Các bước giải toán có lời văn ở tiểu học năm 2024

Bước này yêu cầu học sinh phải đọc kỹ đề bài, nhớ những dữ kiện bài toán đã cho một cách chính xác và nắm vững yêu cầu của đề bài.

Trong quá trình này học sinh cần nhận ra bài toán đã cho thuộc dạng toán nào. Sau đó giáo viên toán tắt đề bài bằng cách đặt câu hỏi:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán yêu cầu gì?

Khi học sinh đã trả lời tôi thường giúp các em gạch chân dưới những từ quan trọng mà nhiều khi học sinh đọc không đọc kĩ đề bài nên đã bỏ sót dẫn tới làm bài sai. Tuỳ theo từng dạng bài mà có cách tóm tắt phù hợp dễ hiểu.

2. Phân tích đề bài để tìm ra cách giải.

Dựa và việc nhận dạng bài toán ở bước 1, ở bước này tôi hướng dẫn học sinh cách giải bắt đầu từ yêu cầu bài toán.

+ Muốn giải đáp những yêu cầu của đề bài thì cần phải biết những gì? Những điều đó đề bài đã cho biết chưa? Nếu chưa biết thì tìm bằng cách nào? dựa vào đâu để tìm?

Cứ lần lượt như vậy cho đến khi nào học sinh có thể tìm được cách giải đáp từ những dữ kiện cho sẵn trong đề bài. Đây là bước quan trọng vì nó giúp học sinh hiểu được cách giải bài toán.

3.Tổng hợp lời giải.

Bước này ngược với bước 2. Dựa vào bước 2 các em vạch ra được thứ tự trình bày lời giải: “Cần tìm điều gì trước, điều gì sau”.

Tất nhiên những gì tìm được nhờ vào những dữ kiện cho sẵn trong bài sẽ được trình bày trước để làm cơ sở cho phân tích sau.

Bước này giúp học sinh trình bày lời giải một cách chặt chẽ, logic.

4. Trình bày lời giải.

Đây là bước trình bày giải một cách hoàn chỉnh dựa vào bước 3

* Hướng dẫn học sinh giải bài toán sau:

Một người đi bộ từ A đến B với vận tốc 6km/giờ. Lúc về do mệt nên người đó chỉ còn đi được với vận tốc 4km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường đi và về.

Bước 1: Tìm hiểu bài toán

- Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề.

- Giúp học sinh phân tích bài toán:

+ Bài toán hỏi gì? (Bài toán yêu cầu tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường đi và về.)

+ Bài toán cho biết gì? (Cho biết vận tốc lúc đi từ A đến B là 6km/giờ; vận tốc lúc về từ B đến A là 4km/giờ).

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm

Ở bậc tiểu học, môn Toán có vị trí rất quan trọng, là công cụ cần thiết để học

các môn học khác và để nhận thức tư duy mọi vật xung quanh. Môn Toán giúp cho

các em phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, óc sáng tạo, góp phần hình thành

nhân cách, tác phong làm việc.

Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của chương trình Toán lớp 2. Từ tình hình

thực tiễn, trình độ nhận thức của học sinh tiểu học nói chung, của lớp tôi nói riêng

thì khả năng " Giải toán có lời văn" của các em còn chậm, còn hay nhầm lẫn với

nhiều lí do khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là: Do đặc điểm sinh lí lứa tuổi, các em

thường chủ quan, vội vàng, hấp tấp làm bài, trong khi đọc bài còn chưa kĩ, chưa

phân tích kĩ đề dẫn đến kết quả chưa cao, giáo viên lại chưa tìm được phương pháp

hướng dẫn các em giải toán một cách ngắn gọn, dễ hiểu, theo trình tự lô gíc.

Chính vì lẽ đó, đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải đổi mới phương pháp, hình

thức tổ chức dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng

dạy và học. Đối với môn Toán và đặc biệt ở dạng toán có lời văn luôn đòi hỏi ở các

em phải có tư duy lôgíc, phải có suy luận phán đoán tốt thì việc giải toán mới có

kết quả. Do vậy tôi xác định "Giải toán có lời văn" ở lớp 2 là một dạng toán rất

quan trọng và cần thiết, nên tôi chọn sáng kiến "Hướng dẫn giải toán có lời văn

cho học sinh lớp 2A1 trường tiểu học Thị trấn Tam Đường".

2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

  1. Phạm vi nghiên cứu

30 học sinh lớp 2A1 trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường.

  1. Đối tượng nghiên cứu

Hướng dẫn giải bài toán có lời văn cho học sinh.

3. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp giúp giáo viên hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn

đạt hiệu quả.

1

Chủ đề