khúc sáng tác sau năm 2004 rơi vào những trường hợp trên mà không đủ điều kiện nghĩa là trái luật".

Văn Mai Hương, Orange, Tăng Phúc, Hà Nhi,… là những ca sĩ chủ yếu hát cover khi đi diễn. Trong đó, nhạc quốc tế chiếm phần không nhỏ. Họ hát nhạc quốc tế tại các tụ điểm và được trả cát-xê. Hoạt động này diễn ra đều đặn trong nhiều năm qua.

Ca sĩ ngoại hát nhạc việt là ai?
Nhạc Hoa lời Việt mang đến danh tiếng cho Tăng Phúc, Juky San,...

Vi phạm quyền tác giả do luật chưa chặt chẽ?

Hiện tượng ca sĩ Việt hát nhạc quốc tế không xin phép, không trả phí nhằm mục đích thương mại những tưởng chấm dứt vào năm 2006 bỗng trở lại rầm rộ và công nhiên sau đó 15 năm. Đây là thực trạng và nghịch lý tại thị trường âm nhạc Việt Nam. Ca sĩ Việt hát cover nhạc của nhau dễ bị phản ứng nhưng hát nhạc quốc tế lại “an toàn” hơn rất nhiều. Họ không phải trả phí để hát nhưng kiếm tiền từ chúng. Vì thế, nhạc quốc tế ví như “niêu cơm Thạch Sanh” ăn mãi không hết.

LS Phan Vũ Tuấn cho biết các nước thành viên Công ước Berne có trách nhiệm bảo hộ quyền tác giả của công dân những nước thành viên Công ước bất kể các tác phẩm đã công bố hay chưa. Quyền tác giả được bảo hộ trên cơ chế tự động phát sinh mà không phụ thuộc vào việc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Ông Quang Long nói thêm: “Ngay cả khi nghệ sĩ không xác định bật nút kiếm tiền trên YouTube hay nền tảng khác thì việc tự ý sử dụng tác phẩm chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu vẫn là vi phạm tác quyền”.

Dù vậy, nguyên nhân gốc rễ không nằm ở pháp luật. LS Tuấn cho biết, Luật Sở hữu trí tuệ cũng như các Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã quy định khá chặt chẽ và rõ ràng về quyền tác giả và quyền liên quan. “Pháp luật Việt Nam về cơ bản đã tiệm cận với các quy định của pháp luật Quốc tế và áp dụng khá bài bản. Thực trạng vi phạm xuất phát từ nguyên nhân khác”, anh nói.

Văn Mai Hương hát live "Always remember us this way" tại một chương trình:

Bài 2: Cần xóa tâm lý 'vùng trắng' quyền tác giả đối với ca khúc nước ngoài 

Gia Bảo

Ca sĩ ngoại hát nhạc việt là ai?

Chương trình Thời sự 23h trên VTV1 đêm 7/7 đã đề cập đến câu chuyện: Loạn danh xưng - trách nhiệm của truyền thông.

Ca sĩ ngoại hát nhạc việt là ai?

Noo Phước Thịnh, BigDaddy, Sơn Tùng là những ca sĩ có MV từng bị ẩn vì yếu tố bản quyền hoặc hình ảnh nhạy cảm.